Giải SBT Hóa học 11 trang 36 Kết nối tri thức

314

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 36 chi tiết trong Bài 9: Ôn tập chương 2 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 9: Ôn tập chương 2

Bài 9.11 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học sau:  ΔrH0298<0

N2(g)+3H2(g)2NH3(g)              ΔrH0298<0 

Tổng số mol của hỗn hợp khí khi hệ đạt cân bằng ở nhiệt độ 400 °C và 500 °C lần lượt bằng x và y. Mối quan hệ giữa x và y là

A. x > y.

B. x = y.

C. x <y.

D. 5x = 4y.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phản ứng tỏa nhiệt do ΔrH0298<0nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Vậy tổng số mol khí ở 400oC > tổng số mol khí ở 500oC

 x > y.

Bài 9.12 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho một ít tinh thể muối X vào ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau một thời gian thấy không còn chất rắn nào ở đáy ống nghiệm. Muối X có thể là muối nào sau đây?

A. NaCl.

B. CaCO3.

C. KClO3.

D. NH4Cl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

 NH4CltoNH3+HCl

Sau một thời gian đun nóng, NH4Cl bị phân hủy hết tạo thành NH3 và HCl ở dạng hơi.

Bài 9.13 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho các chất sau: H2SO4, SO2, N2, NH3.

Số chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường là H2SO4, SO2, NH3.

Bài 9.14 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Trong phản ứng giữa khí ammonia và khí hydrogen chloride tạo thành ammonium chloride ở dạng khói trắng, ammonia đóng vai trò là

A. acid.

B. base.

C. chất oxi hoá.

D. chất khử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

          NH3 + HCl → NH­4Cl

Trong phản ứng trên, NH3 đóng vai trò là base, HCl đóng vai trò là acid.

Bài 9.15 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho các acid ở dạng đậm đặc sau: HCl, HNO3, H3PO4, H2SO4.

Số acid vừa có tính acid mạnh, vừa có tính oxi hoá mạnh là

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các acid ở dạng đậm đặc vừa có tính acid mạnh, vừa có tính oxi hoá mạnh là HNO3, H2SO4.

Bài 9.16 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Tiến hành các thí nghiệm cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Mg, NaHCO3, BaCl2, CaCO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.

Bài 9.17 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11:Cho các chất khí sau: H2S, NO, NO2, SO2.

Số khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là H2S, NO, NO2, SO2.

Bài 9.18 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học sau:

2SO2(g)+O2(g)2SO3(g)            ΔH<0 Khi tăng nhiệt độ,

A. tổng số mol khí trong hệ giảm.

B. hiệu suất phản ứng tăng.

C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

D. nồng độ khí sản phẩm tăng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

∆H < 0 Phản ứng thuận tỏa nhiệt. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ tức là chiều nghịch.

Đánh giá

0

0 đánh giá