Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Lưu huỳnh (S) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Lưu huỳnh, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:
Lưu huỳnh (S): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế
- Lưu huỳnh là một phi kim
- Kí hiệu: S
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 hay [Ne]3s23p4
- Số hiệu nguyên tử: Z = 16
- Khối lượng nguyên tử: 32
- Vị trí trong bảng tuần hoàn:
+ Ô, nhóm: ô số 16, nhóm VIA
+ Chu kì: 3
- Đồng vị: Lưu huỳnh có 4 đồng vị bền là 3216S, 3316S, 3416S và 3616S
- Độ âm điện: 2,58
- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương
Lưu huỳnh đơn tà (Sβ) | Lưu huỳnh đơn tà (Sα) | |
Nhiệt độ nóng chảy | 119oC | 113oC |
Nhiệt độ sôi | Từ 95,5 đến 119oC | Dưới 95,5oC |
Khối lượng riêng | 1,96 gam/cm3 | 2,07 gam/cm3 |
- Ảnh hưởng của nhiệt độ tới cấu trúc phân tử của S
Rắn (S8 – mạch vòng) lỏng linh động (S8) quánh nhớt (Sn) hơi S (vàng nâu) S2 S
- Để đơn giản, trong các phản ứng hóa học người ta sử dụng kí hiệu S
Nhận xét: khi tham gia phản ứng hóa học, S thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử
1. Tác dụng với kim loại
S có thể tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao
(tác dụng ở nhiệt độ thường → dùng thu hồi thủy ngân rơi vãi)
2. Tác dụng với hiđro
Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 → S thể hiện tính oxi hóa
3. Tác dụng với phi kim
Ở điều kiện thích hợp, S tác dụng được với một số phi kim như oxi, clo, flo,…
4. Tác dụng với hợp chất
Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 hoặc +6 → S thể hiện tính khử
- Trong tự nhiên, S tồn tại dưới nhiều dạng:
+ Đơn chất: trong các mỏ S
+ Hợp chất: FeS2 (quặng pirit sắt); muối sunfat, muối sunfua,…
+ Là thành phần hợp chất hữu cơ,…
1. Phương pháp Frasch
Để khai thác lưu huỳnh tự do trong lòng đất, người ta dùng hệ thống thiết bị nén nước siêu nóng (khoảng 170oC) vào vỏ lưu huỳnh để đẩy lưu huỳnh nóng chảy lên mặt đất.
2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất
2H2S + O2 (thiếu) → 2S + 2H2O
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp
- 90% lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuric
- 10% lưu huỳnh còn lại dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng, chế tạo diêm,….
- Lưu huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3)
- Hiđro sunfua, axit sufuhiđric (H2S )
- Axit sunfuric (H2SO4 )
VIII. Bài tập liên quan về Lưu huỳnh (S)
Câu 1: Vị trí của nguyên tố lưu huỳnh (z = 16) trong bảng tuần hoàn hóa học là
A. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
B. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm IVA.
D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm IVA.
Lời giải:
Đáp án A.
Cấu hình electron của lưu huỳnh: 1s22s22p63s23p4
Lưu huỳnh thuộc ô thứ 16 (do z = 16), chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron), nhóm VIA (do có 6e lớp ngoài cùng, nguyên tố p).
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là
A. Na. B. Cl.
C. O. D. S.
Lời giải:
Đáp án D.
Cấu hình của X: 1s22s22p63s23p4.
→ X thuộc ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. X là lưu huỳnh (S).
Câu 3: Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là
A. 0, 2, 4, 6. B. -2, 0, +4, +6.
C. 1, 3, 5, 7. D. -2, +4, +6.
Lời giải:
Đáp án D.
Ở trạng thái cơ bản S có 2 electron độc thân, ở trạng thái kích thích S có 4 hoặc 6 electron độc thân. Do đó trong hợp chất S có thể thể hiện các số oxi hóa -2, +4, +6.
Câu 4: Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây?
A. O2. B. Al.
C. H2SO4 đặc. D. F2.
Lời giải:
Đáp án B.
Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2, S thể hiện tính oxi hóa.
Câu 5: Cho phản ứng: S + 2H2SO4(đặc) → 3SO2↑ + 2H2O. Tỉ lệ số nguyên tử S bị khử và số nguyên tử S bị oxi hóa là
A. 1 : 2. B. 1 : 3.
C. 3 : 1. D. 2 : 1.
Lời giải:
Đáp án D.
Quá trình khử:
Quá trình oxi hóa:
PTSC:
→ Tỉ lệ số nguyên tử S bị khử và số nguyên tử S bị oxi hóa là 2 : 1.
Câu 6: Có bao nhiêu gam SO2 hình thành khi cho 1,28 gam S phản ứng hoàn toàn với lượng O2 dư?
A. 2,28 g B. 2,00 g
C. 1,00 g D. 2,56 g
Lời giải:
Đáp án D.
Câu 7: Đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
A. F2. B. O3.
C. S. D. O2.
Lời giải:
Đáp án C.
Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2, S thể hiện tính oxi hóa.
Số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4, S thể hiện tính khử.
Câu 8: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
Lời giải:
Đáp án C
Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2, S thể hiện tính oxi hóa.
Số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4, S thể hiện tính khử.
Câu 9: Dãy gồm các chất đều tác dụng trực tiếp với lưu huỳnh là
A. Hg, O2, HCl.
B. Pt, Cl2, HCl.
C. Zn, O2, F2.
D. Na, Br2, H2SO4 loãng.
Lời giải:
Đáp án C
Zn + S ZnS
S + O2 SO2
S + 3F2 → SF6
Câu 10: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?
A. Al. B. Fe.
C. Hg. D. Cu.
Lời giải:
Đáp án C.
Hg + S → HgS