Với giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên
Lời giải:
Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, các thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn thức ăn và nơi ở làm cho mức tử vong tăng và mức sinh sản giảm, đồng thời, tỉ lệ cá thể xuất cư cũng có thể tăng cao. Nhờ đó, số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm xuống trở về quanh mức cân bằng.
Lời giải:
Số lượng cá thể thỏ tuyết và linh miêu khống chế lẫn nhau thông qua hiện tượng khống chế sinh học: Khi số lượng cá thể của quần thể thỏ tuyết tăng (nguồn thức ăn của linh miêu dồi dào) thì số lượng cá thể của quần thể linh miêu cũng tăng. Nhưng khi số lượng cá thể linh miêu tăng dần dẫn đến số lượng thỏ tuyết giảm nhanh chóng, kết quả kéo theo sự giảm dần số lượng linh miêu.
Lời giải:
Trong rừng nhiệt đới, ở tầng trên (tầng cây gỗ lớn) có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, ánh sáng mạnh hơn các tầng dưới. Càng xuống thấp (tầng cây gỗ vừa → tầng cây gỗ nhỏ → tầng cây bụi và cỏ), nhiệt độ, cường độ ánh sáng càng giảm, độ ẩm tăng. Điều kiện môi trường trong rừng nhiệt đới như vậy đã dẫn đến sự phân bố của các loài một cách hợp lí: tầng trên gồm các loài cây gỗ ưa sáng, ở tầng dưới, đặc biệt là tầng dưới cùng bao gồm các loài thực vật chịu bóng, thích nghi với nhiệt độ thấp hơn và độ ẩm cao hơn.
Lời giải:
- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu; thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim;…
- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên.
Lời giải:
Những nguyên nhân có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên ở Việt Nam là các hoạt động của con người như phá rừng và săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường,…
Bài 46.6 trang 76 Vở thực hành KHTN 8: Nêu thêm các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.
Lời giải:
Một số biện pháp khác góp phần bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Kiểm soát du nhập các loài sinh vật ngoại lai.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu biết về hậu quả của mất cân bằng tự nhiên, từ đó, nâng cao ý thức chung tay thực hiện các biện bảo bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên.
Bài 46.7 trang 76 Vở thực hành KHTN 8: Các nhận định sau đây đúng hay sai?
Nhận định |
Đúng |
Sai |
Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích |
|
|
Khi nguồn thức ăn phong phú thì số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh |
|
|
Người ta đã thực hiện phân loại các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể |
|
|
Lời giải:
Nhận định |
Đúng |
Sai |
Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích |
x |
|
Khi nguồn thức ăn phong phú thì số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh |
x |
|
Người ta đã thực hiện phân loại các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể |
x |
|
A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
C. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.
D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại. Hiện tượng khống chế sinh học thường xảy ra giữa 2 loài có mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi như quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
A. Sự bất biến của quần xã.
B. Sự phát triển của quần xã.
C. Sự giảm sút của quần xã.
D. Sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Trạng thái cân bằng của quần xã là trạng thái quần xã có số lượng cá thể của mỗi loài được khống chế ở một mức nhất định phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.