Với giải Bài 2.11 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 2: Phản ứng hóa học
Bài 2.11 trang 6 Sách bài tập KHTN 8: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, các liên kết giữa các nguyên tử ...(1)... bị phá vỡ, liên kết giữa các nguyên tử ...(2)... được hình thành.
Các từ thích hợp để điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:
A. cùng loại, cùng loại.
B. khác loại, khác loại.
C. khác loại, cùng loại.
D. cùng loại, khác loại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, các liên kết giữa các nguyên tử (1) cùng loại bị phá vỡ, liên kết giữa các nguyên tử (2) khác loại được hình thành.
Xem thêm về Amoniac:
Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hidro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực. NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử Nitơ ở đỉnh. Nitơ còn một cặp electron hóa trị là nguyên nhân tính bazơ của NH3.
- Amoniac (NH3) là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước.
1. Tính bazơ yếu
- Tác dụng với nước:
NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-
⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.
- Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+
- Tác dụng với axit → muối amoni:
NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)
2. Khả năng tạo phức
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
Ví dụ:
* Với Cu(OH)2:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
* Với AgCl:
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.
3. Tính khử
- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).
- Tác dụng với oxi:
- Tác dụng với clo:
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl
- Tác dụng với CuO:
- Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm như ure (NH2)2CO; NH4NO3; (NH4)2SO4; …
- Điều chế hidrazin (N2H4) làm nhiên liệu cho tên lửa.
- Amoni lỏng dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.
1. Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng muối amoni với Ca(OH)2
2. Trong công nghiệp
Tổng hợp từ nitơ và hiđro
- Nhiệt độ: 450 – 500oC.
- Áp suất cao từ 200 – 300 atm.
- Chất xúc tác: sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O, ...
Làm lạnh hỗn hợp khí bay ra, NH3 hóa lỏng được tách riêng.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2.1 trang 5 Sách bài tập KHTN 8: Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?...
Bài 2.2 trang 5 Sách bài tập KHTN 8: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?...
Bài 2.3 trang 5 Sách bài tập KHTN 8: Cho hai quá trình sau:...
Bài 2.9 trang 6 Sách bài tập KHTN 8: a) Phản ứng hoá học là gì?...
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí
Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học