Iot (I): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

1.6 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Iot (I) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Iot, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Iot (I): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Iot (I) là gì? 

   - Iot là một phi kim hay còn được gọi là một halogen

   - Kí hiệu: I

   - Cấu hình electron:[Kr]4d105s25p5

   - Số hiệu nguyên tử: Z = 53

   - Khối lượng nguyên tử: 127

   - Vị trí trong bảng tuần hoàn:

   + Ô, nhóm: ô số 53, nhóm VIIA

   + Chu kì: 5

   - Độ âm điện: 2,66

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Iot (I)

   - Ở điều kiện bình thường, iot là chất rắn, dạng tinh thể, có màu đen tím.

   - Khi đun nóng, iot thăng hoa: I2 (tt)Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụngI2 (k)

   - Iot tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ: etanol, ete,…

   - Iot tạo thành với hồ tinh bột hợp chất có màu xanh → dùng hồ tinh bột để nhận biết iot.

III. Tính chất hóa học Iot (I)

   Nhận xét: Iot là một chất có tính oxi hóa nhưng kém brom

1. Tác dụng với kim loại

   Iot oxi hóa được nhiều kim loại trong điều kiện đun nóng hoặc có chất xúc tác

Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng (không tạo FeI3 )

   Không xảy ra phản ứng: FeI2 + I2 →

2. Tác dụng với hiđro

   Iot chỉ oxi hóa được hiđro ở nhiệt độ cao, có chất xúc tác, phản ứng thuận nghịch và thu nhiệt

Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

3. Tác dụng với nước và với dung dịch kiềm

   * Khi tác dụng với nước:

Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   * Khi tác dụng với kiềm:

Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Chú ý: Trong các phản ứng trên, clo vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

4. Tác dụng với Cl2/H2O

Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

IV. Trạng thái tự nhiên của Iot (I)

   Iot chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, hợp chất của iot tồn tại trong nước biển, rong biển nhưng ít hơn so với các halogen khác.

V. Điều chế Iot (I)

   * Điều chế iot đi từ rong biển, việc điều chế iot dựa vào sự oxi hóa ion I-

Tính chất hóa học của Iot (I) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

VI. Ứng dụng Iot (I)

   - Muối iot: NaCl + (KI + KIO3) → phòng, chữa bệnh bướu cổ

   - Chất sát trùng: cồn iot 5%

   - Điều chế dược phẩm

VII. Các hợp chất quan trọng của Iot (I)

   - Khí hiđro iotua, axit iothiđric (HI)

   - Muối iotua (I- )

VIII. Bài tập liên quan về Iot

Câu 1: Tính oxi hóa của Br2

A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo.

B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.

C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.

D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.

Lời giải:

Đáp án C

Tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự Flo → Clo → Brom → Iot.

Câu 2: Phản ứng giữa hiđro và chất nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

A. Flo.    B. Clo.

C. Iot.    D. Brom.

Lời giải:

Đáp án C

30 Bài tập về Flo, Brom, Iot cực hay, có lời giải

Câu 3: Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là

A. sự thăng hoa.    B. sự bay hơi.

C. sự phân hủy.     D. sự ngưng tụ.

Lời giải:

Đáp án A

Quá trình chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi, không qua trạng thái lỏng gọi là quá trình thăng hoa.

Câu 4: Thuốc thử để nhận ra iot là

A. hồ tinh bột.     B. nước brom.

C. phenolphthalein.     D. quì tím.

Lời giải:

Đáp án A

Iot làm xanh hồ tinh bột.

Câu 5: Trong các chất sau, chất nào có tính khử mạnh nhất?

A. Flo.     B. Clo.

C. Brom.     D. Iot.

Lời giải:

Đáp án D

Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn F, Cl, Br nhưng có độ âm điện nhỏ nhất so với các nguyên tố trên, do đó Iot có tính khử mạnh nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá