Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm) sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.
Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm)
A. Lý thuyết Arene (Hydrocarbon thơm)
I. Khái niệm và danh pháp
1. Khái niệm
- Benzene là một hydrocarbon thơm có công thức phân tử C6H6. Mô hình phân tử benzene.
-Những hydrocarbon trong phân tử chứa vòng benzene được gọi là các hydrocarbon thơm hay arene, có công thức chung là CnH2n-6 (n≥6).
2. Danh pháp
-Nhiều hợp chất thơm dược gọi theo tên thông thường (toluene, xylene,…).
II. Tính chất vật lý
-Nhẹ hơn nước, kém tan trong nước và thường được dùng làm dung môi để hào tan các chất hữu cơ.
-Thường có mùi đặc trưng, một số chất độc.
III. Tính chất hóa học
-Thể hiện tính chất hóa học của vòng thơm và tính chất của mạch nhánh alkyl.
1. Các phản ứng ở vòng benzene
a) Phản ứng thế
- Phản ứng thế halide
- Phản ứng nitro hóa
- Quy tắc chung: Khi vòng benzene có gắn nhóm thế alkyl (-CH3;-C2H5,…) các phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzene xảy ra dễ dàng hơn so với benzene và ưu tiên thế vào vị trí ortho hoặc para so với nhóm alkyl.
b) Phản ứng cộng
- Cộng hydrogen
- Cộng chlorine
2. Các phản ứng khác
a) Phản ứng oxi hóa mạch nhánh alkyl
b) Phản ứng cháy
-Phản ứng oxi hóa hoàn toàn hydrocarbon thơm (phản ứng cháy) tỏa ra nhiều nhiệt
IV. Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế
Hydrocarbon thơm hầu hết đều được điều chế từ dầu mỏ hoặc qua quá trình reforming.
2. Ứng dụng
- Dùng làm nhiên liệu.
- Làm dung môi để sản xuất sơn, cao su, mực in, dược mỹ phẩm,…
- Làm nguyên liệu sản xuất LAS,…
Sơ đồ tư duy Arene (Hydrocarbon thơm)
B. Trắc nghiệm Arene (Hydrocarbon thơm)
Câu 1. Styrene là một hydrocarbon thơm có công thức phân tử C8H8. Công thức cấu tạo của styrene là
Đáp án đúng là: A
Công thức cấu tạo của styrene là
Câu 2. Chất nào sau đây có thể làm nhạt màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở điều kiện thường?
A. Benzene.
B. Toluene.
C. Styrene.
D. Naphthalene.
Đáp án đúng là: C
Styrene có thể làm nhạt màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở điều kiện thường.
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br.
Câu 3. Tính chất nào không phải của benzene?
A. Tác dụng với Br2 (to, FeBr3).
B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.
D. Tác dụng với Cl2, askt.
Đáp án đúng là: C
Benzene không tác dụng với KMnO4 kể cả khi đun nóng.
Câu 4. Số đồng phân hydrocarbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Đáp án đúng là: B
Có 4 đồng phân hydrocarbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là:
Câu 5. A là đồng đẳng của benzene có công thức nguyên là: (C3H4)n. Công thức phân tử của A là
A. C3H4.
B. C6H8.
C. C9H12.
D. C12H16.
Đáp án đúng là: C
A: (C3H4)n = C3nH4n ⇒ 4n = 2.3n – 6 ⇒ n = 3: C9H12.
Câu 6. Số nguyên tử carbon và hydrogen trong benzene lần lượt là
A. 12 và 6.
B. 6 và 6.
C. 6 và 12.
C. 6 và 14.
Đáp án đúng là: B
Số nguyên tử carbon và hydrogen trong benzene lần lượt là: 6 và 6.
Câu 7. Công thức phân tử nào sau đây có thể là công thức của hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene?
A. C8H16.
B. C8H14.
C. C8H12.
D. C8H10.
Đáp án đúng là: D
Dãy đồng đẳng của benzene có công thức chung là CnH2n-6 (n ≥ 6). Vậy hợp chất C8H10 thuộc dãy đồng đẳng của benzene.
Câu 8. Cho hai hydrocarbon thơm có cùng công thức phân tử C9H12:
Hai hợp chất trên là
A. đồng phân không gian.
B. đồng phân vị trí nhóm thế trong vòng benzene.
C. đồng phân mạch carbon.
D. đồng phân vị trí liên kết đôi.
Đáp án đúng là: C
Hai hợp chất trên là đồng phân mạch carbon.
Câu 9. Công thức của toluene (hay methylbenzene) là
Đáp án đúng là: B
Công thức của toluene (hay methylbenzene) là
Câu 10. Hydrocarbon X có công thức cấu tạo như sau:
Tên gọi của X là
A. o-dimethylbenzene.
B. o-diethylbenzene.
C. m-dimethylbenzene.
D. m-diethylbenzene.
Đáp án đúng là: C
: m-dimethylbenzene.
Câu 11. Chất X tác dụng với benzene (xt, t°) tạo thành ethylbenzene. Chất X là
A. C2H4.
B. C2H2.
C. CH4.
D. C2H6.
Đáp án đúng là: A
C6H6 + C2H4 C6H5-C2H5.
Câu 12. Sản phẩm chính trong hỗn hợp thu được khi cho toluene phản ứng với bromine theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt FeBr3) là
A. p-bromotoluene và m-bromotoluene.
B. benzyl bromide.
C. o-bromotoluene và p-bromotoluene.
D. o-bromotoluene và m-bromotoluene.
Đáp án đúng là: C
Sản phẩm chính trong hỗn hợp thu được khi cho toluene phản ứng với bromine theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt FeBr3) là o-bromotoluene và p-bromotoluene.
Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng sau:
C6H5-CH(CH3)2
X và Y đều là các sản phẩm hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C6H5-CH(COOH)2.
B. C6H5-COOH.
C. C6H5-COOK.
D. C6H5- CH(COOK)2.
Đáp án đúng là: C
C6H5-CH(CH3)2
Câu 14. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt ethylbenzene và styrene?
A. H2/Ni, to.
B. KMnO4, to.
C. Dung dịch Br2.
D. Cl2/FeCl3, to.
Đáp án đúng là: C
Để phân biệt ethylbenzene và styrene có thể sử dụng dung dịch bromine:
+ Styrene phản ứng ngay ở điều kiện thường làm mất màu dung dịch bromine.
+ Ethylbenzene không phản ứng với dung dịch bromine ở điều kiện thường.
Chú ý: Cả styrene và ethylbenzene đều phản ứng với KMnO4 khi đun nóng.
Câu 15. Nhận xét nào sau đây về tính chất hoá học của benzene là không đúng?
A. Benzene khó tham gia phản ứng cộng hơn ethylene.
B. Benzene dễ tham gia phản ứng thế hơn so với phản ứng cộng.
C. Benzene không bị oxi hoá bởi tác nhân oxi hoá thông thường.
D. Benzene làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường.
Đáp án đúng là: D
Benzene không làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường.
Xem thêm các bài tóm tắt Hóa học lớp 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác: