Quan sát Hình 46.3, hãy giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã

194

Với giải Bài 46.3 trang 110 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 46: Cân bằng tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Bài 46.3 trang 110 Sách bài tập KHTN 8Quan sát Hình 46.3, hãy giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã. Sự phụ thuộc này dẫn đến hiện tượng gì trong cân bằng tự nhiên?

Quan sát Hình 46.3 hãy giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã

Lời giải:

- Giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã:

+ Hình A: Châu chấu và trâu đều sử dụng thực vật làm thức ăn. Khi số lượng cá thể trong quần thể trâu tăng quá cao làm nguồn thức ăn giảm sút dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể châu chấu giảm và ngược lại.

+ Hình B: Khi số lượng cá thể trong quần thể chuột tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho mèo, do đó, số lượng cá thể trong quần thể mèo cũng tăng lên. Khi số lượng cá thể trong quần thể mèo tăng quá cao thì số lượng cá thể trong quần thể chuột dần giảm xuống. Nguồn sống của mèo giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể mèo cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể vật ăn thịt (mèo) giảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể chuột. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể mèo đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể chuột và ngược lại.

+ Hình C: Khi số lượng cá thể trong quần thể thực vật tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho thỏ, do đó, số lượng cá thể trong quần thể thỏ cũng tăng lên. Khi số lượng cá thể trong quần thể thỏ tăng quá cao thì số lượng cá thể trong quần thể thực vật dần giảm xuống. Nguồn sống của thỏ giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể thỏ cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể thỏgiảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể thực vật. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể thỏ đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể thực vật và ngược lại.

- Sự phụ thuộc này dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. Số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại.

Đánh giá

0

0 đánh giá