Khoảng cách từ Trái Đất, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Hỏa đến Mặt Trời được biểu thị trong bảng bên

0.9 K

Với giải Bài 4 trang 34 Toán lớp 4 Cánh diều chi tiết trong Viết số tự nhiên trong hệ thập phân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán lớp 4. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 4 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Video bài giải Toán lớp 4 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân - Cánh diều

Giải Toán lớp 4 trang 34 Bài 4: Khoảng cách từ Trái Đất, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Hỏa đến Mặt Trời được biểu thị trong bảng bên. Hãy sắp xếp khoảng cách từ các hành tinh trên đến Mặt Trời theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất.

Hành tinh

Khoảng cách đến Mặt Trời (km)

Trái Đất

149 600 000

Sao Kim

108 000 000

Sao Thủy

57 910 000

Sao Hỏa

227 700 000

(Nguồn: http://solarsystem.nasa.gov)

Lời giải:

Sắp xếp khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời theo thứ tự từ bé đến lớn ta được như sau: 57 910 000; 108 000 000; 149 600 000; 227 700 000.

Sắp xếp thứ tự các hành tinh trên đến Mặt Trời theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất tương ứng là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa.

Lý thuyết Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

1. Hệ thập phân

Trong hệ thập phân, cứ mười đơn vị ở một hàng hợp lại thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.

Ví dụ: 10 đơn vị = 1 chục

          10 chục = 1 trăm

          10 trăm = 1 nghìn

          ....

2. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Với mười chữ số: 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 có thể viết được mọi số tự nhiên

Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ số. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Chẳng hạn, số 888 có ba chữ số 8, kể từ phải sáng trái mỗi chữ số 8 lần lượt nhận giá trị là 8 ; 80 ; 800.

Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân

3. So sánh các số tự nhiên

- Dựa vào vị trí của các số trong dãy số tự nhiên, số nào được đếm trước thì bé hơn

- Dựa vào quy tắc so sánh các số có nhiều chữ số

Đánh giá

0

0 đánh giá