Lý thuyết Ammonia. Muối ammonium (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

4.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 5: Ammonia. Muối ammonium sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 5: Ammonia. Muối ammonium

A. Lý thuyết Ammonia. Muối ammonium

1. Ammonia

a. Cấu tạo phân tử 

Phân tử ammonia được tạo bởi một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen và có dạng hình học là chóp tam giác:

 (ảnh 1)

Đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia:

 - Nguyên tử nitrogen còn một cặp electron không liên kết, tạo ra vùng có mật độ điện tích âm trên nguyên tử nitrogen 

- Liên kết N-H phân cực, cặp electron dùng chung lệch về nguyên tử nitrogen làm cho nguyên tử hydrogen mang một phần đến Tịch Dương. 

- Liên kết N-H tương đối bền với năng lượng liên kết là386 kJ/mol.

b. Tính chất vật lí 

Ammonia tồn tại ở cả trong môi trường đất, nước, không khi. Trong cơ thể người. ammonia được tạo ra trong quá trình chuyển hoá thức ăn chứa protein. 

Ở điều kiện thường, ammonia tồn tại ở thể khí, không màu, nhẹ hơn không khí, mùi khai và xốc. Ammonia tan nhiều trong nước. Ở điều kiện thường, 1 lít nước hoà tan được khoảng 700 lit khi ammonia. Ammonia dễ hoá lỏng (hoá lỏng ở -33,3 °C) và dễ hoá rắn (hóa rắn ở –77,7 °C). 

c. Tính chất hoá học 

* Tính base:

Dung dịch ammonia có môi trường base yếu, làm quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphthalein chuyển màu hồng. 

Ở thể khí, ammonia cũng có khả năng nhận proton, thể hiện tính chất của một base Bronsted-Lowry.

Ví dụ: NH3(g) + HCl(g) → NH4Cl(s)

* Tính khử 

Trong phân tử ammonia, nguyên tử nitrogen có số oxi hoá −3 (số oxi hóa thấp nhất của nitrogen) nên ammonia thể hiện tính khử.

d. Ứng dụng 

Tác nhân làm lạnh. 

- Sản xuất nitric acid. 

- Dung môi. 

- Sản xuất phân đạm. 

e. Sản xuất 

Trong công nghiệp, quá trình sản xuất ammonia thường được thực hiện ở nhiệt độ 400 °C – 450 °C, áp suất 150 – 200 bar, xúc tác Fe. 

2. Muối Ammonium

a. Tính tan, sự điện li 

Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước và phân li hoàn toàn ra ion. 

Ví dụ: NH4Cl → NH4+ + Cl-

b. Tác dụng với kiềm

Khi đun nóng hỗn hợp muối ammonium với dung dịch kiềm, sinh ra khí ammunia với mùi khai. 

Ví dụ: (NH4)2SO4 +2NaOH → Na2SO4 +2NH3 + 2H2O

c. Tinh chất kém bền nhiệt 

Các muối ammonium đều kém bền nhiệt và dễ bị phân huỷ khi nung nóng.

d. Ứng dụng  

- Thuốc long đờm 

- Phân bón hóa học 

- Chất phụ gia thực phẩm 

- Chất đánh sạch bề mặt kim loại 

- Thuốc bổ sung chất điện giải

Sơ đồ tư duy Ammonia. Muối ammonium

Lý thuyết Ammonia. Muối ammonium – Hóa 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Ammonia. Muối ammonium

Câu 1: Vai trò của NH3 trong phản ứng 4NH3+5O2to,  Pt4NO+6H2O 

A. chất khử.

B. acid.

C. chất oxi hóa.

D. base.

Đáp án đúng là: A

Trong NH3, nitrogen có số oxi hoá là -3. Trong hợp chất NO, nitrogen có số oxi hoá là +2. Vậy số oxi hoá của nitrogen tăng trong phản ứng nên NH3 là chất khử.

Câu 2: Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là

A. NH3.

B. H2.

C. NO2

D. NO.

Đáp án đúng là: A

Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là NH3.

Ví dụ: NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O

Câu 3: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. NH3+HNO3→NH4NO3.

4NH3+5O2to4NO+6H2O.

2NH3+3CuOtoN2+3Cu+3H2O.

D. 3NH3+AlCl3+3H2O→Al(OH)3↓+3NH4Cl.

Đáp án đúng là: B

4NH3+5O2to,  Pt4NO+6H2O

Câu 4: Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 5 (có đáp án): Ammonia. Muối ammonium

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh

A. tính tan nhiều trong nước của NH3.

B. tính base của NH3.

C. tính tan nhiều trong nước và tính base của NH3.

D. tính khử của NH3.

Đáp án đúng là: C

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh tính tan nhiều trong nước và tính base của NH3 (phenophtalein làm dung dịch base từ không màu sang màu hồng).

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các muối ammonium đều dễ tan trong nước.

B. Các muối ammonium khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn thành ion.

C. Dưới tác dụng của nhiệt, muối ammonium đều bị phân hủy thành ammonia và acid.

D. Có thể dùng muối ammonium để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.

Đáp án đúng là: C

C sai vì

NH4HCO3t°NH3+CO2+H2ONH4NO3t°N2O+2H2O

Câu 6: Dạng hình học của phân tử ammonia là

A. hình tam giác đều.

B. hình tứ diện.

C. đường thẳng.

D. hình chóp tam giác.

Đáp án đúng là: D

Phân tử ammonia được tạo bởi một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen và có dạng hình học là chóp tam giác.

Câu 7: Trong ammonia, nitrogen có số oxi hóa là

A. +3.

B. -3.

C. +4.

D. +5.

Đáp án đúng là: B

Trong ammonia, nitrogen có số oxi hóa là – 3.

Câu 8: Tính chất hóa học của NH3 

A. tính base, tính khử.

B. tính base, tính oxi hóa.

C. tính acid, tính base.

D. tính acid, tính khử.

Đáp án đúng là: A

Tính chất hóa học của NH3 là tính base, tính khử.

Câu 9: Dung dịch NH3 phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.

B. KCl.

C. HCl.

D. KOH

Đáp án đúng là: C

NH3 + HCl → NH4Cl

Câu 10: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

A. màu hồng.

B. màu vàng.

C. màu đỏ.

D. màu xanh.

Đáp án đúng là: D

Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành màu xanh vì dung dịch NH3 có môi trường base yếu.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Muối ammonium dễ tan trong nước.

B. Muối ammonium là chất điện li mạnh.

C. Muối ammonium kém bền với nhiệt.

D. Dung dịch muối ammonium có tính chất base.

Đáp án đúng là: D

Dung dịch muối ammonium có tính chất acid.

Câu 12: Dãy các muối ammonium nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH­3?

A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3.

B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3.

C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3.

D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.

Đáp án đúng là: A

A đúng vì

NH4Clt°NH3+HCl

NH4HCO3t°NH3+CO2+H2O

(NH4)2CO3t°2NH3+CO2+H2O

B, C, D sai vì

NH4NO3t°N2O+2H2O

Câu 13: Xác định các chất X, Y trong sơ đồ sau:

(NH4)2SO4XNH4ClYNH4NO3

A. HCl, HNO3.

B. BaCl2, AgNO3.

C. CaCl2, HNO3.

D. HCl, AgNO3.

Đáp án đúng là: B

(NH4)2SO4 + BaCl2 → 2NH4Cl + BaSO4

NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

Câu 14: Thuốc thử duy nhất để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl K2SO4, (NH4)2SO4 

A. dung dịch AgNO3

B. dung dịch BaCl2.

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch Ba(OH)2.

Đáp án đúng là: D

Dùng dung dịch Ba(OH)2 nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl K2SO4, (NH4)2SO4:

- Dung dịch NH4Cl có khí mùi khai thoát ra:

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

- Dung dịch K2SO4 có kết tủa trắng tạo thành:

K2SO4 + BaCl2 → 2KCl + BaSO4

- Dung dịch (NH4)2SO4 vừa có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng tạo thành

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O

- Dung dịch KOH không phản ứng.

Câu 15: Trong phản ứng tổng hợp ammonia:

N2(g) + 3H2(g)xt,to,p 2NH3(g) ΔrH298o = - 92 kJ

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải

A. giảm nhiệt độ và áp suất.

B. tăng nhiệt độ và áp suất.

C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

D. giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất.

Đáp án đúng là: D

Giảm nhiệt độ và tăng áp suất đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nên tăng hiệu suất.

Xem thêm các bài tóm tắt Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Nitrogen

Lý thuyết Bài 5: Ammonia. Muối ammonium

Lý thuyết Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Lý thuyết Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Lý thuyết Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Đánh giá

0

0 đánh giá