Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

3.3 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7 dưới đây

Câu 1 trang 84 SBT Lịch Sử 10: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ bao giờ?

A. Từ thời kì đầu dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.

B. Trong cuộc đấu tranh hàng nghìn năm chống phong kiến phương Bắc.

C. Trong kỉ nguyên phong kiến độc lập, từ thời Đinh đến thời Nguyễn.

D. Trong phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 84 SBT Lịch Sử 10: Khai thác tư liệu dưới đây, em có suy luận gì về chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỉ XII?

TƯ LIỆU. “Giáp Tý [1144], gả Công chúa Thiều Dung cho Dương Tự Minh [một thủ lĩnh người dân tộc Tày ở Thái Nguyên], phong Tự Minh làm Phò mã lang, ... Tháng 5, cho Mậu Du Đô làm Thái sư, xa lĩnh việc các khê động dọc biên giới về đường bộ”.

(Theo Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 315)

A. Triều đình gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc Tày ở Thái Nguyên.

B. Triều đình nhà Lý phong tước, giao quyền quản lí miền biên giới cho thủ lĩnh địa phương.

C. Triều đình nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc với các tộc người thiểu số miền biên giới.

D. Triều đình nhà Lý quan tâm chăm lo đến các dân tộc thiểu số miền biên giới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 85 SBT Lịch Sử 10: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao thông qua tổ chức nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Quốc hội do nhân dân bầu ra.

C. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.

D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 85 SBT Lịch Sử 10: Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc được thể hiện thông qua tư liệu dưới đây là gì?

TƯ LIỆU. Noi theo lá cờ đại nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân các quận, huyện nhất tế nổi dậy hưởng ứng “đánh phá các châu, quận” (Giao châu ngoại vực ki)... Khi Hai Bà Trưng “đánh hạ quận Giao Chỉ thì người Man Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp được 65 thành (Hậu Hán thư)...

(Theo Phan Huy Lê, Tìm về cội nguồn, NXB Thế giới, Hà Nội, 2010, tr. 772)

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Đường lối lãnh đạo đấu tranh đúng đắn.

D. Lực lượng tham gia đông đảo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 85 SBT Lịch Sử 10: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là

A. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.

B. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể.

C. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.

D. công việc cần phải quan tâm chú ý.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 85 SBT Lịch Sử 10: Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".

B. Đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.

C. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.

D. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thi, chia rẽ dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 86 SBT Lịch Sử 10: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?

A. Tính tổng thể.

B. Tính toàn diện.

C. Có trọng điểm.

D. Tính hài hoà.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2:

Câu 2.1 trang 86 SBT Lịch Sử 10: Liên hệ với kiến thức đã học, hãy chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập trong lịch sử dân tộc

Lời giải:

- Phần 2.1: Một số nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập trong lịch sử dân tộc là:

+ Tinh thần yêu nước, yêu độc lập, tự do

+ Tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh chống kẻ thù chung;

+ Đường lối chỉ đạo đúng đắn.

+ Có sự lãnh đạo của những người chỉ huy tài giỏi,...

Câu 2.2 trang 86 SBT Lịch Sử 10: Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử dụng nước và giữ nước Việt Nam.

Lời giải:

Phần 2.2

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc. Ví dụ:

+ Nhờ có tinh thần đoàn kết chiến đấu (trong toàn dân; giữa nhân dân với triều đình phong kiến và trong nội bộ triều đình) nên quân dân nhà Trần đã đánh bại được các cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII).

+ Do không phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân nên cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã nhanh chóng thất bại.

Câu 3.1 trang 86 SBT Lịch Sử 10: Khai thác tư liệu 3, 4 dưới đây và chỉ ra điểm chung trong nội dung phản ánh của hai tư liệu đó

TƯ LIỆU 3. Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.

TƯ LIỆU 4. Nhìn chung, các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ nhau, không có dân tộc thiểu số nào cư trú theo vùng lãnh thổ riêng. Yếu tố đó nói lên sự hoà hợp của cộng đồng các dân tộc đã có từ lâu đời và đã trở thành đặc điểm lịch sử, văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính chất cư trú của các dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫnnhau, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.

(Theo Vy Xuân Hoa, Chính sách dân tộc của ĐảngNhà nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Trang tin điện tử của Uỷ ban Dân tộc ngày 10-12-2008)

Lời giải:

Phần 3.1: Nội dung của 2 tư liệu trên đều: khẳng định đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam là một truyền thống đã được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài.

Câu 3.2 trang 86 SBT Lịch Sử 10: Dựa vào nội dung bài học và khai thác Tư liệu 3, hãy cho biết vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay.

Lời giải:

Phần 3.2. Vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay:

+ Tạo nên một cộng đồng quốc gia gồm nhiều tộc người luôn chung sống hoà hợp, tạo điều kiện xây dựng một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.

+ Là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

+ Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Bài tập 4 trang 87 SBT Lịch Sử 10: Em hãy xác định những từ ngữ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc trong các tư liệu 5, 6. Các tư liệu đó thể hiện điều gì trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước?

TƯ LIỆU 5. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 khẳng định: “Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo”.

(Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 6)

TƯ LIỆU 6. Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, có đoạn: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”.

(Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 10 - 11)

Lời giải:

- Xác định những từ ngữ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc:

+ Trong tư liệu 5. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 khẳng định: “Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo”.

+ Trong tư liệu 6. Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, có đoạn: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triểnnghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”.

- Các tư liệu đó thể hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Bài tập 5:

Câu 5.1 trang 87 SBT Lịch Sử 10: Đọc các thông tin dưới đây. Hãy cho biết một số chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua

THÔNG TIN 1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về Công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bên vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước”.

THÔNG TIN 2. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),...

(Theo Vy Xuân Hoa, Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tài liệu đã dẫn)

Lời giải:

- Phần 5.1: Một số chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua:

+ Ưu tiên phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc;...

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc.

Câu 5.2 trang 87 SBT Lịch Sử 10: Liên hệ thực tế địa phương em (nếu có) hoặc thực tế trên cả nước, hãy cho biết một vài kết quả thực hiện các chương trình, dự án được nhắc đến trong Thông tin 2.

THÔNG TIN 1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về Công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bên vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước”.

THÔNG TIN 2. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),...

(Theo Vy Xuân Hoa, Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tài liệu đã dẫn)

Lời giải:

- Phần 5.2: Một số dẫn chứng:

+ Với nguồn lực của các chương trình, chính sách dân tộc, sự vào cuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giảm mạnh, từ 43,65% (năm 2016) xuống còn trên 22% (năm 2020).

+ Tỉnh Cao Bằng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đến nay, trên 91% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 61,8% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; 98,17% dân số tham gia bảo hiểm y tế...

+ Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Cao Bằng giảm 20,59% tỷ lệ hộ nghèo; đưa tỷ lệ hộ nghèo tại thời điểm đầu năm 2016 là 42,53% xuống còn 22,06% vào cuối năm 2020. Giai đoạn này, tỷ lệ tái nghèo chiếm 0,11% thấp hơn so với giai đoạn 2011-2015 là 0,19%

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài tập 6 trang 88 SBT Lịch Sử 10: Theo Thông tin 3 dưới đây, hãy đề xuất phương án của em để chống lại các hành động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động.

THÔNG TIN 3. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng cái gọi là “quyền tự quyết" của dân tộc để kích động, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung thành lập nhà nước Đê-ga tự trị”... Tổ chức FULRO lưu vong sử dụng các chiêu bàilôi kéohướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số trốn sang Cam-pu-chia, Thái Lan hoạt động để chống phá. Để thực hiện âm mưu, chúng nấp dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền; kết hợp với tổ chức các lực lượng bên ngoài với việc tìm cách đưa người vào bên trong nội địa nhằm phục hồi hoạt động FULRO, “Tin lành Đê-ga", khôi phục, củng cố tà đạo Hà Mòn",...

(Theo Nhận diện âm mưu và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Trang tin điện tử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, ngày 27 - 10 - 2021)

Lời giải:

- Đề xuất phương án chống lại các hành động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc:

+ Mỗi công dân cần luôn đề cao cảnh giác, không để kẻ xấu lôi kéo, tham gia các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước, hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc;

+ Tham gia tuyên truyền cho cộng đồng trong việc chống các luận điệu xuyên tạc, sai trái;

+ Các công dân cần báo cáo cho chính quyền địa phương về những thành phần có dấu hiệu phản động, hoặc những hoạt động gây hại cho khối đại đoàn kết dân tộc,...

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Văn minh Đại Việt

Đề kiểm tra giữa học kì 2

Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Đề kiểm tra cuối học kì 2

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dân tộc Việt Nam

a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc, xuất phát từ:

+ Yêu cầu liên kết để trị thuỷ, làm thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

+ Yêu cầu tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm

- Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc

- Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể.

- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và mở rộng

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

- Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đươc thành lập này 18/11/1930 với tên gọi Hội Phản đế đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.

c) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra

II. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, với 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Thương trợ nhau cùng phát triển.

- Ba nguyên tắc này đã từng bước được phát triển, khẳng định trên tất cả các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước; được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và được cụ thể hoá trong các chương trình hành động, chính sách của Nhà nước Việt Nam qua các thời kì.

b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kì, từng vùng miền, từng địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.

- Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...

+ Về kinh tế: nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc;...

+ Về văn hoá: nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc...

+ Về an ninh quốc phòng: củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn để đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.

- Những chương trình kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hoá, xã hội các địa phương miền núi, hải đảo; củng cố, giữ vững biên giới, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Đánh giá

0

0 đánh giá