Khi chọn bài thơ Thuyền và biến của Xuân Quỳnh đế phổ nhạc, các nhạc sĩ như Phan Huỳnh Điều

432

Với giải Câu 5 trang 20 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài tập 3 trang 19 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Thuyền và biển trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 110 – 111) và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi chọn bài thơ Thuyền và biến của Xuân Quỳnh đế phổ nhạc, các nhạc sĩ như Phan Huỳnh Điều, Hữu Xuân đã “bỏ qua hai câu đầu, chưa kể việc không sử dụng một số câu, đoạn khác. Theo bạn, điều đó có thể tác động trở lại tới cách nhìn nhận của độc giả về tiếng nói trữ tình trong bài thơ như thế nào? Hãy lí giải điều này.

Trả lời:

Trong các “phiên bản mới” của bài thơ ở hai ca khúc, do không còn hai câu dẫn chuyện, yếu tố tự sự mờ đi để nhường cảm xúc vốn được nhân vật trữ tình thể hiện bằng hình thức ẩn dụ nổi bật lên. Do sự khác biệt này, cảm nhận của người đọc về tiếng nói trữ tình ở lời các ca khúc và ở bài thơ hiển nhiên sẽ không giống nhau. Từ đây, người đọc có cơ hội nhìn rõ hơn cách mà nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng để làm khách quan hoá câu chuyện tình yêu “của mình” nhằm đưa đến nhận thức toàn diện về vấn đề (nhà thơ không đơn thuần bộc lộ cảm xúc về tình yêu mà còn muốn đi sâu “khảo sát” bản chất của tình yêu, thông qua một câu chuyện có vẻ “khách quan”).

Đánh giá

0

0 đánh giá