Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào

457

Với giải Câu 1 trang 22 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài tập 7 trang 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:

BÃO

Cơn bão nghiêng đêm

Cây gãy cành bay lá

Ta nắm tay em

Cùng qua đường cho khỏi ngã

 

Cơn bão tạnh lâu rồi

Hàng cây xanh thắm lại

Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi.

1956

(Nhiều tác giả, Tinh bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, tr. 193)

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Trả lời:

– Ở bài Bão, cấu tứ của bài thơ đã nương theo diễn biến của câu chuyện hai người nắm tay nhau bước qua đường trong cơn bão đêm. Nhờ mối liên tưởng thú vị giữa cơn bão của tự nhiên với cơn bão của tâm lí, hình tượng thơ sống dậy, theo đó, những nghịch lí của cuộc đời, của tình yêu đã được khắc hoạ một cách sống động, sắc nét.

– Nhìn chung, hình thức tự sự đã được nhà thơ Tế Hanh sử dụng rất đắt để soi rọi nguồn cơn của trận bão lòng. Theo những gì được thể hiện trong bài thơ, bão lòng không phải là một hiện tượng tâm lí tự dưng xuất hiện. Nó là hệ quả tự nhiên của tình trạng xa cách trong tình yêu – xa cách sau những gắn bó, mặn nồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá