Hãy làm rõ tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực

628

Với giải Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài tập 7. trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

BỐN CÁI MONG CỦA THÀY PHÁN

Làm nghề thày kí với thày thông

Sống ở trên đời có bốn mong:

Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnh,

Mong giờ mau hết, việc mau xong.

Miền đay mong được dăm mười chiếc,

Lương bổng mong tăng sáu bảy đồng.

Hãy tạm thời nay mong thế thế,

Còn bao mong nữa xếp bên lòng.

(Tú Mỡ, in trong Tú Mỡ toàn tập, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, tr. 28 – 29)

Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy làm rõ tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực.

Trả lời:

Câu hỏi yêu cầu em tập trung phân tích giá trị của phép đối trong việc thể hiện tiếng cười trào phúng.

Tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực của bài thơ: Hai câu thực là sự hô ứng lẫn nhau để tạo tiếng cười trào phúng.

– Cả hai vế đối đều thể hiện mong ước thời gian trôi nhanh hơn bình thường (tháng chóng qua, giờ mau hết) là mong ước hão huyền; về trước mong chóng được lĩnh tiền lương, vế sau lại mong việc mau xong → tạo tiếng cười châm biếm về sự hão huyền, phi lí, phi thực tế của mong ước.

– Cả hai vế đều cho thấy các nhân vật chỉ muốn được nhàn thân và hưởng thụ, dù đang gánh vác việc công → tạo tiếng cười đả kích, phê phán.

Đánh giá

0

0 đánh giá