Giải SBT Hóa học 11 trang 22 Cánh diều

269

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 22 chi tiết trong Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide

Bài 6.8 trang 22 SBT Hoá học 11: Một số quá trình tự nhiên và hoạt động của con người thải hydrogen sulfide vào không khí. Chất này có thể bị oxi hoá bởi oxygen có trong không khí theo hai phản ứng sau:

H2S(g) + 32 O2(g) → SO2(g) + H2O(g)   (1)

H2S(g) + 12 O2(g) → S(s) + H2O(g)    (2)

Cho biết giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của H2S(g), SO2(g) và H2O(g) lần lượt là: 20,7 kJ mol1; 296,8 kJ mol1241,8 kJ mol1.

a) Tính giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng trên. Ở 298 K, mỗi phản ứng có thuận lợi về mặt năng lượng không?

b) Trong môi trường không khí mà nồng độ oxygen bị suy giảm, hãy dự đoán hydrogen sulfide sẽ dễ chuyển hoá thành sulfur dioxide hay sulfur. Giải thích.

Lời giải:

a) Cả hai phản ứng đều thuận lợi về mặt năng lượng vì giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của hai phản ứng đều âm (517,9 kJ và 221,1 kJ).

b) Hydrogen sulfide sẽ dễ chuyển thành sulfur dioxide theo phản ứng (2), vì phản ứng (2) cần ít oxygen hơn so với phản ứng (1).

Bài 6.9 trang 22 SBT Hoá học 11: Bột đá vôi có thể được sử dụng để xử lí khí thải chứa sulfur dioxide từ các nhà máy điện đốt than và dầu mỏ. Phương trình hoá học của phản ứng là:

CaCO3(s) + SO2(g) CaSO3(s) + CO2(g)

a) Vì sao phản ứng trên được gọi là phản ứng khử sulfur trong khí thải?

b) Tính giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên theo số liệu giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của các hợp chất trong bảng sau đây. Cho biết phản ứng có thuận lợi về mặt năng lượng không.

Hợp chất

CaSO3(s)

CaCO3(s)

SO2(g)

CO2(g)

ΔfH298o (kJ mol−1)

−1 634,9

−1 207,6

−296,8

−393,5

c) Trong phản ứng trên, vì sao đá vôi phải được dùng ở dạng bột?

d) Calcium sulfite (CaSO3) thường được chuyển hoá thành thạch cao có công thức CaSO4.2H2O. Phản ứng hoá học chuyển CaSO3 thành CaSO4.2H2O có thuộc loại phản ứng oxi hoá − khử không? Giải thích.

Lời giải:

a) Vì S trong khí thải (SO2) được thay thế bằng C (trong CO2).

b) ΔfH298o  = −524,0 kJ. Phản ứng toả nhiệt nên thuận lợi về năng lượng.

c) Để tăng diện tích tiếp xúc giữa calcium carbonate với khí nhằm tăng tốc độ phản ứng.

d) Là phản ứng oxi hoá − khử vì làm tăng số oxi hoá của sulfur từ +4 (trong CaSO3) lên +6 (trong CaSO4).

Đánh giá

0

0 đánh giá