Oxi (O): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

1.5 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Oxi (O) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Oxi, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Oxi (O): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Oxi (O) là gì? 

   - Oxi là một phi kim.

   - Kí hiệu: O – CTPT : O2

   - Cấu hình electron: 1s22s22p4

   - Số hiệu nguyên tử: Z = 8

   - Khối lượng nguyên tử: 16

   - Vị trí trong bảng tuần hoàn:

   + Ô, nhóm: ô số 8, nhóm VIA

   + Chu kì: 2

   - Đồng vị: Oxi có 3 đồng vị bền là 168O , 178O , 188O

   - Độ âm điện: 3,44

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Oxi (O)

   - Oxi là chất khí không màu, không mùi, hơi nặng hơn không khí ( d = Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng ≈ 1,1)

   - Ở áp suất thường, oxi hóa lỏng ở -183oC

   - Khí oxi ít tan trong nước.

III. Tính chất hóa học của Oxi (O)

Nhận xét: Oxi là một chất oxi hóa mạnh, tính phi kim chỉ thua mỗi flo, không thể hiện tính khử

O2 + 4e → 2O2-

1. Tác dụng với kim loại

   Oxi oxi hóa được hầu hết kim loại trừ Ag, Au và Pt

   Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

2. Tác dụng với phi kim

   Oxi tác dụng với nhiều phi kim, trừ halogen

   Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

3. Tác dụng với hợp chất

   Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

IV. Trạng thái tự nhiên của Oxi (O)

   - Trong tự nhiên, oxi tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

   - Ở dạng đơn chất, oxi có trong không khí, chiếm khoảng 20% thể tích không khí. Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh. Nhờ sự quang hợp của cây xanh mà lượng khí oxi trong không khí hầu như không đổi.

6CO2 + 6H2O Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng C6H12O6 + 6O2

V. Điều chế Oxi (O)

1. Trong phòng thí nghiệm

Nguyên tắc: Phân hủy các chất giàu O, kém bền nhiệt như H2O2, KMnO4, KClO3,...

   2KMnO4 Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng K2MnO4 + MnO2 + O2

   2KClO3 Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2KCl + 3O2

   2H2O2 Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2H2O + O2

2. Trong công nghiệp

a. Từ không khí

* Phương pháp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng

   Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

b. Từ nước

* Phương pháp: điện phân nước

   2H2O Tính chất hóa học của Oxi (O) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2H2 + 02

VI. Ứng dụng của Oxi (O)

   - Là chất duy trì sự sống, sự cháy

   - Là nguyên liệu, nhiên liệu cần thiết cho các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

VII. Các hợp chất quan trọng của oxi

   - ozon ( O3 ) và hiđro peoxit (H2O2 )

VIII. Bài tập liên quan về Oxi (O)

Câu 1: Vị trí của nguyên tố oxi (z = 8) trong bảng tuần hoàn hóa học là

A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.

B. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.

C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.

D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.

Lời giải:

Đáp án B.

Cấu hình electron của oxi: 1s22s22p4

Oxi thuộc ô thứ 8 (do z = 8), chu kỳ 2 (do có 2 lớp e), nhóm VIA (do có 6e hóa trị, nguyên tố p).

Câu 2: Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4. Cấu hình electron của ion oxit O2- 

A. 1s22s22p2.     B. 1s22s22p63s2.

C. 1s22s22p6.     D. 1s22s22p43s2.

Lời giải:

Đáp án C.

O + 2e → O2-

→ Cấu hình electron của O2- là: 1s22s22p6.

Câu 3: Để phân biệt khí oxi và ozon, có thể dùng hóa chất là

A. hồ tinh bột.

B. dung dịch KOH và hồ tinh bột.

C. khí hiđro.

D. dung dịch KI và hồ tinh bột.

Lời giải:

Đáp án D.

2KI + O3 + H2O → I2 ↓ + 2KOH + O2 

I2 làm xanh hồ tinh bột.

Câu 4: Oxi không tác dụng với kim loại nào sau đây?

A. Mg.     B. Al.

C. Fe.     D. Au.

Lời giải:

Đáp án D.

Oxi phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt ...

2Mg + O2 → 2MgO

4Al + 3O2 → 2Al2O3

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Câu 5: Giữa cặp chất nào sau không xảy ra phản ứng hóa học?

A. NH3 và HCl.    B. H2S và Cl2.

C. Cl2 và O2.    D. H2S và O2.

Lời giải:

Đáp án C.

NH3 + HCl → NH4Cl

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O

Cl2 không phản ứng trực tiếp với O2.

Câu 6: Hợp chất nào sau đây không phản ứng với O2?

A. SO3.    B. CH4.

C. CO.    D. SO2.

Lời giải:

Đáp án A.

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

2CO + O2 → 2CO2

2SO2 + O2 ⇆ 2SO3

Câu 7: Có thể điều chế O2 bằng cách phân huỷ KMnO4, KClO3, H2O2. Nếu lấy cùng một số mol các chất trên đem phân huỷ hoàn toàn thì thể tích oxi trong cùng điều kiện thu được

A. từ KMnO4 là lớn nhất

B. từ KClO3 là lớn nhất

C. từ H2O2 là lớn nhất

D. bằng nhau

Lời giải:

Đáp án B.

Phương trình hóa học:

30 Bài tập về Oxi cực hay, có lời giải

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 3,16 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 0,224     B. 1,120

C. 4,480     D. 2,240

Lời giải:

Đáp án A.

30 Bài tập về Oxi cực hay, có lời giải

Câu 9: Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon?

A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.

B. Oxi và ozon đều có số proton và số notron giống nhau trong phân tử.

C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.

D. Oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như: Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.

Lời giải:

Đáp án C.

Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.

Câu 10: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. Kim loại X là

A. Al     B. Fe

C. Cu     D. Ca

Lời giải:

Đáp án C

Chọn m = 32 gam ⇒ nO2 = 0,25 mol

Bảo toàn electron ⇒ nX.n = 0,25.4 ⇒ X = 32n ⇒ n = 2; X = 64 (Cu)

Đánh giá

0

0 đánh giá