Giải Lịch sử 10 trang 137 Kết nối tri thức

708

Với Giải Lịch sử 10 trang 137 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 10 trang 137 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 137 Lịch sử 10: Hãy cho biết: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành trên những cơ sở nào và thể hiện ra sao trong các thời kỳ lịch sử?

 Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 1.a trang 136 SGK Lịch sử 10.

B2: Tìm hiểu qua internet, sách, báo về sự đoàn kết dân tộc trong các thời kỳ lịch sử.

Trả lời:

- Cơ sở hình thành:

+ Yêu cầu từ trị thủy để phục vụ nông nghiệp.

+ Chống giặc ngoại xâm.

- Thể hiện qua các thời kỳ lịch sử:

- Từ thời Văn Lang - Âu Lạc sang giai đoạn Đại Việt và đến thời đại ngày nay, nhân dân ta luôn đoàn kết cùng nhau trị thủy để phát triển kinh tế.

- Nhân dân ta cùng nhau đứng lên chống lại sự xâm lược của phương Bắc bảo vệ nền độc lập dân tộc. 

- Thời phong kiến, các triều đại phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới

- Năm 1930 Khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện: Mặt trận dân tộc thống nhất 18/11/1930 nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Câu hỏi 2 trang 137 Lịch sử 10: Nêu nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung mục 1.a trang 136 SGK Lịch sử 10, từ đó rút ra nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết.

Trả lời:

Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời (nhà nước Văn Lang - Âu Lạc), phát triển qua hoạt động sống hằng ngày và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc . 

Việc trồng lúa nước yêu cầu nhân dân ta lại cùng nhau “chung lưng đấu cật” xây dựng thủy lợi và đê điều từ đó hình thành tinh thần đoàn kết trong nhân dân.

Trước sự đe dọa từ thế lực bên ngoài, nhân dân ta cùng nhau đoàn kết đứng lên chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc..

Xem thêm các bài giải Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 10 trang 138

Giải Lịch sử 10 trang 139

Giải Lịch sử 10 trang 140

Giải Lịch sử 10 trang 142

Đánh giá

0

0 đánh giá