Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập 33 câu trắc nghiệm về hình vẽ thí nghiệm hóa học lớp 12 có đáp án, tài liệu bao gồm 15 trang, tuyển chọn 33 bài tập trắc nghiệm về hình vẽ thí nghiệm hóa học (có đáp án và lời giải chi tiết – nếu có), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi
A. nặng hơn không khí. B. nhẹ hơn không khí. C. rất ít tan trong nước. D. nhẹ hơn nước.
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào hình vẽ, ta thấy O2 được thu bằng cách đẩy nước. Người ta làm như vậy vì O2 rất ít tan trong nước.
Câu 2: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì ?
A. O2. B. CH4. C. C2H2. D. H2.
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào hình vẽ, ta thấy đây là thí nghiệm điều chế CH4.
Phương trình phản ứng :
CH4 thu được bằng cách đẩy nước vì nó không tan trong nước.
Câu 3: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trong các chậu nước X, Y, Z, T. Kết quả các thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ sau:
Hãy cho biết khí nào tan nhiều trong nước nhất ?
A. T. B. X. C. Y. D. Z.
Hướng dẫn trả lời
Khí Z tan nhiều trong nước nhất.
Giải thích : Z tan nhiều trong nước nhất làm áp suất trong ống nghiệm giảm nhiều nhất. Do đó nước trong chậu dâng lên ống nghiệm cao nhất.
Câu 4: Hình vẽ nào mô tả đúng cách thu khí O2 bằng phương pháp đẩy không khí ?
A. (II). B. (IV). C. (I). D. (III).
Hướng dẫn trả lời
Ta thấy : . Suy ra O2 nặng hơn không khí. Vậy phải đặt miệng bình thu khí O2 hướng lên trên (cách (I)) để O2 đi vào và đẩy không khí ra.
Câu 5: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì ?
A. C3H8. B. CH4. C. C2H2. D. H2.
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào hình vẽ, ta thấy đây là thí nghiệm điều chế C2H2.
Phương trình phản ứng :
C2H2 thu được bằng cách đẩy nước vì nó không tan trong nước.
Câu 6: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trong các chậu nước X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ sau:
Các khí X, Y, Z, T lần lượt là :
A. NH3, HCl, O2, SO2. B. O2, SO2, NH3, HCl. C. SO2, O2, NH3, HCl. D. O2, HCl, NH3, SO2.
Hướng dẫn trả lời
Các khí X, Y, Z, T lần lượt là : O2, SO2, NH3, HCl.
Giải thích :
Khí O2 không tan trong nước, vì thế nước trong chậu không dâng lên ống nghiệm.
Khí SO2 tan trong nước, tạo môi trường axit yếu có pH = 5.
Khí NH3 tan trong nước, tạo môi trường bazơ yếu có pH =10.
Khí HCl tan trong nước, tạo môi trường axit mạnh có pH = 1.
Câu 7: Khi lắp hệ thống điều chế oxi, ta phải đặt ống nghiệm chứa hóa chất như hình nào dưới đây?
A. (III). B. (II). C. (II) và (III). D. (I).
Hướng dẫn trả lời
Vì khí O2 nặng hơn không khí nên phải đặt ống nghiệm như hình (III) để oxi thoát ra dễ hơn.
Câu 8: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
B. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Khí Cl2 thu được trong bình eclen là khí Cl2 khô.
Hướng dẫn trả lời
Phát biểu không đúng là "Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO".
H2SO4 đặc có vai trò hút nước là đúng, nhưng không thể thay bằng CaO vì CaO phản ứng với Cl2 có lẫn hơi nước.
Phương trình phản ứng :
Câu 9: Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 :
Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ?
A. Xác định sự có mặt của O. B. Xác định sự có mặt của C và H.
C. Xác định sự có mặt của H. D. Xác định sự có mặt của C.
Hướng dẫn trả lời
Vai trò của bông và CuSO4 khan là để xác định sự có mặt của H trong C6H12O6.
C6H12O6 bị oxi hóa bởi CuO tạo thành các hợp chất vô cơ đơn giản là khí CO2 và hơi H2O. Hơi H2O đi qua bông tẩm CuSO4 khan sẽ làm màu sắc của CuSO4 bị biến đổi từ màu trắng sang màu xanh.
Sơ đồ phản ứng :
Câu 10: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí nghiệm
Trong điều kiện thích hợp, dung dịch X có thể phản ứng được với mấy chất trong số các chất sau : KMnO4, K2CO3, Fe3O4, NaHCO3, Ag, CuO, Al, Al(OH)3, dung dịch AgNO3, dung dịch Fe(NO3)2 ?
A. 8. B. 7. C. 9. D. 10.
Hướng dẫn trả lời
Từ hình vẽ ta thấy : X là khí HCl, dung dịch X là dung dịch HCl.
Dung dịch HCl vừa có tính axit và vừa có tính khử :
Suy ra : Dung dịch HCl có thể phản ứng được với 9 chất là :
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế như sau :
Trong điều kiện thích hợp, khí X phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây : Cl2 (khí), H2S (khí), S, CO, FeS2, C2H5OH, H2, SO2, Fe, Ag, NO, P ?
A. 9. B. 5. C. 7. D. 10.
Hướng dẫn trả lời
Từ hình vẽ thí nghiệm, ta thấy X là O2 : .
Trong số các chất đề cho, khí O2 phản ứng được với 10 chất :
1. |
6. |
2. |
7. |
3. |
8. |
4. |
9. |
5. |
10. |
PS : O2 không phản ứng trực tiếp với các halogen. Ag là kim loại hoạt động hóa học rất yếu nên không phản ứng với O2.
Câu 12: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí Z trong phòng thí nghiệm :
Z là khí nào ?
A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. Cl2.
Hướng dẫn trả lời
Các khí NH3, SO2, Cl2 không thu được bằng phương pháp đẩy nước vì : NH3 tan rất nhiều trong nước; SO2 và Cl2 vừa có khả năng phản ứng với nước và vừa tan trong nước.
Khí CO2 ít tan trong nước nên có thể thu được bằng cách đẩy nước. Vậy X là CO2.
Câu 13: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm:
Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Hình 3 : Thu khí N2, H2 và He. B. Hình 2 : Thu khí CO2, SO2 và NH3.
C. Hình 3 : Thu khí N2, H2 và NH3. D. Hình 1 : Thu khí H2, He và HCl.
Hướng dẫn trả lời
Hình 1 : Thu khí bằng cách đẩy không khí. Cách này dùng để thu các khí nhẹ hơn không khí.
Dẫn khí cần thu vào bình úp ngược, do khí này nhẹ hơn không khí nên sẽ đẩy không khí ra khỏi bình và chiếm chỗ của không khí.
Hình 2 : Thu khí bằng cách đẩy không khí. Cách này dùng để thu các khí nặng hơn không khí.
Dẫn khí cần thu vào bình, do khí này nặng hơn không khí nên sẽ đẩy không khí ra khỏi bình và chiếm chỗ của không khí.
Hình 3 : Thu khí bằng phương pháp đẩy nước. Những khí thu được bằng phương pháp này là những khí không tan hoặc rất ít tan trong nước, không phản ứng với nước hoặc phản ứng với nước rất ít.
Suy ra kết luận đúng là : "Hình 3 : Thu khí N2, H2 và He". N2, H2, He đều không phản ứng với nước và rất ít tan trong nước.
Các kết luận còn lại đều sai :
Hình 1 : Không thể thu được khí HCl, khí này nặng hơn không khí.
Hình 2 : Không thể thu được khí NH3, khí này nhẹ hơn không khí.
Hình 3 : Không thể thu được khí NH3, khí này tan rất nhiều trong nước.
Câu 14: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ :
Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt. B. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.
C. Tăng dần. D. Giảm dần đến tắt.
Hướng dẫn trả lời
Khi sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư sẽ xảy ra phản ứng :
\(\begin{array}{l}Ca{(OH)_2} + C{O_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\end{array}\)
Suy ra nồng độ ion trong cốc giảm dần đến mức thấp nhất, sau đó lại tăng dần.
Vậy độ sáng của bóng đèn thay đổi như sau : Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.
Câu 15: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm :
Trong điều kiện thích hợp, khí X có thể phản ứng được với mấy chất trong số các chất sau : dd KMnO4, nước Br2, dd FeCl3, khí H2S, Mg, dd NaOH dư, dd Na2SO3, dd BaCl2 ?
A. 6. B. 8. C. 5. D. 7.
Hướng dẫn trả lời
Từ hình vẽ mô tả thí nghiệm, ta thấy X là SO2 :
SO2 là một chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và là một oxit axit. Suy ra : Trong số các chất đề cho, SO2 có thể phản ứng với 7 chất :
\(\begin{array}{l}5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 2{H_2}S{O_4}\\S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O \to 2HBr + {H_2}S{O_4}\\S{O_2} + 2{H_2}S \to 3S \downarrow + 2{H_2}O\\S{O_2} + 2Mg \to 2MgO + S \downarrow \\S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O\\S{O_2} + N{a_2}S{O_3} + {H_2}O \to 2NaHS{O_3}\end{array}\)
Câu 16: Có 4 ống nghiệm mất nhãn, mỗi ống đựng một trong các khí H2, HCl, NH3, CH4, CO2, O2, với thể tích như nhau. Đánh số các ống nghiệm rồi úp ngược trên các chậu đựng nước, để yên một thời gian rồi dùng máy đo pH của các dung dịch thu được kết quả như hình vẽ :
Chọn khẳng định nào sau đâu là đúng ?
A. Khi thêm vài giọt phenolphtalein vào chậu (3) thì dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Khi thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu (3) thì mực nước trong ống nghiệm (3) sẽ dâng lên.
C. Khi cho khí trong ống nghiệm ở chậu (2) tiếp xúc với khí trong ống nghiệm ở chậu (4) sẽ xuất hiện khói trắng.
D. Khi thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu (2) thì mực nước trong ống nghiệm (2) sẽ hạ xuống.
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào kết quả thí nghiệm, ta thấy : Khí trong ống nghiệm ở chậu (1) không tan trong nước; khí trong ống nghiệm ở chậu (2) tan ít trong nước làm cho nước ở trong chậu dâng lên ống nghiệm một chút, dung dịch trong chậu có tính axit; khí trong ống nghiệm ở chậu (3) tan nhiều trong nước nhất, làm cho nước dâng vào ống nghiệm cao nhất, dung dịch trong chậu có tính bazơ; khí trong ống nghiệm ở chậu (4) tan ít hơn khí ở ống nghiệm (3), nhưng tan nhiều hơn khí ở ống nghiệm (2), dung dịch trong chậu có tính axit mạnh.
Khi thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu (2) thì lượng axit bị giảm. Suy ra khí trong ống nghiệm ở chậu (2) tan thêm vào nước nên mực nước trong ống nghiệm sẽ dâng cao hơn.
Chậu (3) có tính bazơ nên khi cho phenolphtalein vào thì dung dịch chuyển sang màu xanh.
Khí trong ống nghiệm ở chậu (2) và chậu (4) khi tan vào nước đều cho dung dịch axit nên không thể phản ứng với nhau tạo khói trắng.
Khi cho thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu (3) thì lượng bazơ bị giảm. Suy ra khí trong ống nghiệm tan thêm vào nước nên mực nước trong ống nghiệm sẽ dâng cao hơn.
Vậy đáp án đúng là "Khi thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu (3) thì mực nước trong ống nghiệm (3) sẽ dâng lên"
Câu 17: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây ?
A. O2, N2, H2, CO2. B. NH3, O2, N2, HCl, CO2.
C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2. D. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S.
Hướng dẫn trả lời
Cách thu khí bằng phương pháp dời nước được áp dụng đối với các khí không phản ứng hoặc phản ứng rất ít với nước, không tan hoặc tan rất ít trong nước. Suy ra có thể thu được các khí O2, N2, H2, CO2 bằng phương pháp dời nước.
Câu 18: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế dung dịch X :
Dung dịch X đặc nguội có thể tham gia phản ứng oxi hóa - khử được với mấy chất trong số các chất sau : CaCO3, Fe(OH)2, Fe2O3, Cu, FeS2, Fe, Cr, Fe(NO3)2, Al, Ag, Fe3O4 ?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào hình vẽ thí nghiệm, ta thấy X là dung dịch HNO3 : \(NaN{O_3} + {H_2}S{O_4} \to NaHS{O_4} + HN{O_3} \uparrow \).
Nước đá có tác dụng làm lạnh hơi HNO3 và chuyển nó thành dung dịch.
Trong các chất đề cho, CaCO3 và Fe2O3 không có tính khử, Fe(OH)2, Cu, FeS2, Fe, Cr, Fe(NO3)2, Al, Ag, Fe3O4 có tính khử. Tuy nhiên, các kim loại Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội. Suy ra dung dịch HNO3 đặc nguội có thể tham gia phản ứng oxi hóa - khử được với 6 chất là :
\(\begin{array}{l}Fe{(OH)_2} + 4HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + N{O_2} \uparrow + 3{H_2}O\\Cu + 4HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} \uparrow + 2{H_2}O\\Fe{S_2} + 18HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + 2{H_2}S{O_4} + 15N{O_2} \uparrow + 7{H_2}O\\Fe{(N{O_3})_2} + 2HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + N{O_2} \uparrow + {H_2}O\\Ag + 2HN{O_3} \to AgN{O_3} + N{O_2} \uparrow + {H_2}O\\F{e_3}{O_4} + 10HN{O_3} \to 3Fe{(N{O_3})_3} + N{O_2} \uparrow + 5{H_2}O\end{array}\)
Câu 19: Tiến hành thí nghiệm như sau : Lấy một bình thu đầy khí HCl và đậy bình bằng nút cao su. Xuyên qua nút có một ống thủy tinh thẳng, vuốt nhọn ở đầu. Nhúng ống thủy tinh vào chậu chứa nước có pha một vài giọt dung dịch quỳ tím.
Hiện tượng xảy trong thí nghiệm là :
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh. B. Nước trong chậu không phun vào bình.
C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím. D. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ.
Hướng dẫn trả lời
Hiện tượng xảy trong thí nghiệm là "Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ".
Giải thích : HCl tan nhiều trong nước, tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình, áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ HCl đã hòa tan. Dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím đổi sang màu đỏ.
Câu 20: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein.
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng. B. nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
C. Nước phun vào bình và không có màu. D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
Hướng dẫn trả lời
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là : "Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng".
Giải thích : NH3 tan nhiều trong nước, tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình, áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ NH3 đã hòa tan. Dung dịch NH3 có tính bazơ nên làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
Câu 21: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm :
Hiện tượng xảy ra là :
A. Miếng bông từ màu trắng chuyển sang màu đen, đồng thời có khí bay ra.
B. Miếng bông bị tan hết, đồng thời tạo thành một lớp chất lỏng nổi trên bề mặt dung dịch H2SO4.
C. Miếng bông không bị tan.
D. Miếng bông bị tan trong dung dịch H2SO4, tạo thành dung dịch đồng nhất.
Hướng dẫn trả lời
Từ hình vẽ mô tả thí nghiệm, ta thấy đây là phản ứng thủy phân xenlulozơ trong môi trường axit :
Glucozơ sinh ra tan trong dung dịch.
Suy ra : Miếng bông bị tan trong dung dịch H2SO4, tạo thành dung dịch đồng nhất.