Sách bài tập KHTN 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

7.6 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Bài 5.1 trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Một lá sắt (iron) nặng 28 g để ngoài không khí, xảy ra phản ứng với oxygen, tạo ra gỉ sắt. Sau một thời gian, cân lại lá sắt, thấy khối lượng thu được là 31,2 g. Khối lượng khí oxygen đã phản ứng là

A. 3,2 g.

B. 1,6 g.

C. 6,4g.

D. 24,8 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

Khối lượng lá sắt ban đầu + Khối lượng oxygen phản ứng = Khối lượng là sắt sau.

Vậy: Khối lượng oxygen đã phản ứng: 31,2 – 28 = 3,2 (gam).

Bài 5.2 trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Muối copper sulfate (CuSO4) ngậm nước khi đun nóng sẽ bị tách nước. Nếu đun 25 g muối ngậm nước, thu được 16 g muối khan thì số mol nước tách ra là

A. 0,25 mol.

B. 0,5 mol.

C. 1 mol.

D. 9 mol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khối lượng nước tách ra là: 25 – 16 = 9 (gam).

Số mol nước tách ra là: 918= 0,5(mol).

Bài 5.3* trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Hấp thụ hoàn toàn một lượng khí carbon dioxide (CO2) vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) dư, tạo ra 10 g kết tủa calcium carbonate (CaCO3). Phản ứng xảy ra như sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Khối lượng dung dịch nước vôi trong

A. giảm 10 g.

B. tăng 10 g.

C. giảm 5,6 g.

D. tăng 4,4 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Theo phương trình hoá học:

nCO2=nCaCO3=10100=0,1(mol).

Khối lượng CO2 được hấp thụ là: 44.0,1 = 4,4 gam.

Khối lượng CO2 được hấp thụ nhỏ hơn khối lượng kết tủa sinh ra nên khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm.

Khối lượng dung dịch giảm: 10 – 4,4 = 5,6 gam.

Bài 5.4* trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Nhúng một thanh Zn vào dung dịch CuSO4, Zn phản ứng tạo muối ZnSO4 và kim loại Cu bám vào thanh Zn. Phản ứng xảy ra như sau:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Vậy, nếu 13 g Zn phản ứng thì khối lượng thanh kim loại

A. giảm 13 g.

B. tăng12,8g.

C. tăng 0,2 g.

D. giảm 0,2 g.

Lời giải:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Theo phương trình hoá học:

nCu=nZn=1365=0,2(mol)

Khối lượng kim loại Cu được sinh ra: 64.2 = 12,8 gam.

Khối lượng thanh kim loại giảm: 13 – 12,8 = 0,2 gam.

Bài 5.5* trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Nung một lượng đá vôi (CaCO3) có khối lượng 12 g, thu được hỗn hợp rắn có khối lượng 8,4 g. Khối lượng của khí CO2 thoát ra là

A. 3,6 g.

B. 2,8 g.

C. 1,2 g.

D. 2,4 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Khối lượng đá vôi = Khối lượng chất rắn sau + Khối lượng CO2 thoát ra.

Vậy khối lượng CO2 thoát ra là: 12 – 8,4 = 3,6 (gam).

Bài 5.6 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: a) Viết công thức theo khối lượng đối với phản ứng của kim loại Mg với dung dịch HCl tạo ra chất MgCl2 và khí H2.

b) Cho biết khối lượng của Mg và HCl đã phản ứng lần lượt là 2,4 g và 7,3 g; khối lượng của MgCl2 là 9,5 g. Hãy tính khối lượng của khí H2 bay lên.

Lời giải:

Phương trình hoá học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

a) Công thức theo khối lượng: mMg+mHClmMgCl2+mH2

b) Khối lượng khí H2 bay lên là: 2,4 + 7,3 – 9,5 = 0,2 gam.

Bài 5.7 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: Trên một chiếc cân đĩa, đĩa bên trái đặt một cốc nước, đĩa bên phải để một cốc dung dịch HCl, hai đĩa đang thăng bằng. Cho vào mỗi cốc một viên đá vôi (thành phẩn chính là CaCO3) có khối lượng bằng nhau. Cốc bên trái không có hiện tượng gì. Cốc bên phải quan sát thấy hiện tượng sủi bọt khí trên viên đá vôi, viên đá tan dần.

a) Cốc nào có phản ứng hoá học xảy ra?

b) Sau khi cho đá vôi vào hai cốc, hãy dự đoán về vị trí của hai đĩa cân, hai đĩa cân còn thăng bằng không hay nghiêng về bên nào?

Lời giải:

a) Cốc bên phải có chất mới được tạo thành (bọt khí thoát ra, viên đá vôi tan dần) nên ở cốc này có phản ứng hoá học xảy ra.

b) Cốc bên phải có khí thoát ra nên nhẹ đi, cân nghiêng về bên trái.

Bài 5.8 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: Hãy giải thích:

a) Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi. Biết phản ứng hoá học xảy ra khi nung đá vôi là:

Đá vôi (rắn) → Calcium dioxide (rắn) + Carbon dioxide (khí)

b) Khi nung nóng miếng đồng trong không khí thì thấy khối lượng tăng lên.

Biết miếng đồng để ngoài không khí sẽ có phản ứng hoá học sau:

Đồng + Oxygen → Copper oxide

Lời giải:

a) Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi vì có phản ứng hoá học xảy ra.

Đá vôi (rắn) → Calcium oxide (rắn) + Carbon dioxide (khí)

Khí CO2 thoát ra, làm khối lượng viên đá vôi giảm.

b) Khi nung nóng miếng đồng trong không khí thì thấy khối lượng tăng lên vì xảy ra phản ứng kết hợp đồng với khí oxygen.

Đồng + Oxygen → Copper oxide

Hay:

Cu(rắn) + O2(khí)  CuO(rắn)

Khối lượng tăng lên là khối lượng oxygen đã phản ứng.

Bài 5.9 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: Nung nóng hỗn hợp gồm 7 g bột sắt và 5 g bột lưu huỳnh, thu được 11 g chất iron(II) sulfur màu xám. Biết rằng để cho phản ứng hoá hợp xảy ra hoàn toàn, người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh dư.

Lời giải:

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

Khối lượng bột sắt + Khối lượng bột lưu huỳnh phản ứng = Khối lượng iron(II) sulfur

Vậy khối lượng bột lưu huỳnh phản ứng là: 11 – 7 = 4 (gam);

Khối lượng bột lưu huỳnh dư là: 5 – 4 = 1 (gam).

Bài 5.10 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: Biết rằng calcium oxide (CaO, vôi sống) hoá hợp với nước tạo ra calcium hydroxide (Ca(OH)2, vôi tôi), tan được trong nước. Cứ 56 g CaO hoá hợp vừa đủ với 18 g H2O. Cho 7 g CaO vào 1000 g nước, thu được dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong).

a) Tính khối lượng của Ca(OH)2 tạo thành.

b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2.

Lời giải:

Phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2

a) Cứ 56 g CaO hoá hợp vừa đủ với 18 g H2O tạo thành 56 + 18 = 74 g Ca(OH)2.

Vậy cứ 7 gam CaO hoá hợp vừa đủ với nước sẽ tạo thành: 7.7456=9,25gCa(OH)2.

b) Khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 là: 7 + 1 000 = 1 007 gam.

Bài 5.11 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: Trong một phản ứng hoá học:

A. số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.

B. số nguyên tử trong mỗi chất được bảo toàn.

C. số phân tử của mỗi chất không đổi.

D. số chất không đổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong một phản ứng hoá học: số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.

Bài 5.12 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3 + ?

Cần điền chất nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên?

A. CaO.   B. H2O.   C. CO.   D. CH4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Bài 5.13 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng:

?CO + Fe2O3 - - -> 2Fe + ?CO2

Cần điền hệ số nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên?

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

Bài 5.14 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng:

2HCl + CaCO3 ---> CaCl2 + H2O + ?

Cần điền chất nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên?

A. CaO.   B. Ca(OH)2.   C. CO.   D. CO2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2

Bài 5.15 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng:

Fe3O4 + ?HCl ---> 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Cần điền hệ số nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên?

A. 8.   B. 6.   C. 5.   D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Bài 5.16 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) Cr + O2 ---> Cr2O3;

b) Fe + Cl2---> FeCl3.

Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Lời giải:

a) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Số nguyên tử Cr : Số phân tử O2 : Số phân tử Cr2O3 là 4 : 3 : 2.

b) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

Số nguyên tử Fe : Số phân tử Cl2 : Số phân tử FeCl3 là 2 : 3 : 2.

Bài 5.17 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ của các phản ứng hoá học sau:

a) KClO3 ---> KCl + O2;

b) NaNO3 ---> NaNO2 + O2.

Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Lời giải:

a) 2KClO3 → 2KCl + 3O2;

Số phân tử KClO3 : Số phân tử KCl : Số phân tử O2 là 2 : 2 : 3.

b) 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2.

Số phân tử NaNO3 : Số phân tử NaNO2 : Số phân tử O2 là 2 : 2 : 1.

Bài 5.18 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ của các phản ứng hoá học sau:

Al + CuO ---> Al2O3 + Cu (1)

Al + Fe3O4 ---> Al2O3 + Fe (2)

a) Lập PTHH của các phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Lời giải:

a)

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu (1)

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe (2)

b)

Phản ứng (1): Số nguyên tử Al : Số phân tử CuO : Số phân tử Al2O3 : Số nguyên tử Cu là 2 : 3 : 1 : 3.

b) Phản ứng (2): Số nguyên tử Al : Số phân tử Fe3O4 : Số phân tử Al2O3 : Số nguyên tử Fe là 8 : 3 : 4 : 9.

Bài 5.19 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ của phản ứng hoá học sau:

BaCl2 + AgNO3 --> AgCl + Ba(NO3)2

a) Lập PTHH của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng.

Lời giải:

a) BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

b) Số phân tử BaCl2 : Số phân tử AgNO3 : Số phân tử AgCl : Số phân tử Ba(NO3)2 là 1 : 2 : 2 : 1.

Bài 5.20 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Biết rằng chất sodium hydroxide (NaOH) tác dụng với sulfuric acid (H2SO4) tạo ra chất sodium sulfate (Na2SO4) và nước.

a) Lập PTHH của phản ứng hoá học trên.

b) Cho biết tỉ lệ về số phân tử giữa NaOH lần lượt với 3 chất khác trong phản ứng hoá học trên.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

b) Ta có các tỉ lệ:

Số phân tử NaOH : Số phân tử H2SO4 là 2 : 1;

Số phân tử NaOH : Số phân tử Na2SO4 là 2 : 1;

Số phân tử NaOH : Số phân tử H2O là 1 : 1.

Bài 5.21 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Vôi tôi (Ca(OH)2) thu được khi cho vôi sống (CaO) tác dụng với nước, phản ứng này gọi là tôi vôi. Ca(OH)2 là một chất rắn tinh thể không màu hoặc dạng bột trắng.

Thả một viên vôi sống vào cốc thuỷ tinh lớn đựng nước, vôi sống tan ra và cốc nước nóng lên rất nhanh, tạo ra một dung dịch trong suốt không màu, gọi là nước vôi trong. Nếu lượng vôi sống nhiều, cốc nước sẽ sôi lên và tạo ra chất lỏng đục trắng, gọi là sữa vôi. Trong sữa vôi có các hạt calcium hydroxide nhỏ mịn chưa tan hết, lơ lửng trong nước ở dạng huyền phù.

a) Viết PTHH của phản ứng giữa vôi sống và nước, cho biết chất nào là chất phản ứng, chất nào là sản phẩm?

b) Nhận xét về mối liên hệ giữa khối lượng vôi sống, nước đã phản ứng và vôi tôi được tạo thành.

c) Nếu khối lượng vôi sống là 6,72 g, khối lượng nước phản ứng là 2,16 g thì khối lượng vôi tôi thu được là

A. 8,88 g.     B. 4,56 g.

C. 10,00 g.     D. 4,44g.

d) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

1. Khối lượng nước vôi trong bằng tổng khối lượng vôi sống và nước.

2. Nước vôi trong là dung dịch, vôi sống là chất tan.

3. Sữa vôi để lâu ngày sẽ có lớp bột màu trắng lắng xuống đáy.

4. Thổi khí carbon dioxide vào nước vôi trong sẽ xuất hiện vẩn đục.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

CaO (rắn) + H2O (lỏng) → Ca(OH)2 (rắn)

Chất phản ứng: CaO và H2O; sản phẩm: Ca(OH)2.

b) Nhận xét: Khối lượng vôi sống + khối lượng nước = khối lượng vôi tôi.

c) Đáp án đúng là: A.

Khối lượng vôi tôi: 6,72 + 2,16 = 8,88 (g).

d) 1 - đúng; 2 - sai; 3 - đúng; 4 - đúng.

Phát biểu 2 sai vì vôi tôi là chất tan.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Dung dịch và nồng độ

Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài 8: Acid

Bài 9: Base. Thang pH

Lý thuyết KHTN 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

I. Định luật bảo toàn khối lượng

1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng

- Nội dung định luật: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

- Thí nghiệm: Chuẩn bị dung dịch barium chloride, sodium sulfate, cản điện tử, cốc thuỷ tinh. Trên mặt cân đặt 2 cốc, ghi tổng khối lượng 2 cốc. Đổ cốc (1) vào cốc (2), quan sát thấy có một chất rắn màu trắng xuất hiện ở cốc (2). Đặt 2 cái trở lại cuặt cầu. So sánh tổng khối lượng của các chất trước phản ứng với tổng khối lượng các chất sau phản ứng.

- Giải thích: Trong các phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoá học vẫn giữ nguyên, vì vậy tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm. Định luật này được hai nhà khoa học là Lomonosov và Lavoisier đưa ra vào thế kỉ XVIII.

2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

-  Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride

- Biết khối lượng Barium chloride và Sodium sulfate đã phản ứng lần lượt là 20,8 gam và 14,2 gam, khối lượng của Barium sulfate tạo thành là 23,3 gam, ta sẽ xác định được khối lượng của Sodium chloride tạo thành là: 20,8 + 14,2 - 23,3 = 11,7(g).

- Tổng quát: Nếu trong phản ứng có n chất, khi biết khối lượng đã tham gia và tạo thành của (n - 1) chất, ta sẽ xác định được khối lượng của chất còn lại.

- Thành phần chính của than tổ ong là carbon. Sau khi đốt cháy than tổ ong, ta thu được xỉ than (tạp chất không cháy). Vì vậy, khối lượng của xỉ than sẽ nhẹ hơn khối lượng của than tổ ong ban đầu.

- Sau một thời gian không đậy nắp lọ đựng với sống (CaO), khối lượng của hỗn hợp sẽ tăng lên do CaO hút ẩm trong không khí tạo thành Ca(OH)2. Do đó, khối lượng của hỗn hợp sẽ tăng lên.

II. Phương trình hóa học

1. Lập Phương trình hóa học

- Phương trình hoá học của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen là:

2H2 + O2 → 2H2O

- Trong phản ứng hoá học, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng luôn bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm. Sau khi cân bằng, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vẽ của sơ đồ phản ứng bằng nhau, ta được PTHH.

- Các bước lập phương trình hoá học:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:

Al + O2 Al2O3

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế. Với trường hợp này, ta cần đặt hệ số 2 trước Al2O3 và hệ số 3 trước O2:

4Al + 3O2 2Al2O3

Bước 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng:

4Al + 3O2 2Al2O3

Lưu ý:

- Hệ số viết ngang với kí hiệu của các chất.

- Không thay đổi các chỉ số trong các công thức hoá học đã viết đúng.

- Nếu trong công thức hoá học, các chất ở 2 vế có những nhóm nguyên tử giống nhau, ta coi nhóm nguyên tử này như một "nguyên tố để cân bằng".

Lý thuyết KHTN 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học (ảnh 1)

2. Ý nghĩa của phương trình hoá học

Phương trình hoá học thể hiện tỉ lệ số mol giữa các chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng hoá học. Từ đó, ta có thể xác định được tỉ lệ hệ số của các chất trong phản ứng và tỉ lệ số mol, cũng như tỉ lệ khối lượng của chúng. Ví dụ: Trong phản ứng 4Al + 3O2 --> 2Al2O3, ta biết được rằng để phản ứng hoàn toàn, cần sử dụng 4 mol nhôm với 3 mol oxi, tạo ra 2 mol nhôm oxit. Từ đó, ta có thể tính toán được tỉ lệ số mol và khối lượng giữa các chất trong phản ứng.

Đánh giá

0

0 đánh giá