Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ (Trần Tế Xương)

9.2 K

Với giải Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài tập 8. trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (từ “Mỉa mai – châm biếm là cách” đến “đảm bảo được an toàn”) trong SGK (tr. 89) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ (Trần Tế Xương).

Trả lời:

Dàn ý tham khảo:

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Tế Xương, hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ.

- Thân bài: Có thể phân tích theo bố cục bài thơ (tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi 1 ở bài tập 5):

* Ý 1: Hai câu thơ đầu:

+ Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử (trọng tâm là các sĩ tử thi đỗ). + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng câu cảm thán.

* Ý 2: Hai câu thơ cuối:

+ Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử thi đỗ (ông cử), bọn thực dân

(bà đầm).

+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng thủ pháp đối.

- Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá