Sách bài tập Ngữ Văn 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 27 | Kết nối tri thức

395

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 27 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 27

Bài tập 1. trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc lại bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương trong SGK (tr. 82 – 83) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của việc dùng từ lẫn để miêu tả việc gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định để tổ chức thi chung là gì?

Trả lời:

Từ ngữ có nghĩa thường dùng được ghi nhận trong các từ điển, đồng thời có thể mang nghĩa đặc thù chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể. Em cần xác định ý nghĩa của từ lẫn trong bài thơ này.

Từ lẫn trong bài thơ thể hiện tình trạng đan xen, lẫn lộn, không phân biệt được cái nọ với cái kia. Từ lẫn vì vậy không chỉ miêu tả thực tế việc tổ chức gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định lúc bấy giờ (khoa thi Đinh Dậu, 1897), mà còn thể hiện sắc thái đánh giá tiêu cực: lẫn lộn, pha tạp (không chỉ ở sự xuất hiện đồng thời của sĩ tử của cả hai trường thi, mà các câu thơ sau đó còn cho thấy có sự hiện diện của người Pháp trong một kì thi tuyển nhân tài của người Việt).

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy dùng một từ ngữ nêu ấn tượng của em về hình ảnh các sĩ tử và quan người Việt trong bài thơ. Vì sao em chọn từ ngữ đó?

Trả lời:

Em có thể chọn một từ ngữ nêu ấn tượng của mình về hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt trong bài thơ, chẳng hạn: kém cỏi, nhếch nhác...

Lí do lựa chọn từ ngữ đó:

- Ấn tượng từ hình ảnh của nhân vật sĩ tử: lôi thôi → kém về phong thái, tác phong.

- Ấn tượng từ chất giọng của nhân vật quan trường: âm oẹ → kém về thái độ hành xử.

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu luận.

Trả lời:

Phép đối là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về ngữ pháp; hài hoà về âm thanh nhịp điệu; sự tương phản hoặc tương đồng về nghĩa giữa các về đối để nhấn mạnh một nội dung nào đó. Em cần xác định được nội dung nhấn mạnh này, bởi đó chính là giá trị, tác dụng của phép đối.

Gợi ý tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu luận:

- Hình ảnh “rợp trời” đối với “quét đất” đã phản ánh thực trạng đất nước ta dưới ách nô dịch của thực dân Pháp; trời đất vốn của ta giờ lại bị nhiễu nhương bởi những kẻ ngoại bang xâm lược.

- Hình ảnh cái váy che phần thân dưới cơ thể của người phụ nữ được đem ra để đối với chiếc cờ phất phới trên đầu quan sứ thể hiện tiếng cười đả kích, phủ nhận sự tôn trọng đối với địa vị cao quý của viên quan này.

- Từ mụ đầm là cách gọi giễu cợt, có phần khinh thị với người phụ nữ phương Tây (là vợ của quan chức người Pháp) được đặt trong sự đăng đối với từ quan s (từ để gọi nhân vật chức sắc cao cấp trong chính quyền thực dân) là lời châm biếm, đả kích dành cho “cặp đôi” vợ chồng viên quan Pháp.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Thi tuyển người tài ra gánh vác việc công là một hoạt động vô cùng trọng yếu liên quan đến thịnh suy của đất nước. Khi nêu cảm nhận về các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong buổi lễ xướng danh của kì thi, em cần lưu ý: sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài được ghi nhận trong bài thơ là một sự bất thường, thể hiện sự can thiệp của ngoại bang vào vận mệnh của đất nước ta.

Các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong bài thơ là những người có quyền uy (quyền lực phủ khắp xứ thuộc địa) nhưng đáng bị mắng chửi, lên án (vì là những kẻ xâm lược, đã xuất hiện ở nơi không phải của họ và cũng không dành cho họ).

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy liệt kê những cái xấu, cái bất toàn là đối tượng của tiếng cười trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Em quan sát những đặc điểm hoặc biểu hiện của các nhân vật được đề cập trong bài thơ; lưu ý cách nhà thơ sử dụng các từ ngữ, các biện pháp tu từ khi khắc hoạ những nhân vật này.

– Sĩ tử: trông lôi thôi, không ra dáng người có nền nếp học hành – đáng thương hại.

– Quan trường: giọng nói âm oẹ, không tròn vành rõ chữ) năng lực hạn chế.

– Quan sứ, mụ đầm: nghênh ngang ở nơi vốn không thuộc về họ → hành động đáng khinh bỉ và lên án.

Câu 6 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới nhân tài đất Bắc qua câu thơ “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”?

Trả lời:

Qua câu thơ "Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà", tác giả muốn nhắn nhủ tới

“nhân tài đất Bắc”:

– Tình cảnh đất nước trong thời kì thực dân nửa phong kiến thực sự bi đát, đáng báo động.

– Là người Việt có lương tri thì chớ ngoảnh mặt làm ngơ trước tình cảnh ấy.

Câu 7 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giải thích nghĩa của yếu tố xướng và tìm 5 từ Hán Việt có sử dụng yếu tố đó.

Trả lời:

Em nên sử dụng từ điển Hán Việt để tham khảo trước khi trả lời câu hỏi này.

– Gợi ý giải thích nghĩa của yếu tố xướng: hát, ca hát; hát trước để người khác hoạ theo.

– Từ Hán Việt có sử dụng yếu tố xướng, ví dụ: đề xướng, hợp xướng, lĩnh xưởng, xướng ca, xướng danh, thủ xưởng,...

Bài tập 2. trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc lại bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh trong SGK (tr. 85) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ Lai Tân được viết theo luật bằng hay luật trắc? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

Em đọc lại tri thức ngữ văn về luật thơ Đường (SGK, tr. 39) để trả lời câu hỏi.

Bài thơ Lai Tân (nguyên tác) được viết theo luật bằng, bản dịch thơ được viết theo luật trắc. Căn cứ để xác định: Theo luật thơ Đường, luật của bài thơ được xác định trên cơ sở thanh điệu của tiếng thứ 2 trong câu thơ thứ nhất.

– Tiếng thứ 2 trong câu thơ thứ nhất của nguyên tác là phòng, thanh “huyền” là thanh bằng, nên bài thơ Lai Tân (nguyên tác) được viết theo luật bằng.

– Tiếng thứ 2 trong câu thơ thứ nhất của bản dịch thơ là trưởng, thanh “hỏi” là thanh trắc, nên bài thơ Lai Tân (bản dịch thơ) được viết theo luật trắc.

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười trào phúng trong hai câu thơ đầu mang giọng điệu gì? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

Em đọc kĩ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng để nắm vững các đặc điểm và dấu hiệu nhận biết các giọng điệu khác nhau của tiếng cười trong thơ trào phúng.

Tiếng cười trào phúng trong hai câu thơ đầu của bài Lai Tân mang giọng điệu đả kích. Giọng điệu đó được thể hiện thông qua những từ ngữ thô mộc, suồng sã, phủ nhận trực tiếp đạo đức của nhân vật:

– Thiên thiên đổ: ngày ngày đánh bạc/“chuyên đánh bạc”.

– Tham thôn giải phạm tiền: tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải/ “kiếm ăn quanh”.

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, vì sao tác giả chỉ đề cập các nhân vật mang chức vụ cấp trưởng?

Trả lời:

Bài thơ đề cập tới ba nhân vật, đều giữ chức vụ cấp trưởng: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng. Người giữ chức vụ cấp trưởng là người đứng đầu của tổ chức, cơ quan, người đại diện cho bộ máy nhà nước, cho chế độ.

Cái xấu ở mỗi nhân vật vì thế không chỉ dừng lại ở cái xấu của cá nhân, mà là cái xấu mang tính đại diện, “nhà dột từ nóc”, phản ánh sự tha hoá, xấu xa của bộ máy nhà nước Trung Hoa dưới thời Tưởng Giới Thạch.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giải thích nghĩa của yếu tố trưởng và tìm 5 từ Hán Việt có sử dụng yếu tố đó.

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi, em nên sử dụng từ điển Hán Việt làm công cụ hỗ trợ. Em có thể sử dụng từ điển Hán Việt bản in hoặc bản trực tuyến, ghi nhận các nghĩa của yếu tố trưởng (yếu tố này không có hiện tượng đồng âm) và tìm các từ Hán Việt tương ứng có sử dụng yếu tố này để mở rộng vốn từ Hán Việt.

- Giải thích nghĩa của yếu tố trưởng: lớn, lớn tuổi, đứng đầu; lớn lên.

– Từ Hán Việt có sử dụng yếu tố trưởng, ví dụ: bộ trưởng, đội trưởng, hiệu trưởng, tăng trưởng, thủ trưởng, thứ trưởng, trưởng nam, trưởng thành,...

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ thái bình trong câu thơ cuối cần được hiểu như thế nào? Điều đó cho thấy tác giả đã sử dụng giọng điệu nào để tạo tiếng cười trào phúng?

Trả lời:

Em tra nghĩa của từ thái bình và đối chiếu thực tế xã hội (ở Lai Tân nói riêng, ở Trung Quốc nói chung) thời bấy giờ đây rẫy những tệ nạn để có những nhận thức chính xác về ý đồ sử dụng từ này của tác giả.

– Từ thái bình trong câu thơ cuối là một cách nói ngược: thái binh là giả tạo, sự thực là sự mục ruỗng của chế độ, của bộ máy nhà nước Trung Hoa trong thời điểm lịch sử ấy.

– Tác giả dùng lối nói ngược (phản ngữ), giả như khen ngợi (thái bình, nhưng kì thực là chế giễu, thể hiện giọng điệu mỉa mai – châm biếm, tạo nên tiếng

cười trào phúng.

Câu 6 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vận dụng kết cấu khởi – thừa – chuyển – hợp để làm rõ vai trò của từng câu thơ trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật này.

Trả lời:

Vận dụng kết cấu khởi – thừa – chuyển – hợp để làm rõ vai trò của từng cầu trẻ Có thể lập bảng như sau:

 

Câu thơ

Vai trò

Khởi

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Nêu tình trạng tệ nạn đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

Thừa

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Mở rộng thông tin, khẳng định tình trạng tệ nạn không phải cá biệt.

Chuyển

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc

Chuyển ý,“khen” một cá nhân “mẫn cán.

Hợp

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình

Kết luận về thực tế xã hội đầy rẫy tệ nạn, không có gì thay đổi.

Bài tập 3. trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc lại bài thơ Vịnh cây vòng của Nguyễn Công Trứ trong SGK (tr. 98) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết điều đó.

Trả lời:

Câu hỏi giúp em củng cố kiến thức về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ Vịnh cây vông được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Những dấu hiệu giúp nhận biết điều đó:

– Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

– Bài thơ tuân thủ đúng quy định về luật (luật bằng): thanh điệu của các tiếng thứ 2, 4 và 6 trong mỗi câu xen kẽ bằng – trắc; trong một cặp câu (một liên), thanh điệu của các tiếng tương ứng ở vị trí thứ 2, 4 và 6 ngược nhau.

– Giữa các câu 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 đảm bảo về niêm (các tiếng thứ 2 trong mỗi

cặp câu niệm với nhau có thanh điệu cùng loại, bằng hoặc trắc).

– Tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 dùng chung vẫn (ông, hoặc âm gần là ong).

– Câu thơ ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau (4/3 hoặc 2/2/3).

– Các câu thơ 3 và 4, 5 và 6 đối nhau.

Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời:

Việc xác định bố cục của bài thơ có thể có nhiều phương án khác nhau.

Gợi ý: có thể chia bài thơ thành 4 phần theo cách phân chia bố cục thường gặp của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đề: Đặt vấn đề về giá trị kém cỏi của cây vông (so với những loài cây khác, như biền, nam, khởi, tử,...).

– Thực: Làm rõ sự kém giá trị của cây vông.

– Luận: Bàn thêm về giá trị của cây vông (có một chút giá trị, nhưng không đáng kể).

– Kết: Khẳng định bản chất kém giá trị của loài cây này.

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm nào?

Trả lời:

“Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm:

- Chất gỗ xốp, thân lắm gai – những đặc tính không hữu ích để dùng làm rường cột.

- Cây dẫu cao lớn cũng chỉ có thể dùng làm bờ rào.

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, khi đánh giá về tác dụng của cây vông, vì sao tác giả dùng từ lương đống, phiên li thay vì rường cột, phên giậu?

Trả lời:

Câu hỏi nhằm khai thác giá trị sắc thái nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ.

Các từ lương đống, phiên li là từ Hán Việt, có sắc thái trang trọng hơn các từ đồng nghĩa với nó như rường cột, phên giậu. Dùng từ ngữ mang sắc thái trang trọng khi đánh giá về tác dụng của cây vông nhưng lại là sự phủ nhận, đánh giá thấp (không nên mặt, chút đỡ lòng) tạo giọng điệu vừa mỉa mai – châm biếm vừa đã kích.

Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích cách sử dụng từ “khen” trong câu thơ cuối của bài thơ.

Trả lời:

Em cần phân tích, làm rõ tác dụng của việc dùng từ khen để làm rõ dấu hiệu của giọng điệu mỉa mai – châm biếm của tiếng cười trào phúng trong bài thơ. Gợi ý: Từ khen được dùng với nghĩa mỉa mai, thực chất là chê.

Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả dùng hình tượng cây vông nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội?

Trả lời:

Hình tượng cây vông là một ẩn dụ, có thể gợi liên tưởng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội: những kẻ bất tài, không có ý thức rèn luyện để gánh vác trọng trách.

Bài tập 4. trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

ÔNG PHỖNG ĐÁ

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Mà trơ như đá vững như đồng!

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1187)

Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

Câu hỏi nhằm củng cố tri thức về thể thơ Đường luật.

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hai thành ngữ trơ như đá, vững như đông được dùng trong bài thơ có tác dụng gì?

Trả lời:

Các thành ngữ trơ như đá, vững như đồng có tính hình tượng cao, thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ của tác giả về tính chất không thay đổi của nhân vật.

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả muốn thể hiện điều gì khi sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn?

Trả lời:

Em chú ý khai thác hiệu quả nghệ thuật của hai câu hỏi trong bài thơ. Tác giả sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn vì muốn:

– Thể hiện sự hoài nghi về giá trị sự tồn tại của nhân vật.

– Đặt câu hỏi nhưng không hẳn để hỏi, mà nhằm mục đích khác (cảm thán,

chê trách, chế giễu nhân vật).

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả dùng hình tượng ông phỗng đá nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?

Trả lời:

Hình tượng ông phỗng đá là một ẩn dụ, có thể tượng trưng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đối tượng mà bài thơ muốn châm biếm, đả kích là những người không chịu hành động trong thời khắc có liên quan tới vận mệnh của đất nước (“non nước đầy vơi”).

Bài tập 5. trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,

Nó đỗ khoa này có sướng không!

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử... ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14,

Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, Sđd, tr. 1223)

Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời:

Việc xác định bố cục bài thơ có thể có nhiều phương án khác nhau. Gợi ý cách chia bài thơ thành 2 phần.

– Hai câu thơ đầu: thể hiện thái độ cám cảnh cho các sĩ tử nói chung, đặc biệt là các sĩ tử đỗ đạt.

– Hai câu thơ cuối: minh chứng thực tế thảm hại, đáng hổ thẹn của các sĩ tử đỗ đạt

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để gọi các sĩ tử? Nêu sắc thái nghĩa của các từ ngữ đó.

Trả lời:

Câu hỏi khai thác giá trị sắc thái nghĩa của các từ ngữ được sử dụng trong bài thơ trong việc chuyển tải cảm xúc, thái độ của nhà thơ tới độc giả.

Trong hai câu thơ đầu, những từ ngữ tác giả dùng để gọi các sĩ tử là một đàn thằng hỏng (các sĩ tử thi trượt), nó (các sĩ tử đỗ đạt).

Sắc thái nghĩa của các từ ngữ đó:

– Một đàn thằng hỏng: sắc thái suồng sã, thô mộc.

– Nó: sắc thái suồng sã.

Có thể thấy, các sĩ tử dù đỗ đạt hay hỏng thi đều được nhà thơ gọi bằng

những từ ngữ suồng sã, có ý coi thường.

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

Gợi ý về tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ:

– Hình thức hai vế đối có vẻ ngược nhau (trên – dưới, bà – ông, đít – đầu, vịt - rồng) nhưng đều khắc hoạ những nhân vật đáng bị đem ra chế giễu, trào lộng. - Cách sắp xếp bà đầm, trên ghế ở câu thơ trước; ông cử, dưới sân ở câu thơ sau vừa khớp với trật tự trên – dưới, vị trí của hai nhân vật trong không gian thực, vừa lột tả được sự thảm hại đến đáng thương của cái “đầu rồng” đỗ đạt, ở vị trí thấp hơn cái mông của một nhân vật đại diện cho bè lũ thực dân ngoại bang. Đây là những hình tượng thơ mang tính biểu trưng rõ nét cho thực trạng đen tối của dân tộc ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ bà đầm trong bài thơ này có gì khác từ mụ đầm trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu?

Trả lời:

Một nhân vật xuất hiện trong một hoàn cảnh nhưng được nhà thơ dùng hai cách diễn đạt khác nhau để định danh: bà đầm, mụ đầm. Sự khác biệt này phản ánh hai giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng. Em cần xác đinh được sự khác biệt về sắc thái nghĩa của mỗi từ, chỉ ra được sự khác nhau trong ý đồ lựa chọn từ ngữ của tác giả, từ đó nhận biết được những giọng điệu khác nhau của tiếng cười trong hai bài thơ trào phúng.

Đều được dùng để gọi nhân vật vợ quan sứ, nhưng sắc thái nghĩa của từ bà đầm trong bài thơ này khác với từ mụ đầm trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu:

– Từ bà đầm có tính chất tôn xưng; từ mụ đầm có tính chất khinh ghét.

– Đi kèm từ bà đầm có sắc thái trang trọng là những từ ngữ, hình ảnh thô tục (ngoi, đít vịt) → vẻ ngoài là trang trọng mà thực tế là khiếm nhã – tạo tiếng cười mỉa mai – châm biếm; khác với từ mụ đầm → trực tiếp thể hiện thái độ khinh ghét → thể hiện giọng điệu tiếng cười đả kích.

Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

Câu hỏi giúp em rèn kĩ năng nhận biết các giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng.

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là đả kích. Những dấu hiệu thể hiện giọng điệu đả kích trong bài thơ:

– Sử dụng những từ ngữ suồng sã, khinh thị: một đàn thằng hỏng, nó, đít, ngỏng,... thể hiện thái độ khinh ghét quyết liệt, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hoá đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội đương thời.

– Sử dụng hình ảnh có tính chất suồng sã, thô mộc: ngoi đít vịt, ngỏng đầu rồng, thể hiện sự phủ nhận gay gắt giá trị của nhân vật (một bên là vợ một viên quan sứ khả kính, một bên là người đỗ đạt danh vọng).

Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vì sao các sĩ tử đỗ đạt lại trở thành đối tượng bị chế giễu?

Trả lời:

Đi thì đỗ đạt là một vinh dự lớn lao, đáng tự hào vì đã thành công, vượt qua được những sĩ tử khác. Nhưng trường hợp các sĩ tử đỗ đạt được đề cập trong bài thơ lại không như vậy. Em cần xác định lí do họ trở thành đối tượng bị chế giễu: - Đây là một kì thi không giữ được sự tôn nghiêm cần phải có, khi những kẻ thực dân xâm lược hiện diện và coi thường người Việt.

Các sĩ tử đỗ đạt cam chịu hạ mình ở dưới sân, trước những kẻ thực dân ngoại bang đang ngạo nghễ ngồi trên cao.

Bài tập 6. trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

HƯ DANH

Bác kia, ruộng cả ao liền,

Lắm bạc, nhiều tiền, chạy tước, mua danh.

Bài ngà với áo thụng xanh,

Súng sa súng sính như anh phường chèo.

Về làng khao vọng ỉ eo

Ăn trên, ngồi trốc, eo sèo thịt xôi.

Bây giờ cơ nghiệp đi đời,

Thẻ ngà, giấy sắc đem mài mà ăn.

(Tú Mỡ, Giòng nước ngược, tập 1, NXB Đời nay, Hà Nội, 1934, tr. 14)

Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Câu hỏi yêu cầu em nắm được bố cục và những nội dung chính yếu của tác phẩm. Em có thể đưa ra những phương án khác nhau về bố cục của bài thơ

Gợi ý một phương án cụ thể:

– Hai câu thơ đầu: giới thiệu một nhân vật cậy giàu có, lấy tiền mua danh.

– Bốn câu thơ tiếp theo: miêu tả những thứ thu được từ việc mua danh.

– Hai câu thơ cuối: hậu quả của việc mua danh.

Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới đối tượng nào?

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi, em cần xác định nhân vật được đem ra để trào phúng trongbài thơ là ai; người đó đã làm việc gì, đại diện cho loại người nào (hay nhóm người nào) trong xã hội. Từ đó, em khái quát để xác định đối tượng mà tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới: những kẻ hãnh tiến, trọc phú, hám danh tới mức mù quáng.

Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giải thích nghĩa của yếu tố danh trong nhan đề bài thơ. Tim 5 từ Hán Việt có yếu tố danh được dùng với nghĩa này.

Trả lời:

Tương tự như cách giải quyết câu hỏi 7 của bài tập 1 và câu hỏi 4 của bài tập 2 em nên sử dụng từ điển Hán Việt làm công cụ để việc trả lời câu hỏi được chính xác.

– Nghĩa của yếu tố danh trong nhan đề bài thơ: tên người gắn với vinh dự hoặc chức vụ nào đó.

– Một số từ Hán Việt có chứa yếu tố danh được dùng với nghĩa tương tự: công danh, chức danh, danh dự, danh phận, lưu danh, tài danh, thanh danh, trứ danh, vinh danh, vô danh, xứng danh, xướng danh,...

Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định các từ tượng thanh, tượng hình trong bài thơ và làm rõ sắc thái nghĩa

Trả lời:

Câu hỏi giúp em luyện tập xác định sắc thái nghĩa của từ (nhóm các từ tượng thanh, tượng hình trong bài thơ).

– Súng sa súng sính (từ tượng hình); sắc thái suồng sã, giễu cợt.

– Ỉ eo (từ tượng thanh): sắc thái suồng sã, thô mộc, gây ấn tượng tiêu cực.

– Eo sèo (từ tượng thanh): sắc thái suồng sã, thô mộc.

Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ đi đời trong bài thơ. Phân biệt sắc thái nghĩa của từ đi đời với từ ngữ đồng nghĩa đó.

Trả lời:

Sắc thái nghĩa của từ được xác định dễ dàng hơn khi đối chiếu, so sánh với các từ ngữ đồng nghĩa. Câu hỏi này giúp em luyện tập khả năng cảm nhận sắc thái nghĩa của từ, đồng thời nhận thức được chủ ý của tác giả khi lựa chọn từ ngữ trong sáng tác.

Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ đi đời trong bài thơ, ví dụ: hết sạch.

Phân biệt sắc thái nghĩa của từ đi đời với từ ngữ đồng nghĩa em vừa tìm. Ví dụ:

+ Hết sạch: sắc thái trung tính.

+ Đi đời: sắc thái suồng sã, mỉa mai, gây ấn tượng tiêu cực.

Câu 6 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?

Trả lời:

Hư danh là một bài thơ sử dụng đồng thời nhiều giọng điệu trào phúng. Em cần căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết (đã được thuyết minh rõ trong văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng) để xác định những giọng điệu của tiếng cười được tác giả thể hiện trong bài thơ này.

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Hư danh; đã kích kết hợp mỉa mai – châm biếm.

Bài tập 7. trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

BỐN CÁI MONG CỦA THÀY PHÁN

Làm nghề thày kí với thày thông

Sống ở trên đời có bốn mong:

Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnh,

Mong giờ mau hết, việc mau xong.

Miền đay mong được dăm mười chiếc,

Lương bổng mong tăng sáu bảy đồng.

Hãy tạm thời nay mong thế thế,

Còn bao mong nữa xếp bên lòng.

(Tú Mỡ, in trong Tú Mỡ toàn tập, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, tr. 28 – 29)

Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật nào?

Trả lời:

Tương tự câu hỏi 2 bài tập 6, em cần xác định nhân vật được đem ra để trào phúng trong bài thơ là những ai, từ đó khái quát để xác định được đối tượng mà tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới.

Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật làm công ăn lương trong các công sở thời Pháp thuộc.

Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các nhân vật trong bài thơ mong ước điều gì? Vì sao những mong ước ấy đáng chê cười?

Trả lời:

Các nhân vật trong bài thơ đã nêu lên bốn mong ước: tiền nhanh có, việc nhanh xong, khen thưởng nhiều, lương tăng cao.

Lí do những mong ước ấy đáng chê cười: những mong ước đó là vô lí vì tự chúng mâu thuẫn nhau (làm ít nhưng lại muốn được hưởng nhiều).

Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy làm rõ tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực.

Trả lời:

Câu hỏi yêu cầu em tập trung phân tích giá trị của phép đối trong việc thể hiện tiếng cười trào phúng.

Tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực của bài thơ: Hai câu thực là sự hô ứng lẫn nhau để tạo tiếng cười trào phúng.

– Cả hai vế đối đều thể hiện mong ước thời gian trôi nhanh hơn bình thường (tháng chóng qua, giờ mau hết) là mong ước hão huyền; về trước mong chóng được lĩnh tiền lương, vế sau lại mong việc mau xong → tạo tiếng cười châm biếm về sự hão huyền, phi lí, phi thực tế của mong ước.

– Cả hai vế đều cho thấy các nhân vật chỉ muốn được nhàn thân và hưởng thụ, dù đang gánh vác việc công → tạo tiếng cười đả kích, phê phán.

Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích dụng ý của tác giả khi sử dụng các số từ trong hai câu luận.

Trả lời:

Các số từ trong hai câu luận của bài thơ: dăm mười, sáu bảy không mang tính định lượng chính xác, chỉ mang tính tương đối, đại khái, biểu thị ý nghĩa là khá nhiều.

Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó?

Trả lời:

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ và những dấu hiệu nhận biết:

Giọng điệu mỉa mai – chậm biếm:

+ Lặp từ mong: mỉa mai mong ước hão huyền, phi thực tế.

+ Nghệ thuật đối: tạo sự cộng hưởng, hô ứng nhằm chế nhạo những suy nghĩ

viển vông của các nhân vật.

Giọng điệu đả kích: dùng từ ngữ mang sắc thái suống sẽ (dăm mười, sải bảy, thế thế) để phủ nhận quan niệm nhân sinh của các nhân vật.

Bài tập 8. trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1:Đọc lại văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (từ “Mỉa mai – châm biếm là cách” đến “đảm bảo được an toàn”) trong SGK (tr. 89) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dấu hiệu nào cho thấy tiếng cười trào phúng trong bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm?

Trả lời:

Dấu hiệu cho thấy tiếng cười trào phúng trong bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm đã được nêu phần nào trong nội dung phân tích. Tuy nhiên, em cần khai thác thêm các dấu hiệu khác của bài thơ mà nội dung phân tích chưa đề cập đến.

Các dấu hiệu thể hiện giọng điệu mỉa mai – châm biếm trong bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp:

– Quan tuần phủ là người có trách nhiệm trấn áp kẻ trộm cướp, giữ vững trị an, nhưng lại bất lực, bị kẻ cướp “trấn áp”: bị kẻ cướp lèn, mang, bỏ, lấy của đánh người,... (nội dung này đã được tác giả văn bản phân tích).

– Bài thơ ngỡ được sáng tác để hỏi thăm, an ủi viên quan nhiều tuổi mà bị cướp, bị đánh đập đến thương tích, nhưng rốt cục lại là để cảnh cáo viên quan này “đừng nên ki cóp nữa”, “kẻo mang tiếng dại”.

Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ngoài giọng điệu mỉa mai – châm biếm, tiếng cười trào phúng trong bài thơ còn mang giọng điệu nào khác? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó?

Trả lời:

Có bài thơ chỉ mang một giọng điệu trào phúng. Có bài thơ đồng thời mang nhiều giọng điệu trào phúng khác nhau. Để trả lời câu hỏi này, em cần nắm vững đặc điểm, dấu hiệu nhận biết các giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng trong thơ, từ đó vận dụng để tìm ra những giọng điệu khác nhau (nếu có) của tiếng cười trong mỗi bài thơ trào phúng.

Ngoài giọng điệu mỉa mai – châm biếm, bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp còn mang giọng điệu khác. Em cần căn cứ vào các từ ngữ cụ thể trong bài thơ để xác định dấu hiệu nhận biết giọng điệu của tiếng cười trào phúng.

Gợi ý:

– Giọng điệu hài hước: kẻ xấu cướp của đánh người tàn ác như vậy nhưng chỉ bị tác giả lên án bằng một lời trách cứ quân tệ nhỉ; quan tuần già cả bị hành hạ, bị lèn, mang, bỏ giữa đông, đánh đến sứt đầu mẻ trán nhưng tác giả lại cho rằng như thế là nhẹ, chỉ sẽ sầy da trán.

– Giọng điệu đả kích: các từ ngữ ki cóp, dại được dùng để đả kích trực diện viên quan tuần phủ.

Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đối tượng mà bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp nhằm tới là ai?

Trả lời:

Tiếng cười trong thơ trào phúng luôn nhằm vào cái xấu, cái bất toàn, nên việc xác định đối tượng của tiếng cười trào phúng có ý nghĩa quan trọng. Bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp đề cập tới cái xấu là hành vi cướp của đánh người của kẻ cướp, nhưng đối tượng trung tâm của tiếng cười trào phúng. trong bài thơ lại là thói xấu của kẻ vừa giàu có kếch sù vừa keo kiệt, bủn xỉn, làm quan nhiều quyền lực nhưng đến cái thân mình cũng không đảm bảo được an toàn thì làm sao làm nổi việc an dân.

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, vì sao các từ ngữ “quan tuần”, “quan tuần mất cướp”, “tai nạn” được đặt trong dấu ngoặc kép? Sắc thái nghĩa của các từ ngữ này có gì khác nếu không được đặt trong dấu ngoặc kép?

Trả lời:

Việc sử dụng dấu ngoặc kép trong trình bày văn bản có nhiều mục đích khác nhau (đánh dấu lời nói trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt,...). Căn cứ vào cách sử dụng trong đoạn trích, các từ ngữ “quan tuần “quan tuần mất cướp”, “tai nạn” được đặt trong dấu ngoặc kép nhằm đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Em cần nêu rõ sự khác biệt về sắc thái vốn là trung tính của những từ ngữ này với sắc thái mỉa mai, châm biếm khi các từ ngữ ấy được đặt trong dấu ngoặc kép.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá