Sách bài tập KHTN 8 Bài 45 (Kết nối tri thức): Sinh quyển

1.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 45: Sinh quyển sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 45: Sinh quyển

Bài 45.1 trang 108 Sách bài tập KHTN 8Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với

A. các nhân tố hữu sinh của môi trường.          

B. các loài sinh vật sản xuất.

C. các nhân tố vô sinh của môi trường.            

D. các loài sinh vật tiêu thụ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.

Bài 45.2 trang 108 Sách bài tập KHTN 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng.

Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm lớp đất ((1)…..), lớp không khí ((2)…..) và lớp nước đại dương ((3)…..).

Lời giải:

(1) thuộc thạch quyển

(2) thuộc khí quyển

(3) thuộc thủy quyển

Bài 45.3 trang 108 Sách bài tập KHTN 8Nguyên nhân nào dẫn đến việc hình thành các khu sinh học khác nhau trên Trái Đất?

Lời giải:

Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các khu sinh học khác nhau trên Trái Đất là do điều kiện khí hậu không đồng nhất ở các vùng địa lí khác nhau. Do đó, mỗi khu sinh học có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau.

Bài 45.4 trang 108 Sách bài tập KHTN 8Thứ tự của các khu sinh học trên cạn từ vùng cực đến vùng nhiệt đới là:

A. đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới.

B. đồng rêu hàn đới, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim phương bắc.

C. rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim phương bắc, đồng rêu hàn đới, rừng ôn đới.

D. rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, đồng rêu hàn đới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thứ tự của các khu sinh học trên cạn từ vùng cực đến vùng nhiệt đới là: đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới.

Bài 45.5 trang 109 Sách bài tập KHTN 8Sông và suối được thuộc khu sinh học nào dưới đây?

A. Khu sinh học biển.

B. Khu sinh học trên cạn.

C. Khu sinh học nước ngọt.

D. Khu sinh học nước mặn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sông và suối được thuộc khu sinh học nước ngọt (khu vực nước chảy).

Bài 45.6 trang 109 Sách bài tập KHTN 8Khu sinh học biển được chia thành vùng ven bờ và vùng khơi. Vùng nào có thành phần sinh vật phong phú hơn?

Lời giải:

Theo chiều ngang, khu sinh học biển được chia thành vùng ven bờ và vùng khơi. Vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn so với vùng khơi.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 42: Quần thể sinh vật

Bài 43: Quần xã sinh vật

Bài 44: Hệ sinh thái

Bài 45: Sinh quyển

Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Bài 47: Bảo vệ môi trường

Lý thuyết KHTN 8 Bài 45: Sinh quyển

I. Khái niệm sinh quyển

- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.

- Sinh quyển bao gồm lớp đất, lớp không khí và lớp nước đại dương, sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau để hình thành nên hệ thống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 45 (Kết nối tri thức): Sinh quyển (ảnh 1)

II. Các khu sinh học chủ yếu

- Trên Trái Đất, các điều kiện khí hậu khác nhau đã tạo ra các khu sinh học đặc trưng cho từng vùng địa lý.

- Các khu sinh học được chia thành khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.

+ Khu sinh học trên cạn:

Các đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lý đã xác định các khu sinh học khác nhau trên cạn, tại đó có những sinh vật đặc trưng thích nghi với điều kiện của khu vực.

Từ vùng cực đến vùng nhiệt đới có các khu sinh học: đồng yêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới.

+ Khu sinh học nước ngọt:

Khu sinh học nước ngọt được chia thành hai nhóm chính là khu vực nước đứng và khu vực nước chảy.

Khu vực nước dừng là các ao, hồ, đầm, khu vực nước chảy là các sông, suối.

+ Khu sinh học biển

Ở các khu sinh học biển, sinh vật có sự khác nhau theo chiều thẳng đứng (chiều sâu) và chiều ngang.

Sinh vật có sự phân tầng rõ rệt theo chiều sâu. Tăng nước mặt là nơi sống của nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi, tăng dưới cùng có nhiều động vật đây sinh sống. Theo chiều ngang, khu sinh học biển được chia thành vùng ven bờ và vùng khơi

Vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn so với vùng khơi.

Đánh giá

0

0 đánh giá