Với giải Hoạt động trang 24 Chuyên đề Hóa học 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Phân bón hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 11 Bài 3: Phân bón hữu cơ
Hoạt động trang 24 Chuyên đề Hóa học 11: Em hãy làm phân bón từ rác thải hữu cơ ở gia đình.
Lời giải:
Các bước làm phân bón từ rác thải hữu cơ gia đình:
Bước 1: Chọn thùng chứa phân bón hữu cơ.
Đầu tiên, cần chuẩn bị thùng chứa như thùng nhựa, thùng gỗ … có thể tích khoảng 20 – 120 lít. Chú ý nên khoan các lỗ nhỏ ở thân thùng để có chỗ thoát nước.
Ngoài ra, có thể mua các thùng ủ rác hữu cơ có bán sẵn với thiết kế và dung tích phù hợp theo nhu cầu.
Bước 2: Xác định vị trí đặt thùng thích hợp.
Do thùng chứa rác thải hữu cơ nên sẽ gây mùi. Do đó, cần đặt thùng ở xa chỗ sinh hoạt, gần chỗ thoát nước.
Bước 3: Phân loại rác, chọn những rác thải hữu cơ làm phân bón hữu cơ tại nhà.
+ Phân xanh (cung cấp nitrogen): rau quả thừa, lá cây tươi, bã cà phê, bã đậu, ….
+ Phân nâu (cung cấp carbon): mùn cưa, rơm rạ, lá khô, vỏ trứng, bã trà …
Chú ý: Không dùng xương thịt của các loại gia súc, gia cầm vì sẽ gây hôi, thối; không dùng các loại rác có chứa nhiều tinh dầu như vỏ quýt, cam … do những loại rác này có chứa nhiều tinh dầu ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật có lợi.
Bước 4: Trộn các loại rác hữu cơ
Khi đã phân biệt được phân xanh và phân nâu, thực hiện rải 10 cm phân nâu sau đó rải 1 lớp phân xanh rồi 10 cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp sau đó ủ 2 tuần thì bắt đầu tưới nước cho hỗn hợp ủ, tránh tưới nhiều nước. Sau khi tưới nước lại tiếp tục trộn đều hỗn hợp lên, rải một lớp phân nâu lên bề mặt hỗn hợp cho đầy thùng chứa.
Kiểm tra độ ẩm: Sử dụng tay nắm hỗn hợp rác hữu cơ nếu thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay ta cần bổ sung thêm rơm rạ hoặc mùn cưa … để cân bằng lượng nước có trong rác hữu cơ. Nếu nắm lại mà khi mở lòng bàn tay ra thấy rác tơi và rời rạc có nghĩa là rác bị thiếu độ ẩm cần phải bổ sung thêm nước, còn nếu thấy hỗn hợp kết dính thì độ ẩm đạt yêu cầu.
Đến lúc này các bạn chỉ cần đợi khoảng 30 ngày phân đã phân hủy thành phân compost. Phân hữu cơ tự ủ có những đặc điểm như:
+ Phân hữu cơ chuyển sang màu nâu đất.
+ Có mùi của đất.
+ Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn có nghĩa là phân hữu cơ tự làm tại nhà đã phân hủy hoàn toàn và có thể đem đi sử dụng.
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa Học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động trang 24 Chuyên đề Hóa học 11: Em hãy làm phân bón từ rác thải hữu cơ ở gia đình...
Câu hỏi 3 trang 25 Chuyên đề Hóa học 11: Giải thích tại sao:...
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa Học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: