Giải Chuyên đề Hóa 11 Kết nối tri thức Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam

2.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Hóa học lớp 11 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Hóa học 11 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam

Mở đầu trang 48 Chuyên đề Hóa học 11: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam phát triển như thế nào?

Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ?

Tại sao nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người?

Lời giải

Sự phát triển của ngành dầu mỏ thế giới: Năm 1855, quá trình chưng cất dầu mỏ được thực hiện ở trường đại học Yale, thu được một lượng nhỏ naphtha. Đến năm 1936, naphtha được sử dụng thương mại để sản xuất xăng. Năm 1920, tập đoàn thương mại đa quốc gia Linde tại Đức đã sản xuất được ethylene từ nguyên liệu có nguồn gốc từ khí thiên nhiên.

Từ những năm 1960, ethylene được sản xuất từ dầu mỏ đã thống trị thị trường Châu Âu. Sản xuất các sản phẩm hoá dầu tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm ở Châu Âu và Nhật Bản.

Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thập niên 1970 và những năm 1980 đã làm giảm 20% − 30% sản lượng các sản phẩm hoá dầu cơ bản ở các nước công nghiệp phát triển nhưng hiệu quả việc ứng dụng năng lượng trong các quá trình cracking hơi nước đã được cải thiện. Những năm 1950 − 1980, các nhà máy ở Nam Phi với tổng công suất 0,2 triệu thùng mỗi ngày đã đáp ứng 60% nhu cầu trong nước. Trong những năm 1990, châu Âu sản xuất các sản phẩm hoá dầu cơ bản lớn nhất, đứng đầu là Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông đang nâng cao năng lực hoá dầu.

Sự phát triển của ngành dầu mỏ Việt Nam: Năm 1986, tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ được khai thác đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngành công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam. Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, có trữ lượng xác minh trên 500 triệu tấn (khoảng 3,5 tỉ thùng), được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietsovpetro) tổ chức khai thác một cách hệ thống và hiệu quả với sản lượng lớn (khoảng 12 triệu tấn/năm) là một điển hình đầu tiên được ghi nhận trong số liệu dầu khí thế giới. Liên doanh Vietsovpetro nay là Việt – Nga “Vietsovpetro" trong 30 năm từ 1986 đến 2016 đã khai thác được 220 triệu tấn dầu thô và cung cấp vào bờ trên 30 tỉ m3 khí đồng hành. Tính đến năm 2020, Vietsovpetro đã khai thác được tổng số trên 239 triệu tấn dầu thô.

Trải qua gần bốn thập kỉ, Petrovietnam đã có bước trưởng thành vượt bậc về mọi mặt để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của quốc gia. Tiếp nối sau Vietsovpetro, Tập đoàn dầu khí Nhật bản – Việt Nam (JVPC), Công ty dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ),.... đã phát hiện và tổ chức khai thác có hiệu quả các mỏ Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Nâu, Cá Ngừ Vàng, Ruby, Nam Rồng – Đồi Mồi, Hải Sư Đen,... Gần 50 công trình biển đã được kết nối hệ thống công nghệ liên hoàn để khai thác 5 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng và Nam Rỗng – Đồi Mồi.

Việt Nam có tiềm năng dầu khí rất lớn và những phát hiện mới về dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, khu vực quần đảo Hoàng Sa làm tăng thêm niềm tin, tạo động lực cho chúng ta phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ.

Với những thành tựu và bước phát triển vượt bậc, ngành công nghiệp dầu mỏ đã trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu khí trên thế giới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là yếu tố quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

- Ảnh hưởng của hoạt động khai thác dầu mỏ đến môi trường:

+ Sự cố tràn dầu: Dầu tràn ra ngoài môi trường nước sẽ phân tán vào trong nước theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, làm các loài sinh vật bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái… Dầu tràn gây tác động xấu và lâu dài đến hoạt động kinh tế - xã hội ở các vùng xảy ra sự cố tràn dầu.

+ Các hoạt động khai thác dầu có sử dụng hoá chất có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên trên biển.

+ Khí methane trong khí đồng hành thải ra được đốt chuyển thành carbon dioxide gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, khí methane gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh, mạnh hơn carbon dioxide.

- Để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ cần: thường xuyên bảo dưỡng và phát hiện các sự cố rò rỉ đường ống dẫn dầu.

- Có thể nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người do: trong lĩnh vực năng lượng, hydrogen thể hiện là một nhiên liệu gần như hoàn hảo. Hydrogen cháy trong không khí tạo nhiệt độ rất cao. Khi cháy trong oxygen, nhiệt độ có thể lên tới 3 000oC, cao nhất so với các khí như methane, ethane, propane. Sản phẩm cháy duy nhất là nước, thân thiện với môi trường.

II. Sản xuất dầu mỏ

Hoạt động trang 50 Chuyên đề Hóa học 11: Hãy tìm hiểu vai trò của các nước OPEC trong hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu mỏ.

Lời giải:

Trữ lượng và sản lượng dầu khí của thế giới phân bố không đồng đều giữa các châu lục và khu vực kinh tế. Các nước OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries − Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) kiểm soát hơn 40% sản lượng dầu mỏ, các nước phát triển chiếm khoảng 70% sản lượng khai thác, các nước phương tây là 19%.

Câu hỏi 1 trang 51 Chuyên đề Hóa học 11: Hãy trình bài sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam

Lời giải:

Sự phát triển của ngành dầu mỏ Việt Nam: Năm 1986, tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ được khai thác đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngành công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam. Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, có trữ lượng xác minh trên 500 triệu tấn (khoảng 3,5 tỉ thùng), được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietsovpetro) tổ chức khai thác một cách hệ thống và hiệu quả với sản lượng lớn (khoảng 12 triệu tấn/năm) là một điển hình đầu tiên được ghi nhận trong số liệu dầu khí thế giới. Liên doanh Vietsovpetro nay là Việt – Nga “Vietsovpetro" trong 30 năm từ 1986 đến 2016 đã khai thác được 220 triệu tấn dầu thô và cung cấp vào bờ trên 30 tỉ m3 khí đồng hành. Tính đến năm 2020, Vietsovpetro đã khai thác được tổng số trên 239 triệu tấn dầu thô.

Trải qua gần bốn thập kỉ, Petrovietnam đã có bước trưởng thành vượt bậc về mọi mặt để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của quốc gia. Tiếp nối sau Vietsovpetro, Tập đoàn dầu khí Nhật bản – Việt Nam (JVPC), Công ty dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ),.... đã phát hiện và tổ chức khai thác có hiệu quả các mỏ Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Nâu, Cá Ngừ Vàng, Ruby, Nam Rồng – Đồi Mồi, Hải Sư Đen,... Gần 50 công trình biển đã được kết nối hệ thống công nghệ liên hoàn để khai thác 5 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng và Nam Rỗng – Đồi Mồi.

Việt Nam có tiềm năng dầu khí rất lớn và những phát hiện mới về dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, khu vực quần đảo Hoàng Sa làm tăng thêm niềm tin, tạo động lực cho chúng ta phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ.

Với những thành tựu và bước phát triển vượt bậc, ngành công nghiệp dầu mỏ đã trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu khí trên thế giới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là yếu tố quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

III. Tác động của dầu mỏ đến môi trường

Hoạt động trang 51 Chuyên đề Hóa học 11: Hãy tìm hiểu sự tác động của hoạt động khai thác dầu khí đến môi trường và trả lời câu hỏi:

1. Sự cố tràn dầu xảy ra do nguyên nhân nào?

2. Cho biết một ví dụ về sự cố tràn dầu trên biển, phân tích nguyên nhân, tác hại của nó đối với con người và môi trường.

Lời giải:

1. Các nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu:

- Sự cố tràn dầu có thể xảy ra đặc biệt nghiêm trọng tại giàn khoan. Ví dụ: bão, động đất làm đổ giàn khoan hoặc giàn khoan bị nổ, hệ thống ngăn dầu bị hỏng, rò rỉ đường ống dẫn, …

- Sự cố tràn dầu có thể xảy ra khi các tàu chở dầu bị hòng, tai nạn va chạm hoặc bị mắc cạn, tàu có thể va vào đá ngầm, san hô, … khiến một lượng lớn dầu bị tràn ra ngoài.

2. Ví dụ một sự cố tràn dầu trên biền: Vụ tràn dầu M/T Haven Tanker năm 1991

Nơi diễn ra: Genoa, Italy. Số lượng dầu tràn: 42 triệu gallons.

Con tàu chở dầu M/T Haven Tanker đã bị nổ ngoài khơi bờ biển Italy vì lí do kỹ thuật. Con tàu bị nổ, kèm theo là cái chết của 6 thủy thủ. Ngay sau vụ tai nạn, chính phủ Italy đã nỗ lực kéo tàu ra xa khơi nhưng thất bại. Ngày nay, chúng trở thành một địa điểm du lịch, với danh hiệu, chiếc tàu mắc cạn nổi tiếng nhất thế giới, nằm cách bờ biển 250 m.Vào thời điểm xảy ra vụ việc, các đơn vị cứu hộ Italy sử dụng các biện pháp cứu hỏa để kiểm soát đám cháy và sự lan tràn của dầu.

Tác hại của sự cố tràn dầu đối với môi trường:

Tràn dầu gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cũng như sức khoẻ của người dân. Khi dầu tràn trên đất, nếu không được xử lí để càng lâu dầu càng ngấm sâu. Dầu làm nhiễm độc lâu dài môi trường đất và nước ngầm, tác động lên cây trồng, làm chậm và giảm tỉ lệ nảy mầm của cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài thực vật. Dầu tràn nổi lên trên mặt nước, loang rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước của biển, khu vực ven bờ và đến môi trường sống của các loại sinh vật như phù du, tảo biển, rừng ngập mặn, hệ thuỷ – hải sản. Dầu “nhẹ” dễ bay hơi nên dễ bắt lửa hoặc phát nổ ngay trên mặt biển. Dầu nhẹ có thể giết chết động hoặc thực vật và cũng nguy hiểm đối với con người khi hít phải khói hay bị tác động lên da.

Dầu rất “nặng” khi bị tràn ra, có thể tồn tại lâu trong môi trường, nếu không có biện pháp loại bỏ sẽ gây hại cho cả hệ sinh thái dưới nước và trên cạn, là chất gây ô nhiễm hữu cơ thường xuyên nhất của hệ sinh thái dưới nước.

Câu hỏi 2 trang 52 Chuyên đề Hóa học 11: Tại sao khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tán vào nước, đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh?

Lời giải:

Vì dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, nhờ vào các yếu tố tự nhiên như: sóng, gió và thủy triều càng thúc đẩy sự lan rộng của dầu trên bề mặt nước.

Câu hỏi 3 trang 52 Chuyên đề Hóa học 11: Tại sao sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền?

Lời giải:

Sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền vì một số nguyên nhân sau:

- Khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tán vào nước, đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh. Dẫn đến trên biển sự cố tràn dầu sẽ ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn hơn rất nhiều so với trên đất liền.

- Ô nhiễm biển do dầu từ các vụ tai nạn tàu làm hàm lượng dầu trong nước biển tăng lên đột biến, đưa lại ảnh hưởng trực tiếp, ngay tức khắc và rất rõ ràng tới môi trường biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người về mọi mặt. Chính vì thế, sự cố tràn dầu trong các vụ tai nạn thường thu hút nhiều sự quan tâm của nhân loại.

- Hậu quả là ô nhiễm môi trường do dầu sẽ làm hủy hoại các hệ thống sinh thái động vật trên biển, ven biển, trên sông, các hệ sinh thái nhạy cảm như san hô, rừng ngập mặn, đặc biệt nó còn tác động trực tiếp và gây nên những thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn cho các tổ chức, cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven biển, ven sông như các hoạt động nuôi trồng khai thác thủy sản, du lịch biển, làm muối nông nghiệp…

- Ô nhiễm môi trường biển do dầu còn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe tính mạng của con người. Bởi lẽ theo các chuyên gia đánh giá nồng độ dầu trong nước đạt 0,1 mg/l có thể gây chết các loại sinh vật phù du; cá; chim biển ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy; làm giảm tỉ lệ sống sót của san hô, làm rừng ngập mặn bị chết; dầu bám vào cơ thể hoặc sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước làm giảm giá trị sử dụng và cản trở các hoạt động kinh tế ven biển.

- Khi có sự cố tràn dầu, dầu sẽ trôi theo dòng chảy mặt nước, theo sóng, gió, dòng chiều dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan và gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe đối với các du khách khi tham quan du lịch. Do vậy doanh thu của ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề…

Hoạt động trang 54 Chuyên đề Hóa học 11: Hãy tìm hiểu hoạt động của nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên và khí dầu mỏ của Việt Nam.

Lời giải:

Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ra đời ngày 15/02/1997 với 2 tổ máy tuabin khí đầu tiên, thuộc dự án Phú Mỹ 2.1, tổng công suất 288 MW, chu trình đơn. Cán bộ công nhân viên nhà máy có nhiệm vụ quản lý vận hành sản xuất điện vừa phải chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo lực lượng kỹ thuật, quản lý, sẵn sàng tiếp nhận các tổ máy của các dự án tiếp theo.

Hàng năm, các Nhà máy điện Phú Mỹ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hơn 16 tỷ kWh, chiếm khoảng 26% sản lượng điện phía Nam và khoảng 11% sản lượng điện toàn hệ thống điện. Vào những ngày cao điểm mùa khô hàng năm, mỗi ngày Công ty sản xuất từ 50 - 57 triệu kWh, chiếm khoảng 17% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa Học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Chuyên đề 1: Phân bón

Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ

Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ

Đánh giá

0

0 đánh giá