Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất

Tải xuống 12 3.4 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ Văn 11 chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ Văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 73: XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT

    -   Phan Bội Châu -

Bài giảng: Lưu biệt khi xuất dương

  1. Mức độ cần đạt
  2. Về kiến thức:

   Giúp HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như:

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX;

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục cua Phan Bội Châu.

  1. Về kĩ năng

 Hệ thống kĩ năng như sử dụng công nghệ thông tin, sưu tầm tư liệu, phân tích, đánh giá, so sánh, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, phản biện…

  1. Về thái độ

- Sống có lí tưởng hoài bão  phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;

+ Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

  1. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

  1. CHUẨN BỊ CỦA THẦY, TRÒ

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... 

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

  1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút)

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    2 .Kiểm tra bài cũ: Kết hợp quá trình dạy học

  1. Bài mới

                     3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

*Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận bài học

*Phương pháp, kĩ thuật: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, tình huống có vấn đề, trực quan...

*Hình thức dạy học: Học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.

*Thời gian: (5 phút)

- GV giao nhiệm vụ:

+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

? Nhìn hình đoán tác giả Phan Bội Châu

? Lắp ghép tác phẩm với tác giả

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:

Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng

                                       Bạn cùng ai đất khách dãi dầu?

                                (Tố Hữu, Theo chân Bác)

Đó là những lời đánh giá rất cao về con người và thơ văn của nhà cách mạng Viêt Nam kiêt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX. Trong buổi từ biêt anh em đồng chí, trước khi bí mật lên đường sang Nhật Bản tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông du (1905 - 1908), Phan Bội Châu đã cảm hứng viết bài thơ này.

3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

*GV Tích hợp kiến thức Địa lí(quê hương Nam Đàn), kiến thức lịch sử 11- Lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong trào Đông Du và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

GV đặt câu hỏi: dựa vàophần Tiểu dẫn (SGK/3) em hãy cho biết:

a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

b. Thể thơ

c. Đề tài

d. Bố cục

 

Tích hợp với các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc (đã học THCS) để nói thêm về tác phẩm của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc viết về Phan Bội Châu.

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

1.  Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940).

- Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, tại làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An

- Là một người yêu nước và cách mạng, lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật; năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt và đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế. ông mất ở đây năm 1940.

- Sự nghiệp văn học phong phú đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán theo các thể loại truyền thống của văn học trung đại

- Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX

- Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng ; khơi dòng cho loại văn chương trữ tình, chính trị, một trong những mũi tiến công kẻ thù và vận động cách mạng

*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Luật thơ) hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục, thể thơ của bài thơ.

 

GV bổ sung: nét mới mẻ ở chỗ đây không phải là lời người ở lại tiễn người ra đi mà lại là lời người ra đi gửi người ở lại với giọng thơ rắn rỏi, mực thước.

 

2. Tác phẩm: “Lưu biệt khi xuất dương”

- Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong bữa cơm ngày tết cụ Phan tổ chức ở nhà mình, để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường sang Nhật Bản, tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du (1905-1908)

- Thể thơ: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đề tài: Bài thơ mang đề tài “lưu biệt” – một đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại nhưng lại mang

- Bố cục:

HS quan sát SGK trả lời.

I. Tìm hiểu chung:

  1. Tác giả:

- Phan Bội Châu (1867 - 1940)

- Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An.

- Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”

- Là nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí.

- Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, đất nước đã mất chủ quyền, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.

- Thể thơ: Chữ Hán, Thất ngôn bát cú Đường luật

- Đề tài: Lưu biệt

- Bố cục: đề, thực, luận, kết

 

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Trọng tâm là bản dịch thơ. Chú ý thể hiện giọng thơ tâm huyết, lôi cuốn, hào hùng nhưng vẫn giữ đúng vần, nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

       *Giải thích từ khó: Theo chú thích dưới chân trang.

       * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

*   GV và HS đọc 1 lần bản phiên âm, dịch nghĩa 2 - 3 lần bản dịch thơ.

*   GV và HS nhận xét cách đọc.

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

(Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận. Năng lực tư duy, Năng lực sử dụng ngôn ngữ)

 

Nhóm 1:

-Tư duy mới mẻ, khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ trong 2 câu thơ đầu như thế nào?

- Quan niệm của cụ Phan về chí làm trai có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân?

 -Tích hợp với thơ trung đại: Phạm Ngũ Lão, ông Hi Văn (Nguyễn Công Trứ) về Chí làm trai, sử dụng thao tác so sánh ( làm văn ) để tìm hiểu nét mới trong Chí làm trai của PBC

- Hoàn thành phiếu học tập

 

Tác giả

Chí làm trai

Phạm Ngũ Lão

 

Nguyễn Công Trứ

 

Phan Bội Châu

 

 GV bổ sung: PBC vượt lên giấc mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung quân để vươn tới những lý tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn cao cả (bởi đời ở đây chính là cuộc đời, cũng chính là xã hội).

 

Nhóm 2: Em hiểu khoảng trăm năm (ư bách niên) là gì? Cái "tôi" xuất hiện như thế nào?Đây có phải là cái "tôi" hoàn toàn mang tính chất cá nhân hay không? Vì sao?Sự chuyển đổi giọng thơ đang từ khẳng định (câu 3) sang giọng nghi vấn (câu 4: há không ai? - cánh vô thuỳ?) có ý nghĩa gì?

Nhóm 3: -Tác giả đặt ra những vấn đề gì mới hai câu 5-6?Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ?Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bậc nhà Nho?

- GV cho HS hoàn thành phiếu học tập. Từ đó, HS phát hiện sự mới mẻ trong tư tưởng của PBC

 

Tác giả

Quan niệm Sống-Chết

Trần Quốc Tuấn ( trong Hịch tướng sĩ)

 

Nguyễn Đình Chiểu (trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

 

Phan Bội Châu

 

 

*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Từ Hán-Việt) hướng dẫn học sinh tìm hiểu , so sánh giữa bản phiên âm và dịch thơ.

 

 Nhóm 4: - Hai câu kết thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? (Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8).

 

*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Từ Hán-Việt) hướng dẫn học sinh tìm hiểu , so sánh giữa bản phiên âm và dịch thơ.

 

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

- Làm trai phải lạ ở trên đời. Sinh ra làm thân nam nhi, phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại cho đời.

- Há để càn khôn tự chuyển dời

Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ.

 

Tác giả

Chí làm trai

Phạm Ngũ Lão

Công danh nam tử còn vương nợ...chuyện Vũ Hầu

Nguyễn Công Trứ

Chí làm trai nam, bắc, đông tây

Phan Bội Châu

Làm trai phải lạ...

- Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ Phan: Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước. Ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong những câu thơ tiếp theo.

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

- Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác. Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại (Tính phi ngã).

- Sau này muôn thuở há không ai?

Cụ Phan không hề khẳng định mình và phủ nhận mai sau, mà muốn nói lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ! có niềm tin với mình như thế nào, với mai sau như thế nào mới viết được những câu thơ như thế.

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

- Non sông đã chết....Hiền thánh còn đâu?...

Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:

“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc);“Si” (ngu).

- So với nguyên tác, các cụm từ đồ nhuế (nhơ nhuốc) được dịch là nhục, tụng diệc si (học cũng chỉ ngu thôi) được dịch là học cũng hoài chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng,

dứt khoát của tác giả.

 

Tác giả

Quan niệm Sống-Chết

Trần Quốc Tuấn ( trong Hịch tướng sĩ)

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn

Nguyễn Đình Chiểu (trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn - Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ...

Phan Bội Châu

Non sông đã mất, sống thêm nhục 

 

- Ông đã dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để nhận thức chân lí: sách vở Nho gia thánh hiền từng là rường cột tư tưởng, đạo lí, văn hoá cho nhà nước phong kiến Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử thì giờ đây chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan.

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

- Không gian : biển Đông rộng lớn - chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.

- Hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng (trường phong, Đông hải, thiên trùng, bạch lãng) hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên gợi chất sử thi cuộn trào trong từng câu chữ.

- Lối nói nhân hóa “ thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” được dịch là “muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” tuy chưa khắc họa được tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác nhưng cũng cho thấy nhân vật trữ tình trong niềm hứng khởi đã nhìn muôn trùng sóng bạc không phải như những trở ngại đáng sợ mà như một yếu tố kích thích.

- Câu 7: Âm điệu rắn rỏi, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, trước bạn bè, đồng chí và đồng bào.

- Câu 8: Âm điệu nhịp nhàng, bay bổng, cao dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin.

 

 

 

 

 

II. Đọc–hiểu:

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     1. Hai câu đề: quan niệm mới về “Chí làm trai”

- Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.

à Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình.

=> Tuyên ngôn về chí làm trai.

 

 

 

 

 

 

 

 

   2. Hai câu thực: khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc

- Câu 3: “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời) à ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên taỉ hậu” (nghìn năm sau)

- Câu 4: tác giả lại chuyển giọng nghi vấn (cánh vô thuỳ - há không ai?). Đó chỉ là cách nói nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng trí tuệ dâng hiến cho đời.

à Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

 

 

 

  

 

 

 

3. Hai câu luận: thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.

 

- Nêu lên tình cảnh của đất nước: “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc.

- Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn đâu  học cũng hoài”

=> Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường.

- “Trường phong”(ngọn gió dài)

- “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc)

à Hình tượng kì vĩ.

- Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay lên)

=> Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đang cứu sống giang sơn đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thao tác 1:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

Trình bày thành công nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?

GV Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân lớp 10( bài CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm đối với Đất nước.

 

 

 

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

 

III. Tổng kết:

1.. Nghệ thuật:

-Ngôn ngữ khoáng đạt: hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ -> chí khí, quyết tâm, khát vọng.

-Gịong thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng àđộng từ mạnh, ngắt nhịp dứt khoát, câu khẳng định, từ tình thái  -->lời thơ rắn rỏi, cảm xúc mãnh liệt.

2. Ý nghĩa văn bản:

       Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

Điều chỉnh:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

1.Câu nào dưới đây có ý nghĩa giống với câu “Há để càn khôn tự chuyển dời” ?

a. Chí làm trai nam, bắc, tây, đông - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển

(Nguyễn Công Trứ)

b. Công danh nam tử còn vương nợ - Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

(Phạm Ngũ Lão)

c. Làm trai cho đáng nên trai - Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng (Ca dao)

d. Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi - Sinh thời thế phải xoay nên thời thế

(Phan Bội Châu)

 

2.Câu thơ nào nói đến khát vọng lưu danh thiên cổ ?

a. ư bách niên trung tu hữu ngã

b. Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

c. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

d. Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

 

3. Câu thơ nào bộc lộ khát vọng tìm con đường mới để cứu nước của một nhà nho ngang tàng, táo bạo ?

a. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

b. Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

c. Nguyện trục trường phong Đồng hải khứ

d. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(Năng lực giải quyết vấn đề)

 

Đáp án: 1d,2b,3b

Điều chỉnh:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

4.VẬN DỤNG

 

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

1/ Nêu chủ đề và thể thơ của văn bản?

2/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?Hãy chỉ ra những cung bậc tình cảm chính của nhân vật trữ tình ấy.

3/ Trình bày chất thơ hùng tráng trong hai câu thơ kết ?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(Năng lực giải quyết vấn đề)

1/ Văn bản trên có chủ đề: Bài thơ thể hiện chí làm trai tiến bộ, khát vọng mãnh liệt, ý thức cá nhân và trách nhiệm cao cả, tư thế hăm hở ra đi hoà với vũ trụ…của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

2/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Phan Bội Châu. Những cung bậc tình cảm chính của nhân vật trữ tình : đau đớn trước việc đất nước chìm đắm trong cảnh nô lệ ; lạc quan, quyết tâm hành động để giải phóng dân tộc.

3/ Chất thơ hùng tráng trong hai câu thơ kết :

- Chất thơ thể hiện ở không gian hết sức hùng vĩ:bể Đông;muôn trùng sóng bạc

- Chất thơ còn thể hiện ở hình ảnh con người với những hành động hết sức hăm hở, mạnh mẽ, cùng bay lên với hàng ngàn con sóng bạc đầu. Con người không bị chìm khuất, biến mất trong không gian cao rộng. Trái lại, họ vượt lên rất chủ động, mạnh mẽ với một nội lực hùng hậu để thực hiện khát vọng làm nên điều kì lạ mà nhà thơ đã nói đến trong câu thơ mở đầu.

 

Điều chỉnh:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

 

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chí làm trai đối với thanh niên ngày nay.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(Năng lực tự học)

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung : Từ quan niệm mới mẻ của Phan Bội Châu về chí làm trai trong văn bản là phải thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, biết dứt khoát từ bỏ cái học từ chương, sách vở, học sinh bày tỏ suy nghĩ của bản thân về chí làm trai đối với tuổi trẻ hôm nay. Đó là sống có lí tưởng, ước mơ, gắn trách nhiệm giữa cá nhân với Tổ quốc, đất nước...Phê phán một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng, xa rời thực tế, thờ ơ với vận mệnh dân tộc. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

 

 

Điều chỉnh:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  - Giáo trình Văn học hiện đại Việt Nam

  - Giảng văn văn học Việt Nam

  - Phan Bội Châu – Tác giả và tác phẩm

  - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập hai

 

  1. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

 

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 73 lưu biệt khi xuất dương mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống