Hiện nay, trong Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO

796

Với giải Vận dụng 1 trang 142 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Vận dụng 1 trang 142 Lịch sử 10: Hiện nay, trong Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) giới thiệu về một di sản của cư dân dân tộc thiểu số mà em thích nhất. 

Phương pháp giải:

B1: Nêu cảm nhận của em 

B2: Tìm kiếm thông tin qua sách báo, internet về các di sản của các dân tộc thiểu số: lễ hội Kate, lễ hội lồng tồng, lễ cấp sắc, sử thi Ê Đê, v.v….

Trả lời:

Việc UNESCO ghi danh nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam làm em thấy tự hào, và có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Di sản mà em thích đó là Lễ hội Róong Pọoc của người Giáy (Tả Van- Sa Pa):

Lễ hội Roóng Poọc (Xuống đồng) của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng thần cai quản địa bàn (Thổ địa) để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy (xã Tả Van) phản ánh ước nguyện về một cuộc sống dân an, vật thịnh. Toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi luôn gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu cho vạn vật sinh sôi, nảy nở. Dấu vết cầu mưa cũng phản ánh khá đậm nét trong hội Xuống đồng, như dán giấy màu vàng hình con rồng trên vòng nhật, nguyệt với ý nghĩa đảm bảo cho mưa thuận gió hòa. 

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá