Ca dao cổ của người Việt có bài (trích): Trèo lên cây bưởi hái hoa

305

Với giải Câu 3 trang 18 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài tập 1 trang 18 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103 – 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ca dao cổ của người Việt có bài (trích):

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Cô có chồng anh tiếc lắm thay.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2005, tr. 270)

Bài ca dao được trích ở trên có thể gợi cho bạn liên hệ tới đoạn nào trong văn bản Lời tiễn dặn? Vì sao bạn có liên hệ đó?

Trả lời:

- Trong bài ca dao, người đọc thấy được hoàn cảnh cô gái mà chàng trai yêu phải đi lấy chồng, chàng trai ở lại ngậm ngùi, hẫng hụt, tiếc nuối. Tâm trạng đó có nhiều điểm chung với tâm trạng chàng trai trong Lời tiễn dặn.

- Trong văn bản Lời tiễn dặn, đoạn có thể liên hệ với bài ca dao được trích ở trên là:

Quẩy gánh qua đồng rộng,

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.

Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,

Chân bước xa lòng càng đau nhớ.

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi,

- Lí do có sự liên hệ:

+ Cả hai đoạn đều ẩn chứa tâm trạng tiếc nuối, lời nhắn gửi cuối cùng của chàng trai dành cho người con gái anh yêu trước khi đi lấy chồng.

+ Cả hai đoạn đều sử dụng cách xưng hô thân mật của chàng trai với cô gái “cô”, “người đẹp anh yêu”.

+ Cả hai đoạn đều có những động thái của nhân vật: “trèo lên”, “bước xuống”, “hái”, “quẩy gánh”, “đi”, “ngoảnh lại”, “ngoái trông”, “bước”, “quay lại”,...

+ Cả hai đoạn đều có những hình ảnh về cây có biểu thị không gian sống gần gũi như “cây bưởi”, “vườn cà”, “nụ tầm xuân”, “đồng ruộng”, “rừng ớt”, “rừng cà”, “rừng lá ngón”.

Đánh giá

0

0 đánh giá