Tục ngữ có câu: Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười

0.9 K

Với giải Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài tập 8. trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (từ “Mỉa mai – châm biếm là cách” đến “đảm bảo được an toàn”) trong SGK (tr. 89) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tục ngữ có câu: Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười. Hãy lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến của em về bài học được người xưa tổng kết trong câu tục ngữ này.

Trả lời:

Để lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến về bài học được người xưa tổng kết trong câu tục ngữ, em cần:

– Xác định thái độ tán thành hay phản đối ý kiến được nêu trong câu tục ngữ Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

- Dựa vào một số câu hỏi sau để tìm ý và lập dàn ý cho bài nói: Thế nào là “cười người”? Thế nào là “người cười”? Vì sao lại “cười người”? Vì sao không nên “cười lẫu”? Mục đích của tiếng cười là gì? Em phản đối hay tán thành ý kiến được nêu trong câu tục ngữ này? Vì sao em có quan điểm như vậy?

Đánh giá

0

0 đánh giá