Sách bài tập Ngữ văn 8 Bài 5: Những câu chuyện hài | SBT Văn 8 Kết nối tri thức

2.6 K

Tailieumoi xin giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 5: Những câu chuyện hài sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 5: Những câu chuyện hài

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 32

Bài tập 1. trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Trưởng giả học làm sang trong SGK (tr. 101 – 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Căn cứ vào lời thoại của các nhân vật, em hãy mô tả đầy đủ trang phục của ông Giuốc-đanh.

Trả lời:

Bài tập này hỏi về trang phục của nhân vật, nghĩa là bao gồm quần áo và các đồ đi kèm như mũ, giày,... Thông qua lời thoại của các nhân vật, trang phục của ông Giuốc-đanh hiện lên như sau: tất lụa chật, đã bị đứt một số mắt; giày chật; áo lễ phục hoa, may ngược hoa; quần cộc, áo chẽn ôm sát người; có bộ tóc giả với lông cắm mũ.

Lưu ý, trong kịch bản không có những đoạn riêng miêu tả ngoại hình nhân vật, mà sự hình dung về nhân vật phần lớn được gợi ra qua lời thoại (cũng có trường hợp lời chỉ dẫn sẽ có phần nói về trang phục, nhưng ở đoạn trích này thì không có, chỉ có chỉ dẫn hoạt động).

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ông Giuốc-đanh có thực sự trở thành người “sang” (quý tộc) như ông mong muốn khi dùng những trang phục đó không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể ông Giuốc-đanh cho rằng cứ có vẻ bề ngoài hao hao giống kiểu trang phục của quý tộc thì ông sẽ được coi như là quý tộc. Nhưng giả sử có khoác bộ lễ phục theo chuẩn mực quý tộc thực sự thì ông cũng không thể trở thành quý tộc do bản thân ông chỉ là một anh trưởng giả, có tiền nhưng kém hiểu biết, không có nền tảng văn hoá, không có nguồn gốc xuất thân thuộc giai cấp có đặc quyền và địa vị cao trong xã hội, huống hồ, bộ trang phục của ông lại không theo quy chuẩn, là một mớ hổ lốn, đáng cười. Theo chuẩn mực thông thường, bộ quần áo và các thứ phụ trang đi kèm của ông đã là sự phản thẩm mĩ rồi thì ông Giuốc-đanh không thể “sang” lên được.

Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ở Hồi thứ ba, Lớp II, hành động nào của nhân vật Ni-côn được lặp lại nhiều lần? Hãy nhận xét về thái độ của nhân vật Ni-côn qua hành động đó.

Trả lời:

Ở Hồi thứ ba, Lớp II, hành động được lặp lại nhiều lần ở nhân vật Ni-côn là cười. Ni-côn đã cười không dứt khi nhìn thấy bộ dạng sắp đi dạo phố với trang phục mới của ông Giuốc-đanh. Một cô hầu gái, người được cho là thuộc địa vị thấp kém, nhận thức hạn chế mà còn nhận thấy sự kệch cỡm trong cách ăn mặc của ông Giuốc-đanh, thì khi ra đường, trước bàn dân thiên hạ, chắc chắn ông sẽ bị cười chê. Ở đoạn này, không hề có một lời chê bai nào của Ni-côn nhằm vào ông chủ, nhưng hành động cười cho thấy rõ sự đánh giá, thái độ cười nhạo của cô đối với sự lố bịch của ông Giuốc-đanh.

Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Mâu thuẫn giữa khả năng và ý đồ làm thành xung đột chủ yếu của vở kịch I gì? Em hãy chỉ ra một chi tiết biểu hiện xung đột này trong đoạn trích.

Trả lời:

Mâu thuẫn nổi bật của vở kịch là việc ông Giuốc-đanh muốn thành quý tộc lý đồ) nhưng khả năng của ông lại hạn chế, không có vốn hiểu biết tối thiểu. Ở đoạn trích này, có những chi tiết thể hiện ý muốn thành quý tộc của ông Giuốc-đanh (nhắc đến quý tộc là thuyết phục được ông, khoái chí khi nghe thợ bạn gọi mình bằng những danh xưng quý tộc,...), có những chi tiết bộc lộ sự dốt nát của ông (tưởng hoa ngược là đúng chuẩn, chấp nhận các phụ kiện may hỏng hoặc may bằng chất liệu tồi,...).

Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tại sao đám thợ bạn lại không ngừng tăng cấp danh xưng cho ông Giuốc-đanh? Thái độ của ông Giuốc-đanh đối với hành động này của đá thợ bạn như thế nào?

Trả lời:

Đám thợ bạn gọi ông Giuốc-đanh bằng các thứ danh xưng cao quý ngài quý tộc (thuộc tầng lớp phong kiến cao quý) – tướng công (tôn xưng các quan to) – đại nhân (người có chức phận cao, có tài, có đức). Đây chính là các loại danh xưng mà ông Giuốc-đanh đang muốn có được. Đánh vào tâm lí ấy, đám thợ bạn tha hồ tâng bốc ông. Mỗi lần tâng bốc như vậy họ lại được thưởng tiền. Vừa được tiền lại vừa ve vuốt được sự hãnh tiến của ông Giuốc-đanh nên đám thợ bạn không ngừng tăng cấp danh xưng cho ông. Sự tăng cấp danh xưng ở đây còn làm cho tình huống hài thêm kịch tính.

Khi nghe đám thợ bạn gọi mình như vậy, ban đầu ông Giuốc-đanh bất ngờ, không tin vào tai mình nên hỏi lại “Anh gọi ta là gì?”, sau đó ông nhắc đi nhắc lại các danh xưng ra chiều đắc ý, sung sướng, khoái chí. Ông bày tỏ sự hài lòng của mình bằng cách liên tục thưởng tiền cho đám thợ bạn. Qua đây ta nhận thấy rõ sự háo danh ở nhân vật.

Câu 6 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hành động đi ra phố của ông Giuốc-đanh nhằm mục đích gì? Em đánh giá như thế nào về hành động đó?

Trả lời:

Ở Hồi thứ ba, Lớp I, ông Giuốc-đanh sai người hầu đi cùng mình ra phố chưng diện bộ trang phục mới. Mục đích của ông là khoe bộ dạng bên ngoài của mình, từ đó khẳng định vị thế (trong tưởng tượng), cho thiên hạ thấy mình đã thành quý tộc. Hơn nữa, ông còn khoe ông có quân hầu. Điều này cũng học theo lối quý tộc, luôn có người hầu cận bên mình. Hành động cùng hai người hầu đi ra phố chưng diện trang phục chứng tỏ ông là người thích khoe khoang, thích được thiên hạ trầm trồ khen ngợi, muốn nâng tầm địa vị của mình.

Câu 7 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong các câu sau, câu nào là câu hỏi tu từ? Vì sao?

- Lại còn phải bảo cái đó à?

Những người quý phái mặc ngược hoa à?

Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?

- Mày không thôi đi phỏng?

Trả lời:

Các câu hỏi tu từ:

– “Lại còn phải bảo cái đó à?”: Hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là khẳng định: điều hiển nhiên như vậy thì không cần phải bảo.  

– “Mày không thôi đi phỏng?”: Hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là ra lệnh: mày hãy thôi đi.

Bài tập 2. trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích Trưởng giả học làm sang từ đầu Hồi thứ hai, Lớp V đến “Tất cả những việc đó làm theo nhịp đàn của tất cả ban hợp xướng. trong SGK (tr. 101 – 103) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tại sao ông Giuốc-đanh dễ dàng thoả hiệp với phó may khi thấy áo chật và may hoa ngược?

Trả lời:

Ông Giuốc-đanh dễ dàng thoả hiệp với phó may vì: ông rất mong mình trở thành quý tộc, nên bất cứ thứ gì phó may nói về phong cách quý tộc ông đều tin, sẵn sàng bỏ qua những bất hợp lí mà ban đầu chính ông đã nhận ra.

Cái mục tiêu trở thành quý tộc làm mờ mắt ông, dẫn dắt ông một cách mù quáng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy, nhân vật hài kịch không được xây dựng theo lô-gíc thông thường, mà thường bị cường điệu để mua vui.

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chỉ ra những đối nghịch trong lời thoại của hai nhân vật Giuốc-đanh và phó may.

Trả lời:

Lời thoại trong kịch thường có tính chất đối nghịch. Để nhận ra sự đối nghịch trong lời thoại của ông Giuốc-đanh và phó may, em hãy lập bằng đối sánh theo gợi ý dưới đây:

Lời thoại của ông Giuốc-đanh

Lời thoại của phó may

Kêu tất chật, tất bị đứt mắt.

Chống chế là tất sẽ giãn ra.

 

 

Từ bảng đối sánh, em sẽ nhận ra ông Giuốc-đanh luôn hướng đến mục tiêu trở thành người quý tộc, nhưng do dốt nát nên bị phó may lừa mị, chấp nhận một bộ trang phục kệch cỡm. Sự đối nghịch trong lời thoại vừa tăng cường kịch tính vừa cho thấy rõ hơn tính cách nhân vật.

Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong phần lời dẫn (in nghiêng) có chỉ dẫn cách các thợ bạn mặc trang phục cho ông Giuốc-đanh. Việc thực hiện “nghi lễ” mặc áo này có gì mâu thuẫn với lời nói của phó may khi ông ta giới thiệu đây là “cách thức mặc cho những người quý phái”?

Trả lời:

Những từ ngữ phó may dùng như thể thức, nghi lễ, cách thức mặc cho những người quý phái thể hiện sự trang trọng, phép tắc, với những trình tự được quy định chặt chẽ trong khi cách đám thợ bạn mặc áo cho ông Giuốc-đanh thì thô thiển: cùng lúc hai chú thợ cởi quần, hai chú thợ cởi áo, mà là “cởi tuột” rất nhanh như thể lột áo, lột quần của lão. Hành động này được thực hiện theo nhịp đàn, càng làm tăng sự đối nghịch giữa tính chất của việc mặc lễ phục và những hành động thực đang diễn ra.

Câu 4 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, thái độ, tâm trạng của ông Giuốc-đanh khi được mặc áo mới như thế nào?

Trả lời:

Thái độ, tâm trạng của ông Giuốc-đanh khi mặc áo mới được biểu hiện qua hành động “đi đi lại lại” giữa đám thợ, “phô áo mới cho họ xem có được không”. Trong kịch, nội tâm nhân vật được thể hiện qua lời thoại và điệu bộ. Qua phần chỉ dẫn điệu bộ (lời dẫn), ta sẽ hình dung sự vênh vang, thoả mãn của nhân vật Giuốc-đanh khi mặc áo mới. Em có thể tự suy đoán tâm trạng của nhân vật lúc này. Tâm trạng này sẽ dẫn đến một quyết định của ông Giuốc-đanh ở Hồi thứ ba, đó là cùng người hầu đi ra phố chưng áo mới.

Bài tập 3. trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dưới đây là một đoạn trích trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang. Em hãy đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

HỒI THỨ NHẤT LỚP II

ÔNG GIUỐC-ĐANH, HAI TÊN HẦU, THẦY NHẠC, THẦY MÚA,

CÁC NHẠC CÔNG, CA SĨ VÀ NGƯỜI NHẢY MÚA

Ông Giuốc-đanh: – Thế nào, các thầy? Cái gì đó nào? Các thầy sẽ cho tôi xem cái trò vè lăng nhăng ấy chứ?

Thầy múa: – Cái gì ạ? Cái trò vè lăng nhăng nào ạ?

Ông Giuốc-đanh: – Kìa! Cái ấy ấy mà... Các thầy gọi nó là cái gì nhỉ? Cái trò hát đôi...), hay hát đối gì đó, vừa hát vừa múa ấy mà.

Thầy múa: – À! À!

Thầy nhạc: – Ngài trông, chúng tôi đã sẵn sàng cả rồi.

Ông Giuốc-đanh: – Tôi đã để các thầy phải chờ đợi mất một tí, chả là hôm nay tôi phải sắm sửa để ăn mặc ra người quý phái, và cái bác phó may của tôi đưa đến cho tôi đôi bít tất lụa tưởng chừng không bao giờ xỏ chân vào được.

Thầy nhạc: – Chúng tôi ở đây chỉ để chờ đợi ngài rảnh rỗi thôi mà.

Ông Giuốc-đanh: – Xin hai thầy chớ có đi về trước khi họ mang áo lại cho tôi, để các thầy được xem tôi mặc áo mới cái đã.

Thầy múa: – Xin vâng ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Các thầy sẽ được thấy tôi đóng đủ lệ bộ chỉnh tề, từ đầu đến chân, cho mà xem.

Thầy nhạc: – Chắc hẳn thế rồi.

Ông Giuốc-đanh: – Tôi mới may thứ hàng Ấn Độ này đây.

Thầy múa: – Bẩm, đẹp lắm ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Bác phó may của tôi bảo rằng những người quý phái buổi sáng đều mặc như thế này cả.

Thấy nhạc. – Ngài mặc thế này trông nối làm.

Ông Giuốc-đanh: – Hầu đâu! Ở hai tên hầu của ta đâu!

Tên hầu thứ nhất: – Bẩm ông, ông gọi việc gì a?

Ông Giuốc-đanh: – Chả có việc gì. Để xem chúng bay có nghe thấy tao gọi không thế thôi. (nói với hai thầy) – Các thầy xem chế phục của nhà tôi thế nào?

Thầy múa: – Bẩm, rất lộng lẫy ạ.

Ông Giuốc-đanh: (Hé mở áo dài và cho xem cái quần cộc chẽn bằng nhưng đã và cái áo lót bằng nhung màu lá cây mà ông đương mặc trong người.) – Và đây một bộ quần áo lót để tập tành buổi sáng đây.

Thầy nhạc: – Lịch sự lắm ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Hầu đâu!

Tên hầu thứ nhất: – Bẩm ông?

Ông Giuốc-đanh: – Hầu nữa đâu?

Tên hầu thứ hai: – Bẩm ông?

Ông Giuốc-đanh: (Cởi áo dài buồng ngủ ra) – Cầm áo cho tạo. Các thầy trông tôi mặc thế này có xinh không?

Thầy múa: – Xinh lắm ạ. Không thể nào xinh hơn.

Ông Giuốc-đanh: – Nào, thử xem cái trò vè các thầy một tí nào.

Thầy nhạc: – Tôi muốn trước hết hãy mời ngài nghe một điệu nhạc anh ấy (chỉ gã học trò) vừa rồi mới soạn xong cho buổi dạ tấu ngài bảo tôi tổ chức. Anh ấy là một người học trò của tôi, có biệt tài về những món đó.

Ông Giuốc-đanh: – Phải, nhưng đáng lẽ không nên giao cho một anh học trò thì phải: chính ngay bản thân thầy làm công việc đó cũng chưa chắc đã là giỏi quá. Thầy nhạc: – Thưa ngài, xin ngài đừng hiểu lầm về cái tên gọi học trò đó. Những hạng học trò này giỏi giang chả kém gì các bậc thầy danh tiếng nhất, và điệu nhạc này hay lắm, ai thì cũng chỉ có thể làm được đến thế là cùng thôi. Xin ngài cứ nghe

thì biết.

Ông Giuốc-đanh: – Bay đưa áo dài cho tạo để tao nghe cho rõ hơn. Thong thả, có lẽ không mặc áo dài lại tốt hơn... Không, lại đưa cho tao đây, như thế hơn.

Ca sĩ: (Hát)

Tôi rầu rĩ đêm ngày, và đau thương cực độ.

Từ khi đôi mắt đẹp của nàng bắt tôi chịu phép nghiêm khác của nàng

Hỡi nàng l-rít xinh đẹp, người yêu nàng mà nàng đối xử như vậy

Than ôi! Thì những kẻ thù, chả biết nàng đối xử ra sao?

Ông Giuốc-đanh: – Điệu hát này, tôi thấy nó hơi sầu thảm quá, buồn ngủ quá; giá mà thầy có thể làm cho nó vui vui lên một tí, ở chỗ này chỗ nọ gì đó, thì có lẽ tốt hơn.

Thầy nhạc: – Thưa ngài, điệu nhạc cần phải đi đôi với lời ca mới được.

Ông Giuốc-đanh: – Cách đây ít lâu, người ta có dạy cho tôi một bài hát cực kì là hay. Thong thả... đây rồi... lời hát nó nói thế nào rồi nhỉ?

Thầy múa: – Thật quả là tôi cũng chả biết.

Ông Giuốc-đanh: – Trong đó có món cừu mà.

Thầy múa: – Có món cừu?

Ông Giuốc-đanh: – Phải à! (Ông Giuốc-đanh hát)

Tôi cứ tưởng Gian-ne-tông

Đẹp bao nhiêu thì dịu hiền bấy nhiêu

Tôi cứ tưởng Gian-ne-tông

Dịu hiền hơn một con cừu

Than ôi! Than ôi!

Nàng trăm lần, nghìn lần độc ác hơn

Con hổ ở rừng xanh

– Hay đấy chứ?

Thầy nhạc: – Hay nhất trần đời.

Thầy múa: – Mà ngài lại hát hay nữa.

Ông Giuốc-đanh: – Ấy là tôi chưa bao giờ học âm nhạc đấy.

Thầy nhạc: – Thưa ngài, đáng lẽ ngài phải học âm nhạc, cũng như ngài đang học khiêu vũ. Đó là hai ngành nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với nhau.

Thầy múa: – Và nó mở mang trí não cho con người hiểu biết những cái đẹp.

Ông Giuốc-đanh: – Thế những người sang trọng cũng có học âm nhạc chứ?

Thầy nhạc: – Thưa ngài có chứ.

Ông Giuốc-đanh:  Thế thì tôi sẽ học. Nhưng tôi không biết tôi có thể học vào thời giờ nào vì, ngoài thầy dạy kiếm thuật đến chỉ dẫn cho tôi, tôi lại còn mướn một thầy

dạy triết lí, sáng hôm nay bắt đầu đây.

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang, Tuấn Độ dịch NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021, tr. 25 – 30)

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định vị trí đoạn trích trên so với đoạn trích trong SGK (tr. 101 – 105). Chỉ ra những liên hệ giữa đoạn trích này và đoạn trích trong SGK ở việc biểu hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh.

Trả lời:

Kịch thường được chia thành các hồi. Căn cứ vào chỉ dẫn hồi, lớp kịch của đoạn trích này, em sẽ dễ dàng nhận ra đoạn này nằm ở Hồi thứ nhất, Lớp II, sự việc trong đoạn trích xảy ra trước sự việc trong đoạn trích ở SGK (tr. 101 – 105).

Trước khi ông Giuốc-đanh mặc áo mới thì ông có buổi học nhạc, học múa học kiếm, học triết tại nhà. Ta sẽ nhận thấy đặc điểm tính cách của nhân vật. Giuốc-đanh được thể hiện nhất quán ở hai đoạn trích. Ví dụ: thích khoe. khoang, học đòi, thiếu hiểu biết. Em hãy lập bảng và tìm các chi tiết tương.

Gợi ý:

Đặc điểm tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh

Chi tiết trong đoạn trích Hồi thứ nhất, Lớp II

Chi tiết trong đoạn trích Hồi thứ hai, Lớp V

 

 

 

 

Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ông Giuốc-đanh đã có những hành động gì để thực hiện mong muốn thành người quý tộc?

Trả lời:

Những hành động của ông Giuốc-đanh nhằm thực hiện mong muốn trở thành người quý tộc: mời thầy dạy nhạc, thầy dạy múa, mặc áo bằng vải Ấn Độ (theo lời phó may là giống những người quý phái), cho gia nhân mặc chế phục,...

Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy nêu nhận xét về chi tiết ông Giuốc-đanh mặc đồ ngủ để học nhạc, học múa và chi tiết ông băn khoăn mặc hay không mặc áo dài buồng ngủ khi nghe nhạc.

Trả lời:

Ông Giuốc-đanh rất bất lịch sự khi mặc đồ ngủ để học nhạc, học múa mà lại tưởng đó là biểu hiện của người quý tộc. Chi tiết ông băn khoăn không biết nên mặc áo dài buồng ngủ khi nghe nhạc hay không khiến chúng ta bật cười vì sự vô lí. Việc mặc áo ngủ hay không không quyết định đến khả năng thưởng thức âm nhạc của con người. Nhưng có lẽ ông Giuốc-đanh tưởng rằng khi khoác lên người cái áo ngủ đó sẽ làm ông tự nhiên có được phẩm cách của quý tộc.

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Trả lời:

Đoạn trích có một số câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, trong đó có câu “Hay đấy chứ?” có thể coi là câu hỏi tu từ do nó có hình thức của câu hỏi nhưng mục đích là để khẳng định.

Bài tập 4. trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc trích đoạn vở hài kịch Lão hà tiện (Mô-li-e) và trả lời các câu hỏi:

HỒI III LỚP I

ÁC-PA-GÔNG, CỜ-LÊ-ĂNG, Ê-LI-DƠ, VA-LE-RƠ, BÀ CỜ-LỐT, BÁC GIẮC, BỜ-RANH-ĐA-VOAN, LA MÉC-LUY-SƠ

Ác-pa-gông: – Nào, lại cả đây để tôi phân lệnh chốc nữa làm và cắt việc cho mỗi người. Lại gần đây, bà Cờ-lốt. Bắt đầu là bà nhé. (Bà Cờ-lốt cầm cái chổi.) Được, bà sẵn khí giới cầm tay rồi. Tôi trao cho bà nhiệm vụ lau chùi mọi nơi, và nhất là cẩn thận đừng có các đồ gỗ mạnh quá, sợ mòn mất. Ngoài việc ấy, tôi uỷ cho bà, lúc bữa ăn tối, quân giám chai lọ; nếu để thất lạc cái nào và đánh vỡ cái gì, tôi sẽ bắt đến bà rồi trở vào tiến công.

Bác Giắc: (nói riêng) – Hình phạt thiết thực gớm!

Ác-pa-gông: (vẫn nói với bà Cờ-lốt) – Thôi đi. Đến anh Bờ-ranh-đa-voan và anh La Méc-luy-sơ, tôi cắt cho các anh chức vụ lau rửa cốc và rót rượu, nhưng chỉ khi nào mọi người khát, chứ không phải theo thói của những thằng đầy tớ dỡ đần, như muốn khiêu khích người ta, nhắc nhở người ta phải uống khi người ta không nghĩ đến chuyện uống. Hãy chờ khi người ta hò đôi ba lần đã, và nhớ là phải mang thêm thật nhiều nước lã.

Bác Giắc: (nói riêng) – Vâng, rượu nguyên không pha, bốc lên đầu.

La Méc-luy-sơ: – Thế chúng tôi có phải cởi áo ngoài không, thưa ông?

Ác-pa-gông: – Có, nhưng khi nào thấy khách đến đã; và giữ gìn kĩ chớ làm hỏng y phục.

Bờ-ranh-đa-voan: – Thưa ông, ông đã biết rõ, vạt trước áo vét dài của tôi bị một vết dầu đèn to tướng.

La Méc-luy-sơ: – Còn tôi, thưa ông, quần của tôi thì thủng đít và, nói lỗi phép, người ta nhìn thấy...

Ác-pa-gông: (nói với La Méc-luy-sơ) – Im! Liệu khéo quay cái đó vào phía tường và lúc nào cũng quay đằng trước ra phía khách là được. (Ác-pa-gông đặt chiếc mũ trước áo của mình để chỉ cho Bờ-ranh-đa-voan phải làm thế nào để che vết dầu.) Còn anh, khi hầu bàn, luôn luôn cầm mũ thế này này. Còn cô con gái của tôi, con phải để mắt đến mọi thứ khi dọn bàn và cẩn thận đừng để hư hại gì. Việc ấy, đúng là việc đàn bà con gái. Nhưng con phải chuẩn bị đón tiếp cô người yêu của cha cho tử tế; cô ấy sẽ đến thăm con và cùng đi với con ra chợ phiên. Con nghe thấy cha nói gì chưa?

Ê-li-dơ: – Có, thưa cha.

Ác-pa-gông: – Vâng, cô ngốc ạ. Còn anh, cậu ấm của tôi, cha đã rộng lòng tha thứ câu chuyện lúc nãy, đừng có mà mặt sưng mày sỉa với cô ta.

Cờ-lê-ăng: – Con, thưa cha, con mà mặt sưng mày sỉa? Và về lí do gì kia ạ?

Ác-pa-gông: – Trời ơi! Chúng tao hiểu cách đối xử của con cái, khi bố muốn tục huyền, và chúng nó thường nhìn cái người gọi là mẹ kế ấy bằng con mắt thế nào rồi. Nhưng nếu mày muốn tạo quên đi cái việc hoang tàng của mày vừa rồi, thì tao dặn mày trước hết là phải niềm nở mà đon đả với người ta, và cố gắng đón tiếp thế nào cho tốt đẹp nhất!

Cờ-lê-ăng: - Thưa cha, nói thật với cha, con không thể hứa với cha là con vui sướng có cô ấy làm mẹ kế. Con sẽ nói dối, nếu con bảo cha như vậy. Nhưng về việc đón tiếp tử tế và có bộ mặt niềm nở, thì con xin hứa là, về mục này, con tuân theo lời cho

không sai một li.

Ác-pa-gông: – Ít nhất cứ phải chú ý.

Cờ-lê-ăng: – Rồi cha xem, cha sẽ không có điều gì phải phàn nàn cả.

Ác-pa-gông: – Con thế là khôn ngoan. Va-le-rơ ơi, giúp tôi việc này. Ô này, bác Giác lại gần đây. Tôi để bác lại người cuối cùng đấy.

Bác Giắc: – Nhưng, thưa ông, ông muốn nói với anh đánh xe hay anh đầu bếp, bởi vì tôi vừa là anh này vừa là anh kia.

Ác-pa-gông: – Với cả hai.

Bắc Giắc: – Nhưng, trong hai người, ông nói với ai trước? Ác-pa-gông: – Với đầu bếp.

Bắc Giắc: – Vậy ông làm ơn chờ cho.

(Bác bỏ mũ đánh xe và xuất hiện với bộ áo đầu bếp.)

Ác-pa-gông: – Nghi thức quỷ quái gì thế?

Bác Giắc: – Ông cứ nói.

Ác-pa-gông: – Bác Giắc, chả là tôi đã định thết cơm khách tối nay.

Bác Giắc: (nói riêng) – Một kì quan vĩ đại!

Bác Giắc: – Được, nếu ông cho nhiều tiền.

Ác-pa-gông: – Bác cho biết, liệu có cho chúng ta ăn ngon được không?

Ác-pa-gông: – Quỷ thật! Lúc nào cũng tiền! Hình như chúng nó không có gì khác mà nói: “Tiền, tiền, tiền”. À! Chúng nó chỉ có tiếng “tiền” nơi cửa miệng. Lúc nào cũng nói tiền. Tiền, đó là gươm gối đầu giường” của chúng nó.

Va-le-rơ: – Tôi chưa từng thấy câu trả lời nào láo lếu như vậy. Thật là kì diệu khi ăn ngon mà cần nhiều tiền! Đó là một việc dễ nhất trên đời; chẳng có ai ngu tối đến đâu mà không làm được như vậy; nhưng để hành động ra con người thông minh và khéo léo, phải nói là làm được cơm ngon với ít tiền thôi.

Bác Giắc: – Ăn ngon với ít tiền thôi?

Va-le-rơ: – Đúng.

Bác Giắc: (nói với Va-le-rơ) – Theo tôi, thưa ông quản gia, ông làm ơn cho chúng tôi ông cũng tài giỏi cả. biết cái bí mật ấy và nhận lấy cái chức đầu bếp của tôi; như vậy, ở cái nhà này, việc gì ông cũng tài giỏi cả.

Ác-pa-gông: – Thôi im. Bác cần những gì nào?

Bác Giắc: – Đấy, có ông quản gia, ông ấy làm cơm ngon cho ông mà mất ít tiền.

Ác-pa-gông: – Chao chao! Tôi muốn bác trả lời tôi.

Bác Giắc: – Các ông có bao nhiêu người ăn?

Ác-pa-gông: – Chúng tôi tám hoặc mười người; nhưng chỉ tính tám người. Khi đủ cho tám người ăn thì cũng rất đủ cho mười người.

Va-le-rơ: – Đúng thế.

Bác Giắc: – Vậy thì phải bốn bát nấu rõ đầy và năm đĩa xào đầu vị. Món nấu: nước dùng tôm he, chim đa đa hâm bắp cải xanh, rau nấu thượng thang, vịt nấu củ cải. Đầu vị: thịt gà xé, bồ câu ra giàng nhồi thịt, ức bê non, dồi lợn và nấm xào.

Ác-pa-gông: – Quái quỷ! Thế để thết cả một thành phố à?

Bác Giắc: – Thịt quay đầy một xanh thật to, xếp cao thành hình kim tự tháp, nửa con bê thả béo bên sông, ba chim trĩ, ba gà mái tơ béo, mười hai chim câu nuôi chuồng, mười hai gà giò,

Ác-pa-gông: (lấy tay bịt miệng bác Giắc) – À! Thằng phản chủ! Mày ăn hết của của tao.

Bác Giắc: – Món đầu vị...

Ác-pa-gông: (lại lấy tay bịt miệng bác Giắc) – Nữa kia à?

(Mô-li-e, Lão hà tiện, Đỗ Đức Hiểu dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2020, tr. 74 – 79)

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Qua đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Ác-pa-gông là người có tính cách như thế nào?

Trả lời:

Đây là đoạn ông Ác-pa-gông chuẩn bị bữa tiệc để mời cô Ma-ri-an, người mà ông muốn lấy làm vợ. Qua đoạn trích, chắc hẳn em đã nhận ra ông là người hà tiện, keo kiệt. Nhan đề vở kịch cũng đã xác định cho người xem tính cách nổi bật của ông Ác-pa-gông. Nét tính cách này được thể hiện ở tất cả các hồi của vở kịch. Với đoạn trích này, em hãy liệt kê các chi tiết cho thấy những biểu hiện cụ thể của nét tính cách đó. Ví dụ như: dặn bà Cờ-lốt không cọ đồ gỗ mạnh quá vì sợ mòn và nếu để vỡ, mất đám chai lọ sẽ trừ tiền công; chỉ cho gia nhân pha rượu với nước lã; yêu cầu anh La Méc-luy-sơ có cái quần thủng đít hãy quay chỗ thủng vào tường;...

Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét lời độc thoại của nhân vật bác Giác khi nghe ông Ác-pa-gông cắt đặt công việc.

Trả lời:

Khi nghe ông Ac-pa-gông cắt đặt công việc cho đám gia nhân, bác Giác luôn có những phản ứng đối nghịch. Tuy nhiên, những phản ứng đó không bộc lộ cho ông Ác-pa-gông thấy mà biểu hiện bằng một số câu độc thoại (nói riêng). Những câu độc thoại này bộc lộ sự mỉa mai của bác Giắc với những ý kiến của chủ. Đây là cách tác giả để nhân vật phụ đánh giá về nhân vật chính, đồng thời cũng là sự thể hiện chuẩn mực thông thường khi nhìn những hành động đáng cười của lão hà tiện Ác-pa-gông.

Câu 3 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tại sao ông Ác-pa-gông bực tức khi thấy bác Giác nhạc đến tiền?

Trả lời:

Ông Ác-pa-gông là người rất yêu tiền, tiền đối với ông có ý nghĩa hơn tất thảy. Khi bác Giắc nhắc đến tiền, ông thấy bực tức, thậm chí lên án những người mà theo ông lúc nào tiếng "tiền" cũng gắn vào "nơi cửa miệng". Điều này không chứng tỏ ông ghét những kẻ tôn thờ đồng tiền như ông mà ông ghét những người bắt ông phải đụng đến những đồng tiền của ông.

Câu 4 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét những món ăn mà bác Giác dự định nấu cho bữa tiệc. Thái độ của ông Ác-pa-gông khi nghe bác Giác nói về những món ăn đó như thế nào?

Trả lời:

Những món ăn bác Giắc nói đến đều là những món sơn hào hải vị, đắt tiền. Số món ăn và lượng thức ăn từng món cũng quá nhiều so với số lượng 8 – 10 người ăn. Ông Ác-pa-gông đã rất phẫn nộ khi nghe bác dự tính. Sự phẫn nộ ngày càng tăng: ban đầu chỉ đặt câu hỏi, sau đó lấy tay bịt miệng bác Giắc mấy lần, chửi rủa bác là "thằng phản chủ",...

Câu 5 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn trích thể hiện mâu thuẫn gì giữa chủ nhà và gia nhân?

Trả lời:

Trong số những người giúp việc nhà Ác-pa-gông, bác Giắc là đại diện bộc lộ mâu thuẫn giữa chủ nhà và gia nhân. Ban đầu là sự phản ứng của bác đối với cách cắt đặt công việc của chủ, sau đó là sự khiêu khích của bác đối với tính hà tiện của ông Ác-pa-gông. Bác càng cố tình chọc tức ông chủ, chúng ta càng thấy tính keo kiệt của nhân vật chính được tô đậm. Những người hầu trong nhà ông Ác-pa-gông không được chủ quan tâm và trả công thoả đáng, người thì áo cũ đã có vết dầu mà không được may áo mới, người thì mặc quần thủng đít, người thì phải làm cả hai công việc đầu bếp và đánh xe, lại còn bắt nấu ăn ngon với một số tiền ít ỏi.

Câu 6 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chỉ ra thủ pháp trào phúng được dùng trong đoạn trích.

Trả lời:

Những thủ pháp trào phúng được dùng trong đoạn trích: cường điệu, tạo đối nghịch, thoại bỏ lửng

Câu 7 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Liệt kê các câu hỏi tu từ trong đoạn trích trên và chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết đó là những câu hỏi tu từ.

Trả lời:

Cần chỉ ra những câu có hình thức của câu hỏi nhưng nằm mục đích khác. Ví dự: “Con, thưa cha, con mà mặt sưng mày sỉa?". Câu này về hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là phủ định ý kiến của ông Ác-pa-gông: “con không mặt sưng mày sỉa”

Bài tập 5. trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:

CƯỠI NGỖNG MÀ VỀ

Nhà nọ giàu nhưng tính lại kiệt. Gà vịt đầy vườn mà khách đến chơi vẫn cứ cơm rau luộc với mấy quả cà. Đã thế lại còn chép miệng phàn nàn với khách:

- Chẳng mấy khi bác đến chơi mà trong nhà lại không đào đâu ra một thức gì để thết bác cho tử tế, tôi lấy làm áy náy quá.

Khách ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

– Âu là tôi có con ngựa đấy, bác cứ bắt mà làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho vui.

Chủ hỏi:

– Thế nhưng đường xa bác về bằng cách gì cho tiện?

Khách vui vẻ chỉ vào đàn ngỗng mà đáp:

– Có khó gì việc ấy. Có đàn ngỗng của bác kia, cứ xem con nào lớn, bác cho tôi mượn một con, tôi sẽ cưỡi ngỗng mà về.

(Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 56 – 57)

Câu 1 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm chi tiết thể hiện gia cảnh chủ nhà.

Trả lời:

Chi tiết thể hiện gia cảnh chủ nhà: “gà vịt đầy vườn”. Chi tiết này chứng tỏ gia đình chủ nhà khá sung túc. Câu đầu tiên của truyện cũng đã giới thiệu gia chủ là người giàu có.

Câu 2 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong tình huống truyện, chủ nhà tiếp đãi khách như thế nào? Sự tiếp đãi đó thể hiện tính cách gì của chủ nhà?

Trả lời:

Trong tình huống truyện, mặc dù gia cảnh chủ nhà khá sung túc, nhưng chi tiếp đãi khách những món ăn đạm bạc như rau luộc, cà muối. Thường thì đây là những món ăn của nhà nghèo khó, trong những bữa cơm hàng ngày. Sự tiếp đãi này thể hiện sự keo kiệt của chủ nhà.

Câu 3 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy đoán mức độ mối quan hệ của chủ và khách trong truyện, từ đó giải thích tại sao chủ nhà trở thành đối tượng bị chế giễu.

Trả lời:

Quan hệ chủ – khách trong truyện có lẽ cũng thân thiết, chắc quen biết đã lâu, khách từ xa lặn lội tới thăm chủ nhà (phải đi bằng ngựa). Thông thường, khi có khách, nhất là khách đường xa tới, chủ nhà sẽ khoản đãi những món ăn ngon và bổ để biểu lộ mối thân tình, sự hiếu khách của mình. Nhưng ở truyện này, chủ chỉ mời khách món rau luộc, cà muối, đã thế lại còn giả nghèo giả khổ “không đào đâu ra một thức gì để thết bác” và tỏ ra áy náy. Điều này cho thấy chủ nhà không chỉ keo kiệt mà còn muốn che đậy sự keo kiệt của giễu trong truyện. mình, không thịnh tình với khách. Do đó, chủ nhà trở thành đối tượng bị chế

Câu 4 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu nghịch lí trong lời nói của khách với chủ nhà, từ đó chỉ ra nghĩa hàm ẩn trong lời nói đó.

Trả lời:

Nghịch lí trong lời nói của khách với chủ nhà: “cưỡi ngỗng mà về”. Ngỗng là một loài gia cầm nuôi lấy thịt, không phải con vật có thể làm phương tiện đi khách chứ không phải không có thức gì trong nhà. lại. Cách nói của khách có nghĩa hàm ẩn rằng chủ nhà có thể thịt ngỗng đãi

Bài tập 6. trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:

LƯỜI ĐÂU MÀ LƯỜI THẾ

Một thằng lười, lười quá, không muốn làm gì cả cứ suốt ngày nằm ngửa dưới gốc cây sung: há mồm chờ sung rụng vào. Nhưng đợi mãi, chẳng quả nào rơi trúng vào mồm cho. Chợt có người đi qua, nó liền gọi lại, nhờ nhặt sung bỏ vào mồm hộ. Không may, gặp một thằng cũng lười, nó lấy hai ngón chân quặp lấy quả sung bỏ vào mồm cho thằng kia.

Thằng kia gắt lên:

- Khốn nạn, lười đâu mà lười thế!

(Kho tàng truyện tiểu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 190)

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hai nhân vật trong truyện đều có chung nét tính cách nào? Chỉ ra những chi tiết thể hiện nét tính cách đó ở từng nhân vật.

Trả lời:

Hai nhân vật trong truyện đều có chung nét tính cách lười biếng. Ở anh chàng nằm chờ sung, sự lười biếng thể hiện qua chi tiết nằm ngửa dưới gốc cây, há lấy hai ngón chân quặp quả sung bỏ vào mồm cho người kia. mồm chờ sung rụng vào. Ở người đi đường, sự lười biếng thể hiện qua chi tiết

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét về tình huống được nói tới trong truyện. Theo em, trên thực tế có thể xảy ra tình huống như vậy không?

Trả lời:

Tình huống truyện là một anh chàng lười muốn ăn sung nhưng không muốn nhặt sung cho vào miệng, chờ sung rụng không được lại nhờ người khác nhặt hộ; một anh chàng lười khác thì lấy chân quặp sung bỏ vào mồm người kia vì không muốn cúi xuống nhặt bằng tay. Đây là tình huống đã được cường điệu. Trên thực tế, chắc không có chuyện như vậy.

Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Truyện cười thường có những yếu tố bất ngờ. Em hãy chỉ ra yếu tố bất ngờ trong truyện Lười đâu mà lười thế. Yếu tố bất ngờ đó tạo ra ý nghĩa cho truyện kể như thế nào?

Trả lời:

Yếu tố bất ngờ của truyện thể hiện ở chi tiết anh chàng nằm chờ sung mắng anh nhặt hộ sung lười. Anh chàng nằm chờ sung đã lười quá mức, lưới cực điểm lại còn mắng người giúp mình là lười. Nếu những chi tiết cường điệu khi tạo tình huống đã tạo tiếng cười thì chi tiết cuối truyện khiến tiếng cười tăng lên cấp độ cao hơn do sự phê phán tính cách lười biếng lại bật ra từ chính một anh chàng đại lười.

Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chuyển câu nói của anh chàng nằm dưới gốc sung thành câu hỏi tu từ.

Trả lời:

Câu “Khốn nạn, lười đâu mà lười thế!” là một câu cảm thán. Có thể chuyển câu này thành câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định: “Sao lười thế”.

Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dân gian có thành ngữ há miệng chờ sung. Từ câu chuyện này, em hãy chỉ ra nghĩa hàm ẩn của thành ngữ trên.

Trả lời:

Thành ngữ há miệng chờ sung xuất phát từ câu chuyện dân gian về anh chàng nằm dưới gốc sung chờ sung rụng vào mồm. Nghĩa hàm ẩn của thành ngữ trên là phê phán những người lười biếng, không muốn làm mà muốn có ăn, quen ăn sẵn, không chịu lao động. Thành ngữ này cũng có nghĩa là chờ đợi những lợi lộc mà không do mình tạo dựng thì không phải lúc nào cũng có kết quả, có khi chẳng được gì.

Bài tập 7. trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Giá không có ruồi! (SGK, tr. 120 – 123) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Mục tiêu mà nhân vật muốn đạt được từ khi đi học cho đến khi đi làm là gì?

A. Gia đình hạnh phúc

B. Điều kiện sống đầy đủ

C. Trở thành người nổi tiếng

D. Học giỏi, sáng tác văn học

Trả lời:

Đáp án D

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Điều gì KHÔNG phải là lí do nhân vật chưa bắt tay vào thực hiện mục tiêu viết tiểu thuyết

A. Chưa có thời gian

B. Vẫn còn có loài ruồi

C. Chưa có điều kiện học tập tốt

D. Chưa có điều kiện vật chất tốt

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đâu là chi tiết bất ngờ của truyện?

A. Có ngôi nhà đẹp

B. Ước không có ruồi

C. Có công ăn việc làm

D. Có cuộc sống hạnh phúc

Trả lời:

Đáp án B

Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thủ pháp trào phúng nào KHÔNG được dùng trong truyện này?

A. Nói quá

B. Tạo bất ngờ

C. Tạo mâu thuẫn

D. Lặp lại tình huống và tăng cấp

Trả lời:

Đáp án A

Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nét tính cách nào của nhân vật bị cười nhạo?

A. Thích danh tiếng, muốn được mọi người tôn sùng

B. Ham vật chất, tham lam, muốn có nhiều lợi lộc cho bản thân

C. Sống thụ động, lười nhác, muốn đạt kết quả mà không chịu làm việc

D. Viện dẫn lí do để trì hoãn công việc, đổ lỗi cho khách quan

Trả lời:

Đáp án D

Viết trang 42

Bài tập 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tục ngữ có câu “Trâu buộc ghét trâu ăn.”. Hãy lập dàn ý cho bài văn trình bày ý kiến của em về thói xấu được nói đến trong câu tục ngữ trên.

Trả lời:

Em lập dàn ý theo gợi ý sau:

– Giải thích câu tục ngữ để xác định đúng thói xấu được nói đến (đố kị).

- Trình bày ý kiến về thói đố kị; chỉ ra những biểu hiện của thói đố kị trong đời sống; phân tích tác hại của thói đố kị.

- Nêu những ý kiến khác với ý kiến của em (giả định) về thói đó kị, hoặc có thể bàn rộng ra những tình huống khác nhau làm con người nảy sinh thói đố kí từ đó khẳng định ý kiến của mình.

Bài tập 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về cách sống đó. Câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.” chỉ cách sống nào của con người.

Trả lời:

Bài tập này yêu cầu viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, trình bày suy nghĩ về cách sống được nói đến trong câu tục ngữ "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau Tương tự như bài tập 1, em cần hiểu được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ấm của câu tục ngữ thì mới có thể xác định được vấn đề cần bàn luận. Ăn cỗ đ trước: khi đi ăn cỗ thì đi sớm để ăn được những món ngon, không bị ăn cỗ thừa dồn lại. Lội nước đi sau: khi đi qua chỗ có nước ngập thì để người khác lội trước. xem đường đi có an toàn không, sau đó rút kinh nghiệm cho mình, tránh những chỗ nguy hiểm. Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ phản ánh thói ích kỉ, khôn lỏi, luôn chọn những thuận lợi về mình, đẩy khó khăn cho người khác. Trước khi viết, em hãy lập dàn ý cho bài văn theo gợi ý:

– Giải thích câu tục ngữ để chỉ ra vấn đề cần nghị luận (lối sống ích kỉ).

– Trình bày ý kiến về vấn đề (những cái lợi và cái hại; lối sống ích kỉ được đánh giá như thế nào khi ta sống trong cộng đồng;...). Đưa ra những lí lẽ và dân chứng phù hợp để làm rõ ý kiến của mình về vấn đề.

– Nêu những ý kiến phê phán hoặc đồng tình với cách sống trên, từ đó khẳng định ý kiến của mình.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nước theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.

Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.

Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.

Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơ hội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

Nói và Nghe trang 42

Bài tập 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Một nhóm bạn ở lớp em đang bàn luận về tính cách của nhân vật chính trong truyện Giá không có ruồi! Em hãy nêu ý kiến của mình về tính cách đó.

Trả lời:

Em có thể chuẩn bị bài nói theo gợi ý:

– Giới thiệu vấn đề (bàn luận về tính cách không quyết đoán, hay lần lữa, trì hoãn công việc, viện cớ, bao biện cho sự lười biếng).

– Lần lượt phân tích từng khía cạnh của tính cách đó, đưa những dẫn chứng chứng minh tác hại của nó.

– Thử lí giải tại sao con người có tính cách như vậy; nêu dẫn chứng về những trường hợp có tính cách này mà em biết.

– Liên hệ bản thân (Có khi nào em cũng có những nét giống nhân vật trong truyện không? Điều đó dẫn tới hậu quả gì?).

Bài tập 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ bài viết đã hoàn thành ở bài tập 2 (phần Viết), em hãy lập dàn ý cho bài nói và luyện tập trình bày.

Trả lời:

Em dựa vào bài viết đã hoàn thành ở bài tập 2 phần Viết để lập dàn ý và luyện tập trình bày bài nói. Gợi ý:

– Đánh dấu những nội dung chính của bài viết.

– Ghi những ý chính cần trình bày.

– Có thể chuẩn bị vài câu hỏi tương tác với người nghe trong khi trình bày bài nói.

– Sử dụng biểu cảm của nét mặt, cử chỉ để việc trình bày bài nói thêm lôi cuốn.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài 3: Lời sông núi

Đọc mở rộng trang 26 Tập 1

Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài 5: Những câu chuyện hài

Đọc mở rộng trang 43 Tập 1

Ôn tập học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá