Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất

Tải xuống 10 3.4 K 32

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ Văn 11 chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ Văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

 

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 83: Đọc văn

TRÀNG GIANG (tiết 2)

              Huy Cận

Bài giảng: Tràng giang 

  1. Mục đích yêu cầu
  2. Về kiến thức

- Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh.

- Cảm nhận được lòng yêu  quê hương đất nước thầm kín đượm trong nỗi sầu đó.

- Nhận ra được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới.

  1. Về năng lực

- Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, mối liên hệ giữa các hình ảnh trong bài thơ.

+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

          + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ hiện đại

+ Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tràng giang và các phẩm khác của Huy Cận

+ Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

-  Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề

+ Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

+ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất

          + Trân trọng: Biết trân trọng tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ

  1. Thiết bị dạy học và học liệu

- Sgk, chuẩn KT - KN, TLTK, giáo án.

- Máy chiếu, giấy A0, A4,…

- Hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; phiếu học tập.

III. Tiến trình bài dạy

  1. Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số lớp học

 

 

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Hs vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ

- Kết hợp trong quá trình học.

  1. Bài mới

3.1. Hoạt động mở đầu giới thiệu bài học (5 phút)

  1. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
  2. Nội dung: Tái hiện lại kiến thức đã học ở THCS
  3. Sản phẩm: Học sinh nhớ lại những tác phẩm
  4. Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

Câu 1: Trong khổ một bài thơ Tràng giang của Huy Cận, hình ảnh nào mang lại dáng vẻ hiện đại của Thơ mới?

  1. "Củi một cành khô".
  2. "Thuyền về nước lại".
  3. "Sóng gợn tràng giang".
  4. "Con thuyền xuôi mái".

          Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tràng giang” được thể hiện trong câu thơ nào dưới dây?

  1. Mênh mông không một chuyến đò ngang.
  2. Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
  3. Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
  4. Mênh mông trời rộng nhớ sông dài.

          Câu 3: Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận?

  1. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
  2. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
  3. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
  4. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.

          - Thực hiện nhiệm vụ: Dưới sự tổ chức của GV, hs trả lời cá nhân.

          - Báo cáo sản phẩm: Hs trả lời.

          - Kết luận: GV nhận xét và chốt lại kiến thức, vào bài mới.

          3.2. Hoạt động Hình thành kiến thức: Đọc - hiểu văn bản (30 phút)

Nội dung 1: Cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ tiếp

  1. a) Mục tiêu: - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh.
  2. b) Nội dung: Tìm hiểu khổ 2, 3, 4
  3. c) Sản phẩm: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Cách bước

tiến hành

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ: hs đọc hiểu văn bản: Cho HS thảo luận nhóm

Nhóm 1: (Khổ 2)

+ Cảnh tràng giang

+ Cảm xúc của tác giả

Nhóm 2: (Khổ 3)

  Bức tranh tràng giang trong khổ thơ 3 có gì đặc biệt ?Tâm trạng của tác giả như thế nào ?

Nhóm 3: (Khổ 4)

 Em có nhận xét gì về cảnh tràng giang trong khổ thơ 4? Tại sao tác giả nói “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” ?

 

Hs nhận nhiệm vụ

Thực hiện

 nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Học sinh trả lời cá nhân từng câu hỏi.

 

Báo cáo

sản phẩm

Giáo viên tổ chức điều hành

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày nội dung

- Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung

+ HS: trình bày

+ HS: Nhận xét bổ sung

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra

Kết luận

Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở

 

 

 

 

 

- Hs nghe và ghi chép khi GV kết luận

   II. Đọc hiểu văn bản

   2. Khổ 2:       

Cảnh sông nước được hoàn chỉnh hơn bằng những chi tiết mới như: Cồn nhỏ lơ thơ,gió đìu hiu, chợ chiều, làng xa, trời chiều, bến cô liêu. Bằng những nét vẻ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng bởi các vần lưng liên tiếp : lơ thơ, nhỏ, gió, đìu hiu à gợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.

-Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người.

- Trời sâu chót vót"cách dùng từ tài tình,ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, vẽ ra cái thiên địa vô thủy vô chung, vô cùng vô tậnàbút pháp Đường thi đối lập giữa cái vô hạn (sông nước, bầu trời) với cái hữu hạn (cồn nhỏ, bến cô liêu)

- Sông dài,trời rộng><bến cô liêuàSự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng của vũ trụ gợi lên cảm giác trống vắng,cô đơn à bút pháp “họa vân hiển nguyệt” (vẽ trăng nẩy trăng), tả không gian thiên địa vô cùng  nhưng nhằm biểu hiện sự cô đơn, trống trải của cái tôi lãng mạn.

[Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, HC như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín

     3 Khổ 3:

- Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi

- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ,lạc loài của kiếp người vô định

- Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối đôi bờ

à Tô đậm cái mênh mông, cô đơn của cảnh vật, niềm khao khát mong chờ đau đáu những dấu hiệu của sự sống trong tình cảnh cô độc.

 [Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người,mang nặng nỗi buồn bâng khuâng,nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.

     4 Khổ 4:

- Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim " bức tranh chiều tà đẹp kì vĩ, êm ả,thơ mộng được gợi lên bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng ,cánh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng tác giả.

-Tâm trạng: Không khói... nhớ nhà: âm hưởng Đường thi nhưng tình cảm thể hiện mới mẻ. Nỗi buồn nhớ trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn HC tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết tìm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng.

[ Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ,bế tắc trước cuộc đời.

 

Nội dung 3: III. Tổng kết

  1. a) Mục tiêu: Giúp học sinh tổng kết nội dung kiến thức trong tiết học.
  2. b) Nội dung: Học sinh tiến hành thảo luận nhóm, cùng nhau tham gia giải quyết một nhiệm vụ cụ thể do giáo viên đề ra để từ đó nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
  3. c) Sản phẩm: Học sinh khái quát nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Các bước

 tiến hành

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ cho hs

? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Hs nhận nhiệm vụ

Thực hiện

 nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Học sinh trả lời cá nhân từng câu hỏi.

Học sinh chia nhóm trả lời câu hỏi cuối.

Báo cáo

kết quả

Giáo viên tổ chức điều hành

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày nội dung

- Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung

+ HS: trình bày

+ HS: Nhận xét bổ sung

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra

Kết luận

Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở

 

- Nghe và ghi chép khi GV kết luận

III. Tổng kết:

1.           1.Nội dung:

      Vẻ đẹp bức tranh thiện nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.

2.         2. Nghệ thuật:

   - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

    - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

 

 

3.3. Hoạt động Luyện tập củng cố kiến thức bài học. (3 phút)

  1. a) Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ kiến thức nội dung bài học.
  2. b) Nội dung: Củng cố kiến thức về tác giả, tác phẩm.
  3. c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
  4. d) Tổ chức thực hiện

Các bước

 tiến hành

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ cho hs

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

        ( Trích Tràng giang, Huy Cận, Tr 29, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

 2/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu ?

 3/ Tại sao nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót ?

          4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng gì ?

Hs nhận nhiệm vụ

Thực hiện

 nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Học sinh trả lời cá nhân từng câu hỏi.

Học sinh chia nhóm trả lời câu hỏi cuối.

Báo cáo

kết quả

Giáo viên tổ chức điều hành

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày nội dung

- Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung

+ HS: trình bày

+ HS: Nhận xét bổ sung

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra

Kết luận

Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở

 

- Nghe và ghi chép khi GV kết luận

1/ Nội dung chính của đoạn thơ : Đoạn thơ thể hiện không gian vắng lặng cô đơn và niềm khao khát giao hoà với con người.

 2/ Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy Lơ thơ, đìu hiu : Hai từ láy này gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn trong tâm hồn nhà thơ.

 3/ Nhà thơ không dùng từ cao chót vót mà lại dùng sâu chót vót : vì từ sâu  tả chiều cao thăm thẳm, vô cùng. Chót vót khắc hoạ chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng.

           4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khao khát tìm đến cõi nhân thế để giao hoà với con người.

 

 

3.4. Hoạt động vận dụng: Viết đoạn văn. (5 phút)

  1. a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học làm bài tập vận dụng.
  2. b) Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã và hiểu biết của bản thân để cảm nhận
  3. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
  4. d) Tổ chức thực hiện

Các bước tiến hành

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ cho hs:

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?

Hs nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Học sinh trả lời cá nhân từng câu hỏi.

 

Báo cáo

kết quả

- Giáo viên tổ chức điều hành

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày nội dung

- Học sinh khác lắng nghe và cùng bổ sung

+ HS: trình bày

+ HS: Nhận xét bổ sung

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra

Kết luận

Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.

Gợi ý: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

 - Nội dung: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung của bài thơ. Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh và lòng yêu  quê hương đất nước thầm kín đượm trong nỗi sầu đó.

 

  1. Hướng dẫn học sinh về nhà (1 phút)

- Đọc thuộc bài thơ.

- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Chuẩn bị bài: Thao tác lập luận bác bỏ

          + Mục đích, yêu cầu

          + Các cách bác bỏ

  1. Rút kinh nghiệm

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 83 Tràng giang tiết 2 mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống