Tại sao dầu nhẹ có giá trị hơn dầu nặng? Tại sao dầu mỏ Bạch Hổ của Việt Nam có giá trị kinh tế cao

819

Với giải Câu hỏi 2 trang 41 Chuyên đề Hóa học 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 11 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ

Câu hỏi 2 trang 41 Chuyên đề Hóa học 11: Tại sao dầu nhẹ có giá trị hơn dầu nặng? Tại sao dầu mỏ Bạch Hổ của Việt Nam có giá trị kinh tế cao?

Lời giải:

Có nhiều tiêu chí để phân loại được dầu mỏ, để đơn giản người ta thường dựa vào chỉ số API (American Petroleum Institute) để phân loại dầu nặng và nhẹ, và hàm lượng các nguyên tố cơ kim khác, hay như dầu chứa ít sulfur gọi là dầu ngọt, còn nhiều sulfur là dầu chua.

Chỉ số API > 31,1 là dầu nhẹ, nghĩa là giàu paraffin, là dầu lỏng, màu sáng, chứa hàm lượng xăng, dầu diesel cao hơn dầu nặng.

Chỉ số 10 < API < 22,3 là dầu nặng, nghĩa là dầu giàu arene, màu càng sẫm, độ nhớt cao, chứa nhiều hắc ín, kim loại nặng….

Dựa trên tiêu chí API ta thấy giá trị kinh tế của dầu nhẹ cao hơn dầu nặng.

Mỏ dầu Bạch Hổ của Việt Nam chứa hàm lượng paraffin 29%, chỉ số API 36,6 và hàm lượng sulfur thấp (0,03 - 0,05%) nên dầu của mỏ Bạch Hổ được phân loại dầu nhẹ và ngọt nên mang lại giá trị kinh tế cao.

Đánh giá

0

0 đánh giá