Đang mạch thổ lộ tình yêu của mình, tại sao nhân vật chàng trai lại cất tiếng gọi “Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát

408

Với giải Câu 4 trang 20 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài tập 5 trang 20 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 105), đoạn từ “Chết ba năm hình còn treo đó” đến hết và trả lời các câu hỏi:

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đang mạch thổ lộ tình yêu của mình, tại sao nhân vật chàng trai lại cất tiếng gọi “Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát” với lời nhắn nhủ thiết tha: “Nước ngập gốc đáng lụi, đừng lụi,/ Nước ngập rễ đáng bệnh, đừng bệnh.

Trả lời:

Thông thường, để tránh cách diễn tả đơn điệu, trong thơ cũng như trong nhạc, người ta cần sử dụng “biến tấu”. Đó là về phía tác giả truyện thơ. Còn về phía chàng trai – nhân vật trong câu chuyện việc đột ngột chuyển đối tượng tâm tình thể hiện tâm lí muốn nỗi niềm của mình được tất cả những đối tượng tồn tại xung quanh chia sẻ, đồng cảm. Trong cái nhìn của chàng trai, gốc dưa cũng đã trở thành người bạn có cùng cảnh ngộ.

=> Tác giả dân gian đã diễn tả tâm trạng, cảm xúc của chàng trai một cách rất tinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá