Bạn hình dung như thế nào về các phương tiện phi ngôn ngữ sẽ được bạn sử dụng khi trình bày ý kiến trong cuộc thảo luận

237

Với giải Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài tập 8 trang 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện. Hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Thường thì chuyện nhờ có thơ, chuyện thêm đậm đà, thơ nhờ có chuyện, thơ thêm sâu sắc, tách riêng thơ đằng thơ, chuyện đằng chuyện sẽ mất mát rất nhiều:

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Hai câu này tách riêng ra vẫn hay, vẫn gợi lên một cảnh đẹp, tình tứ và nên thơ. Nhưng phải đặt nó đúng vào cái chỗ của nó trong Truyện Kiều lúc Kim – Kiều mới gặp nhau lần đầu, chưa nói được với nhau một lời nào nhưng mối tình giữa hai người thì đã mãnh liệt, mãnh liệt đến mức:

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê

Y như trong câu ca dao ngày trước:

Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó trao lời khó trao

Ta phải nhớ rõ lúc này là lúc hai người gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được gì với nhau đã phải xa nhau mới thấy hết chiều sâu trong cái cảnh dưới dòng nước chảy, tơ liễu thướt tha.

(Hoài Thanh toàn tập, tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 484 – 485)

Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Bạn hình dung như thế nào về các phương tiện phi ngôn ngữ sẽ được bạn sử dụng khi trình bày ý kiến trong cuộc thảo luận về việc tận dụng cơ hội để rèn luyện kĩ năng sống và bổ sung kiến thức? (Chú ý nêu rõ từng phương tiện và cách sử dụng các phương tiện đó.)

Trả lời:

- Phương tiện phi ngôn ngữ có thể sử dụng là:

+ Lịch biểu học tập và hoạt động của cá nhân: Sử dụng để lên kết hoạch học tập theo trình tự khoa học.

+ Bảng liệt kê những kĩ năng thiết yếu mà ngành nghề HS yêu thích đòi hỏi: Sử dụng để tổng hợp thông tin để có sự lựa chọn hợp lí.

+ Sơ đồ các trung tâm bồi dưỡng kĩ năng sống tại địa phương: Sử dụng để định phương hướng đến những trung tâm có thể rèn luyện kĩ năng sống.

+ Những loại sách, báo tham khảo cần thiết cho việc học.

Đánh giá

0

0 đánh giá