Đề thi THPT quốc gia môn Hóa học lớp 12 năm 2020

Tải xuống 4 6.7 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề thi THPT quốc gia môn Hóa học lớp 12 năm 2020, tài liệu bao gồm 9 trang, tuyển chọn  đề thi  môn Hóa học lớp 12 thời gian thi. Đề thi được tổng hợp từ các trường THPTtrên cả nước giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi THPT quốc gia môn Hóa học lớp 12 sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ở GD & ĐT TP. HCM
TRƯỜNG THPT THÀNH NHÂN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NGÀY 07.06.2020
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài; 50 phút
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề 820

Họ, tên thí sinh: ..........................................................................
Số báo danh :...............................................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe =
56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 1: Monosaccarit làm mất màu nước brom là
A. glucozơ B. saccarozơ C. fructozơ D. xenlulozơ
Câu 2: Chất nào dưới đây không phải chất điện li?
A. C2H5OH B. HCl C. KNO3 D. NaOH
Câu 3: Để biến dầu ăn thành bơ, ta dùng
A. Phản ứng hidro hóa B. Phản ứng xà phòng hóa
C. Phản ứng este hóa D. Phản ứng oxi hóa
Câu 4: Để phân biệt hai chất rắn mất nhãn là Al và Mg, ta dùng
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng.
Câu 5: Thành phần chính của quặng boxit là
A. Al2O3 B. Fe2O3 C. MgO D. CaCO3
Câu 6: Công thức của sắt (II) hiđroxit là
A. Fe(OH)2 B. Fe(OH)3 C. FeO D. Fe2O3
Câu 7: Este nào dưới đây cho được phản ứng tráng bạc?
A. etyl fomat B. metyl axetat C. etyl acrylat D. metyl propionat
Câu 8: Phát biểu không đúng là
A. Các chất béo đều cho phản ứng cộng H2 (Ni; to).
B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính.
C. Các peptit đều cho phản ứng thủy phân.
D. Etilen cho được phản ứng trùng hợp.
Câu 9: Chất không làm giấy quì tím ẩm hóa xanh là
A. anilin B. metylamin C. amoniac D. etylamin
Câu 10: Argentina là một trong những nước xuất khấu thịt bò hàng đầu thế giới với khoảng 51 triệu đàn
gia súc. Việc tận dụng hơi ợ của chúng để sản xuất nhiên liệu là một cách để giảm bớt tình trạng gây
hiệu ứng nhà kính, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Trong hơi ợ của
trâu, bò có chứa khí nào là cơ sở của việc tận dụng trên?
A. CH4 B. O2 C. CO2 D. N2
Câu 11: Điều gì xảy ra khi luộc chín một quả trứng?
A. protein bị ngưng tụ. B. protein bị đông tụ.
C. protein bị thủy phân. D. protein thể hiện phản ứng màu biure.
Câu 12: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch nào dưới đây không có xuất hiện kết tủa?
A. Mg(NO3)2 B. BaCl2 C. FeSO4 D. (CH3COO)2Cu
Câu 13: Hợp chất trong đó sắt thể hiện số oxi hóa +3 là
A. Fe(OH)2 B. Fe(NO3)3 C. FeCl2 D. FeO
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Các amin đều có mùi thơm khó chịu, dễ tan trong nước.
B. Tinh bột gồm có amilozơ (mạch không phân nhánh) và amilopectin (mạch phân nhánh).
C. Cây xanh hô hấp thải ra O2 cần thiết cho sự sống.
D. Fructozơ có khả năng làm mất màu nước brom.
Câu 15: Giá trị của n trong phản ứng thủy phân tetrapeptit mạch hở (Gly)4 sau đây là
  (Gly)4 + nH2O 4Gly
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
  2
Câu 16: Nước vôi trong là dung dịch bazơ nào dưới đây?
A. NaOH B. KOH C. Ba(OH)2 D. Ca(OH)2.
Câu 17: Bản chất của ăn mòn kim loại là
A. Kim loại bị khử
B. Kim loại bị gỉ sét.
C. Kim loại bị hidro hóa.
D. Kim loại bị oxi hóa.
Câu 18: Hòa tan hết 2,7 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư được 2,52 lít H2. Kim loại M là
A. Al B. Fe C. Zn D. Mg
Câu 19: Nhôm kim loại không tan trong dung dịch nào dưới đây?
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 20: Để làm mềm nước có tính cứng toàn phần, ta dùng
A. KCl B. NaHCO3 C. HCl D. Na2CO3
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 0,15 mol Al trong dung dịch NaOH dư thấy có x mol NaOH phản ứng. Giá
trị của x là
A. 0,225 B. 0,300 C. 0,150 D. 0,075
Câu 22: Khi cho giấm ăn vào cốc chứa một ít vỏ trứng gà, hoặc vịt . . . thấy có hiện tượng sủi bọt khí.
Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng là
 A. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
 B. CaCO3 + 2CH3COOH (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
 C. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
 D. Ca(OH)2 + 2CH3COOH (CH3COO)2Ca + 2H2O
Câu 23: Hiđrocacbon chỉ toàn liên kết đơn trong phân tử là
 A. etan B. axetilen C. benzen D. etilen 
H OH H O   Câu 24: 2 Phương trình phản ứng nào dưới đây có phương trình ion thu gọn là ?
 A. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
 B. Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O
 C. Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O
 D. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
Câu 25: Sắt kim loại tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch muối nào dưới đây?
A. Fe(NO3)2 B. MgCl2 C. K3PO4 D. Fe2(SO4)3
Câu 26: Cho 52 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M thu
được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với
A. 74 B. 70 C. 80 D. 77
Câu 27: Hòa tan hết một lượng nhôm kim loại trong dung dịch HNO3 dư không thấy khí thoát ra và thu
được dung dịch X. Số chất tan trong dung dịch X là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam hỗn hợp E gồm etyl fomat và metyl axetat cần vừa đủ bao
nhiêu ml dung dịch NaOH 2M đun nóng?
A. 120 ml B. 60 ml C. 30 ml D. 240 ml
Câu 29: Hòa tan hết 10 gam rắn X gồm FeO; Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thấy có 0,34 mol
HCl phản ứng. Hòa tan hết cũng lượng X trên trong H2SO4 loãng, dư được dung dịch chứa bao nhiêu
gam muối?
A. 30,0. B. 23,6. C. 26,3. D. 32,6.
Câu 30: Phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây trong không khí là phản ứng oxi hóa-khử?
A. Fe(OH)3 B. Mg(OH)2 C. CaCO3 D. Fe(OH)2
Câu 31: Có các phát biểu sau
1. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3 không thu được kết tủa sau phản ứng.
2. Dẫn CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 là cách để thu được kết tủa cực đại.
3. Natri kim loại được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn).
4. Gạch nung, ngói nung có màu nâu đỏ là màu của Fe2O3.
 Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
  3
Câu 32: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho
toàn bộ X tác dụng hết với 40 gam CuO (dư) nung nóng, sau phản ứng thu được 33,6 gam hỗn hợp rắn
Y. Phần trăm thể tích khí H2 trong X là:
A. 75,00% B. 28,57% C. 60,00% D. 66,67%
Câu 33: X là chất hữu cơ no, mạch hở. Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
 X + 2NaOH Y + C2H5OH + H2O
  Y + 2HCl  Z + 2NaCl
 nZ + nT  nilon-6,6 + 2nH2O
 Phân tử khối của X là
A. 202 B. 132 C. 174 D. 168
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO2 và 1,04 mol H2O. Xà phòng hóa cũng lượng
triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y
thu được CO2; 0,99 mol H2O và x mol Na2CO3. Giá trị của x là
A. 0,040 B. 0,045 C. 0,030 D. 0,060
Câu 35: Cho 12,5 gam rắn M gồm XHCO3 và YCO3 (X, Y là các kim loại kiềm và kiềm thổ) tan hết
vào dung dịch HCl dư, nhận thấy dù 12,5 gam rắn M được trộn theo bất cứ tỉ lệ mol nào giữa XHCO3 và
YCO3, thể tích CO2 thu được vẫn luôn không đổi là 2,8 lít. Phát biểu không đúng là
A. Các kim loại X, Y đều được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng.
B. YCO3 là thành phần chính của đá vôi.
C. XOH là bazơ mạnh, tên thông dụng là xút ăn da.
D. X, Y đều phản ứng với nước ở ngay nhiệt độ thường.
Câu 36: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bình cầu 10 ml metyl axetat.
Bước 2: Thêm tiếp 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình.
Bước 3: Lắc đều bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
 Cho các phát biểu sau:
1. Ở bước 2 có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
2. Kết thúc bước 2, chất lỏng trong bình là đồng nhất, không phân lớp.
3. Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
4. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
5. Sau bước 3, thêm vào bình khoảng 5 ml dung dịch NaCl bão hòa thấy xà phòng xuất hiện, nổi lên trên.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Dẫn từ từ đến dư CO2 vào cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 được kết quả cho bởi bảng sau:
Thể tích CO2
(lít)
0,4V 0,6V 0,8V V 1,25V
 Số gam kết tủa m 1,5m 12,2 9 5
 Giá trị của m là
A. 3,6. B. 4,8. C. 6,4. D. 6,1.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol) tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 59,32 gam hỗn hợp T gồm 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp và
1,36 mol hỗn hợp muối W. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp W cần vừa đủ 0,68 mol O2, thu được CO2,
Na2CO3 và 0,63 mol H2O. Giá trị của m là
A. 88,88. B. 106,80. C. 100,00. D. 92,68.
 Câu 39: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O2N2) là muối amoni của một -amino axit với amin và chất Y
(CmH2m+4O5N4) là muối amoni của một đipeptit mạch hở với amin. Cho 0,05125 mol E tác dụng với dung
dịch NaOH dư, đun nóng thấy có 4,15 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch chứa 9,985 gam muối
và thoát ra 2,77 gam khí Z là hỗn hợp gồm 2 amin. Phần trăm khối lượng chất Y trong hỗn hợp E là
A. 68% B. 80,0% C. 73,5% D. 75,0%
  4
Câu 40: Cho 59 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol) tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 0,7 mol hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác
dụng với Na dư, thu được 0,4 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,35 mol O2. Phần trăm khối
lượng của este có phân tử khối nhỏ hơn trong E gần nhất với
A. 60%. B. 65%. C. 75%. D. 55%.

Xem thêm
Đề thi THPT quốc gia môn Hóa học lớp 12 năm 2020 (trang 1)
Trang 1
Đề thi THPT quốc gia môn Hóa học lớp 12 năm 2020 (trang 2)
Trang 2
Đề thi THPT quốc gia môn Hóa học lớp 12 năm 2020 (trang 3)
Trang 3
Đề thi THPT quốc gia môn Hóa học lớp 12 năm 2020 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống