Giải SBT Hóa học 11 trang 28 Cánh diều

252

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 28 chi tiết trong Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Bài 8.10 trang 28 SBT Hóa học 11: Đốt cháy hoàn toàn chất A tạo thành CO2 và H2O.

a) Trình bày phương pháp nhận ra sự có mặt của CO2 và H2O trong sản phẩm cháy.

b) Những nguyên tố nào chắc chắn có mặt trong chất A? Nguyên tố nào có thể có trong thành phần chất A? Cần thêm dữ kiện nào để chắc chắn điều này?

c) Trên phố IR của A thấy có hấp thụ ở 1 720 cm−1. Nhóm chức nào có thể có trong phân tử chất A?

Lời giải:

a) Dẫn sản phẩm cháy qua ống chứa Cu(OH)2 khan (màu trắng), sự xuất hiện của Cu(OH)2.5H2O (màu xanh) chứng tỏ trong sản phẩm cháy có H2O. Tiếp tục dẫn sản phẩm cháy qua ống nước vôi trong (chứa Ca(OH)2), sự xuất hiện của CaCO3 (khiến nước vôi trong vẩn đục) chứng tỏ trong sản phẩm cháy có CO2.

b) Nguyên tố chắc chắn có mặt trong chất A là C và H. Nguyên tố có thể có trong chất A là O. Để biết chắc chắn có hay không có O trong chất A, cần so sánh khối lượng của chất A và khối lượng của C và H trong CO2 và H2O. Nếu khối lượng chất A lớn hơn thì chứng tỏ trong A có O.

c) Trên phổ IR của A thấy có hấp thụ ở 1 720 cm1 chứng tỏ trong phân tử chất A có thể có nhóm chức carboxylic acid hoặc ester hoặc ketone hoặc aldehyde.

Bài 8.11 trang 28 SBT Hóa học 11: Phổ IR của chất A được cho như Hình 8.2.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (ảnh 3)

A có thể là chất nào trong số các chất sau: 

(1) CH3CH2–COOH, (2) CH3CH2CH2–CHO, (3) CH3CH2NH–CH2CH3 và (4) CH3COCH2CH3? Giải thích.

Lời giải:

Do phổ có số sóng 3281 cm-1 chứng tỏ trong A có nhóm O-H hoặc N-H.

Vậy A là (3) CH3CH2NH–CH2CH3

Bài 8.12 trang 28 SBT Hóa học 11: Cho các chất formic acid, acetic acid và methyl formate như sau:

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (ảnh 4)

a) Khoanh vào nhóm nguyên tử tạo thành nhóm chức acid hoặc nhóm chức ester có trong phân tử các chất trên.

b) Giải thích vì sao formic acid và methyl formate có thể thể hiện được tính chất hoá học đặc trưng của nhóm chức aldehyde.

Lời giải:

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (ảnh 5)

b) Do trong phân tử formic acid và methyl formate có nhóm chức aldehyde nên chúng thể hiện được tính chất của một aldehyde.

Giải SBT Hóa 11 Bài 8 (Cánh diều): Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (ảnh 6)

Đánh giá

0

0 đánh giá