Khi chế biến và sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng cần lưu ý gì

447

Với giải Câu hỏi 2 trang 23 Chuyên đề Hóa học 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Phân bón hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 11 Bài 3: Phân bón hữu cơ

Câu hỏi 2 trang 23 Chuyên đề Hóa học 11: Khi chế biến và sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng cần lưu ý gì?

Lời giải:

 

Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ khoáng

Chế biến

- Cần nhiều thời gian để phân hủy.

- Thường phát sinh mùi, lôi kéo ruồi, nhặng … nên chế biến nơi thoáng khí, tách biệt với khu vực sinh sống.

Thường phát sinh mùi hoặc lôi kéo ruồi, nhặng … nên đặt hỗn hợp ủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Chế biến ở nơi thoáng khí, tách biệt với khu vực sinh sống.

Sử dụng

Phân hữu cơ cần dùng lượng lớn mới đủ chất dinh dưỡng, bón lót sớm. Độ vùi sâu xuống đất tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, mùa vụ, thành phần cơ giới của đất.

- Đối với cây ngắn ngày thường dùng để bón lót, với cây dài ngày thường bón sau mỗi vụ thu hoạch để làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.

- Để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất thì cần đảm bảo độ ẩm của đất trước khi bón.

- Không trộn phân hữu cơ sinh học với các loại phân hóa học hay tro bếp.

Được sử dụng để bón lót và bón thúc vì chất vô cơ trong phân bón được hấp thụ rất nhanh.

Đánh giá

0

0 đánh giá