Dấu hiệu nào cho thấy tiếng cười trào phúng trong bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm

1.2 K

Với giải Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài tập 8. trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (từ “Mỉa mai – châm biếm là cách” đến “đảm bảo được an toàn”) trong SGK (tr. 89) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dấu hiệu nào cho thấy tiếng cười trào phúng trong bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm?

Trả lời:

Dấu hiệu cho thấy tiếng cười trào phúng trong bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm đã được nêu phần nào trong nội dung phân tích. Tuy nhiên, em cần khai thác thêm các dấu hiệu khác của bài thơ mà nội dung phân tích chưa đề cập đến.

Các dấu hiệu thể hiện giọng điệu mỉa mai – châm biếm trong bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp:

– Quan tuần phủ là người có trách nhiệm trấn áp kẻ trộm cướp, giữ vững trị an, nhưng lại bất lực, bị kẻ cướp “trấn áp”: bị kẻ cướp lèn, mang, bỏ, lấy của đánh người,... (nội dung này đã được tác giả văn bản phân tích).

– Bài thơ ngỡ được sáng tác để hỏi thăm, an ủi viên quan nhiều tuổi mà bị cướp, bị đánh đập đến thương tích, nhưng rốt cục lại là để cảnh cáo viên quan này “đừng nên ki cóp nữa”, “kẻo mang tiếng dại”.

Đánh giá

0

0 đánh giá