Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2023 có đáp án

Tải xuống 53 57 K 88

Tài liệu Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 11 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng đón xem:

(Đã có) Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

(Đã có) Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023

(Đã có) Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.

Mẹ bảo:

- Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố.

Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:

- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!

Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?

Trời vẫn nắng vẫn râm…

Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

                                                  (Theo vinhvien.edu.vn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.”

Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên? 

Phần 2. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

Phần 1. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2: (1 điểm)

- Biện pháp tu từ: cường điệu/nói quá/thậm xưng

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về  cái nắng gay gắt.

Câu 3: (1 điểm)

- Nội dung chính của văn bản: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi con người trong cuộc sống.

Câu 4: (1 điểm)

- Bài học mà người con rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.

Phần 2. LÀM VĂN (6,0 điểm)

I. Giới thiệu chung

- Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…

- Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú

II. Thân bài

1. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ

- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác

+ Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phỉ nuôi còn mà phải nuôi chồng

- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:

+”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát

+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

=> Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

+ Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

- Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều

Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú

2. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng

- Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :

+ “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn

+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu

=> Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

- Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang

+ “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vẫn

+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

=> Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

=> Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến

3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo.

- Việt hóa thơ Đường

III. Kết luận

- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú

- Mở rộng vấn đề.

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau

“Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
 Có người em may túi đúng ba gang.

Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
 Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
 Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
 Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng …

(Trích Bài thơ Quê Hương – Nguyễn Bính)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?

Câu 2: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Anh chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến trên.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: (0,5 điểm)

- Ba truyện cổ tích được gợi ra trong khổ 1: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh (Học sinh lựa chọn 2 trong 3 truyện để trả lời)

Câu 3: (1 điểm)

- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ

- Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. Qua đó nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc, quê hương.

Câu 4: (1 điểm)

- Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

* Giải thích:

- Di sản tinh thần: là những di sản chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp.

* Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ các di sản tinh thần của dân tộc?

- Biểu hiện của lòng yêu nước.

- Di sản tinh thần có giá trị to lớn về nhiều mặt, đánh mất những di sản này là làm nghèo nàn đất nước.

- Di sản tinh thần tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ

* Việc giữ gìn, bảo vệ di sản tinh thần của giới trẻ hiện nay:

- Về mặt tích cực: Thế hệ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực: quảng bá di sản tinh thần của dân tộc với bạn bè quốc tế,…

- Về mặt tiêu cực: Một bộ phận thờ ơ với những giá trị về mặt truyền thống của dân tộc, đề cao những giá trị văn hóa du nhập của nước ngoài,…

* Liên hệ bản thân

Câu 2: (5 điểm)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao

a. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ:

* Tài gắn liền với danh:

- Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn: vùng Tỉnh Sơn.

- Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng.

* Cái tài gắn với sự khao khát, nể trọng của người đời:

- Viên quản ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà.

- Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi

-> Đây không phải một cái tài bình thường mà nó đạt đến độ phi thường và siêu phàm.

b. Vẻ đẹp của thiên lương:

- “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”:

+ “Khoảnh”: có phần kiêu ngạo về tài năng viết chữ của mình, có ý thức về giá trị của tài năng ấy, tôn trọng tài năng, sử dụng nó như một món quà mà thượng đế trao cho mình nên chỉ trao nó cho những tấm lòng trong thiên hạ.

-“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -> khí chất, quan điểm của Huấn Cao.

-“Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” -> tấm lòng của Huấn Cao với những con người yêu cái đẹp, trọng cái tài.

c.Vẻ đẹp của khí phách:

* Tinh thần nghĩa hiệp:

-  Là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản chống lại triều đình mà ông căm ghét.

* Tư thế đàng hoàng, hiên ngang, bất khuất:

-  Hành động Huấn Cao cùng các bạn tù giỗ gông. Huấn Cao ở vị trí đầu thang gông – ngay trong tình thế bi đát vẫn đứng ở vị trí chủ soái.

- Trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng…

* Bản lĩnh cứng cỏi, không sợ quyền uy và không sợ cái chết:

- Cách Huấn Cao đón nhận sự biệt đãi của viên quản ngục.

- Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

- Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.

d. Sự tỏa sáng của ba vẻ đẹp trong cảnh cho chữ:

* Vẻ đẹp tài hoa:

- Tài năng của Huấn Cao không còn là những lời đồn đại nữa, nó đã hiện thành hình: “những nét chữ vuông tươi tắn…”

* Vẻ đẹp khí phách:

- Trái với sự lo lắng của viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao rất thản nhiên đón nhận, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lặng người ái ngại cho viên quản ngục.

- Không để tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào những nét chữ mà mình đang tạo ra.

* Vẻ đẹp thiên lương:

- Hiểu ra tấm lòng của quản ngục.

- Quan niệm: không được phụ lòng người -> trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.

- Đỡ viên quan coi ngục đứng thẳng dậy, đưa ra những lời khuyên chí tình.

e. Tổng hợp đánh giá về nhân vật:

* Nguyên mẫu: Cao Bá Quát:

- Cùng họ Cao, giữ chức coi sóc việc học ở địa phương.

- Huấn Cao là người tử tù, dám cầm đầu đội quân chống lại triều đình. Cao Bát Quát là thủ lĩnh, quân sư cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mỹ Lương – Hà Tây chống lại triều đình rồi cũng bị kết án tử hình.

- Cùng được tôn vinh vì tài năng viết chữ đẹp.

- Sự cúi đầu trước Huấn Cao của quản ngục cũng giống như câu thơ của Cao Bá Quát:“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn:

+ Là con người tài hoa tài tử, khác thường.

+ Dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại và thủ pháp đối lập.

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, dùng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính, gợi về cái đẹp của một thời vang bóng.

* Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

- Quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: luôn cho rằng cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.

- Thông điệp: cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối.

- Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt -> Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.

3. Tổng kết

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

"Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?" 

(Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)

Câu 3: Tư thế "Ghé chiếu" của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay?

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

 

I- ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Nội dung của đoạn văn trên là:

- Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc phù Lê diệt Trịnh là vẫn còn e dè, nghi ngại, giữ mình là chính, thậm chí ẩn dật uổng phí tài năng.

- Thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng người tài của người xuống chiếu.

Câu 2: (1 điểm)

- Phần in đậm là những điển tích điển cố, thể hiện đặc điểm của văn học trung đại là lối tư duy theo kiểu mẫu đã có sẵn, hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học.

Câu 3: (1 điểm)

- Tư thế "ghé chiếu" là một điển tích vừa cho thấy thái độ khiêm tốn sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng hiền tài của Quang Trung vừa thể hiện vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của tác giả. Người nghe vì thế thêm nể trọng vì những điều đã được viết ra.

II. LÀM VĂN: (7 điểm)

1 - Yêu cầu về kĩ năng:

- Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.

- Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ...

 2 - Yêu cầu về kiến thức:

- Đảm bảo về mặt nội dung: Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng, sự xót xa thấm thía cho cái rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận.

3 - Hướng dẫn làm bài:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình

2. Thân bài

*) Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

a. Hai câu đề:

- Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận.

b. Hai câu thực:

- Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn.

c. Hai câu luận:

- Tả cảnh thiên nhiên kỳ lạ phi thường, đầy sức sóng: Muốn phá phách, tung hoành

=> Cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.

d. Hai câu kết:

- Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

*) Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

*) Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

- Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ

- Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội ngày nay:

- Vẫn có trách nhiệm tề gia nội trợ, vẫn giữ được nét dịu dàng, khiêm nhường của người phụ nữ truyền thống.

- Là những công dân bình đẳng trong cộng đồng xã hội. Không còn phải cam chịu số phận, không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như phụ nữ xưa. Họ có quyền được học hành, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của xã hội.

III. Kết bài

- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

---------HẾT---------

 

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyện hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.

                                                                                                                          (Thơ văn Trần Tế Xương, NXB giáo dục, Hà Nội, 1984)

Câu1: Chỉ ra hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Nêu những đức tính cao đẹp của bà Tú?

Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu.

 

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Đà Nẵng năm 2021 (10 đề) (ảnh 1)

Đáp án và thang điểm

 

I- ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1(1 điểm)

- Vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao.

- Vận dụng từ ngữ: Thành ngữ: một duyên hai nợ và năm nắng mười mưa.

Câu 2: (1 điểm)

Đức tính cao đẹp của bà Tú:

- Là người giàu đức hy sinh.

- Chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con.

Câu 3: (1 điểm)

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhiều chất liệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, các hình ảnh gần gủi, quen thuộc, tạo cho câu thơ có cái vẻ tự nhiên, sự chân thành của 

cảm xúc, không cầu kì, gọt giũa, nên có sức truyền cảm mạnh mẽ.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1 - Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2 - Yêu cầu về kiến thức:

- Đảm bảo về mặt nội dung: Phân tích, cảm nhận hình ảnh người nghĩa sĩ để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của họ

3 - Hướng dẫn làm bài:

I. Mở bài

- Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Khái quát chung về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm

II. Thân bài

1. Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ

- Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)

+ “ cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó ”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời

- Nghệ thuật tương phản: chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.

=> Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.

=> Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”

2. Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn

- Khi Thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ  trông chờ tin quan  ghét  căm thù  đứng lên chống lại.

+ Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường

+ Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”

+Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”  Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực

- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm  họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

=> Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự gisc,tự nguyện đứng lên chiến đấu

3. Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân

- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử  làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ

- Lập được những chiến công đáng tự hào: “ đốt xong nhà dạy đạo”, “ chém rớt đầu quan hai nọ”

-“đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi

- Sử dụng các động từ chéo “ đâm ngang, chém ngược” làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.

=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

4. Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hi sinh anh dũng

- Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành

+ “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những ifn nghĩa sĩ

- Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại

=> Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hi sinh sanh dũng xứng đáng đi vào sử sách

III. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề
 

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I . ĐỌC HIỂU (3 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Xuất hiện trong buổi giao lưu “Hiến tạng – hạnh phúc chính là cho đi”, với tư cách khách mời, chị Thùy Dương đến sớm. Gương mặt người phụ nữ trẻ bình thản, sẵn sàng cho một buổi chuyện trò dài về cô con gái nhỏ và nghĩa của cao đẹp của cô bé.

Hải An mới 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm não cầu lan tỏa. giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho hai bệnh nhân. Có thể với những đứa trẻ khác, câu chuyện chết thì đi hiến xác vì có nhiều người cần của bà ngoại chỉ là câu chuyện nghe lúc đấy rồi quên nhưng Hải An không quên, cô bé đã muốn hiến toàn bộ nội tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng bởi hình hài khác, nhưng vẫn là con theo cách đặc biệt nhất.

Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Nguyễn Hữu Hoàng  – giám đốc ngân hàng mắt bệnh viện mắt trung ương cho biết từ quyết định hiến giác mạc của Hải An đến nay đã có hơn 1300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng, rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người đã tâm sự với chị: em đã ăn chơi trác táng nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh em sẽ mang lại sự sống cho người khác.

Cuộc sống luôn mang đến cho ta những điều kỳ diệu. Hiện tại dẫu buồn bã, bi đát đến đâu, chỉ cần vững tin yêu thương suy nghĩ tích cực thế nào bạn cũng sẽ vượt qua. Câu chuyện của chị Dương và bé Hải An như những chấm son, đẹp như đóa hoa tô điểm cho đời, như những ngôi sao lấp lánh trong đêm để người ta thêm tin vào điều kỳ diệu và tình yêu trong cuộc sống. Giác mạc của bé Hải An không chỉ đem đến ánh sáng cho hai người mà trên hết đó là tình yêu, là cảm hứng của sự tử tế được lan truyền đến mọi người xung quanh”

(Theo kênh 14.vn ngày 31 tháng 3 năm 2018)

1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản

2. Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Anh/chị hiểu như thế nào là “tận hiến”?

3. Theo tác giả, câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người như thế nào?

4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “hạnh phúc là cho đi”? Vì sao?

II. LÀM VĂN: (7 điểm)

Anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong đoạn văn bản sau:

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phần phồng hơn mươi tháng, trong tin quan như trời hạn trông mưa;

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thỏi mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bỏng bong che trắng lốp, muôn tới ăn gan;

Ngày xem ống khỏi chạy đen xì, muốn ra cắn cổ

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;

Hai vầng nhật nguyệt chói loài, đâu dung lũ treo dê bán chó

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ

Khá thương thay:

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh:

Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiếu mộ

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn:

Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố

Người cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi

Trong ta cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

Hoa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ

Chi nhọc quan quân gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vài, liều mình chẳng có

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Đà Nẵng năm 2021 (10 đề) (ảnh 2)

Đáp án và thang điểm

I . ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

- Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Tận hiến là thái độ sống, cách ứng xử cao đẹp tạo nên từ sự tự nguyện dâng hiến tất cả, vật chất và tinh thần, sự sống và cái chết cho cuộc đời.

Câu 3: (1 điểm)

- Theo tác giả câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người:

+ Đã có hàng trăm người đăng kí hiến tặng giác mạc trong đó có mẹ cô bé Hải An

+ Có những người đã thay đổi cách sống của họ, đã  biết quý trọng bản thân.

+ Cảm hứng từ những điều tử tế được lan truyền đến mọi người.

Câu 4: (1 điểm)

- Đồng tình

- Lí giải:

+ Cho đi là trao yêu thương, dành sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ với người khác.

+ Khi cho đi ta sẽ đem hạnh phúc cho người khác và cho chính bản thân mình.

+ Khi cho đi mọi người sẽ sống lương thiện, vị tha, nhân ái, cao thượng hơn

+ Khi cho đi, ta sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho chính mình.

II. LÀM VĂN: (7 điểm)

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Triển khai vấn đề

* Giới thiệu sơ lược về bài văn tế và vị trí của đoạn trích trong văn bản

* Phân tích hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong đoạn trích:

- Họ là những người nông dân lam lũ, nghèo khổ, cả cuộc đời gắn bó với đồng ruộng, chưa hề biết đến binh đao, võ nghệ.

- Khi giặc đến xâm lược quê hương, họ có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, tình cảm và hành động.

- Họ nhận thức rõ tình cảnh đất nước, thể hiện lòng căm thù giặc đậm chất người nông dân (so sánh, cường điệu, giọng điệu hùng hồn,…):

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa.

Mùi tinh chiên vây vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.)

- Họ tự nguyện ra trận, mong muốn được đánh giặc giữ nước “dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”

- Trang bị của họ khi ra trận thô sơ, chỉ là những vật dụng gắn bó với cuộc sống hàng ngày. Biện pháp nghệ thuật liệt kê: áo vải, gậy tầm vông, rơm con cúi, dao phay,…

- Khí thế xung trận hào hùng, dũng cảm: (động từ mạnh, hình ảnh liệt kê đối xứng trong cấu trúc văn biền ngẫu,…)

Đốt xong nhà dạy đạo kia; chém rớt đầu quan hai nọ, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có, kẻ đâm ngang, người chém ngược, bọn hè trước, lũ ó sau.

=> Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân xung trận đánh Tây mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ như người tráng sĩ như trong văn học xưa.

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Bức tượng đài về người nông dân đánh giặc được dựng bằng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ; hình ảnh người nông dân đánh giặc hiện lên chất phác, quê mùa mà anh hùng, dũng cảm.

3. Kết luận

- Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng con mắt yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện.

- Đoạn trích khắc họa hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực, hào hùng về người nghĩa sĩ trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước.

----------HẾT---------

 

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến nhữngthành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(“Học vấp ngã để từng bước thành công – John C.Maxwell)

Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích?

Câu 3 (1.0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”

Câu 4 (1.0 điểm): Tại sao tác giả lại nói: …. “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

  Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội.”

Câu 2 (5.0 điểm)

  Phân tích bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh/chị có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Đà Nẵng năm 2021 (10 đề) (ảnh 3)

Đáp án và thang điểm

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

- Chủ đề đoạn trích: Sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống

Câu 3: (1 điểm)

- Biện pháp tu từ: điệp từ “khó khăn”, “cơ hội”

- Tác dụng: Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu giá trị tạo hình. Qua đó nhấn mạnh cách nhìn của một người đối với khó khăn và cơ hội.

Câu 4: (1 điểm)

- “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi.

+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.

+ Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chản nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua.

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

* Giải thích:

- Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng.

- Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra.

- Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước.

* Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống.

* Bình luận

- Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. (dẫn chứng)

- Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống:

+ Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công.

+ Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại.

- Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt.

- Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài.

- Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại.

* Bài học nhận thức và hành động

- Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.

- Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống.

- Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn…

Câu 2:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

* Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

a. Phân tích 2 câu đề: Nỗi lòng cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình

-  Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

 Trơ cái hồng nhan với nước non”

+ Thời gian: đêm khuya

+ Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh

=> Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận về sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội hơn:

+ Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ "cái" thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Nhịp câu thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả.

+ Tuy nhiên câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà nó còn thể hiện cả bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ở ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố. Nó gợi cho ta nghĩ đến một câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long thành hoài cổ (“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”).

- Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.” 

+ Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

+ Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

+ Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.

b. Phân tích 2 câu luận: Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

+ Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc "xiên ngang mặt đất", đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để "đâm toạc chân mây".

+ Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người.

+ Kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh => Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoá.

=> Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao.

- Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi:

“Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,

 Mảnh tình san sẻ tí con con.” 

+ "Ngán" là chán ngán, là ngán ngẩm. Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính chuyện duyên tình của con người.

+ Từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa chỉ tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rồi xuân lại nhưng với con người thì tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại.  Hai từ "lại" trong cụm từ "xuân đi xuân lại lại" cũng mang hai nghĩa khác nhau. Từ "lại" thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ "lại" thứ hai nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi, đó là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

+ Trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình - vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải "san sẻ" thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp => Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải là xa lạ.

* Suy nghĩ về cuộc sống người phụ nữ hiện nay

- Người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn người phụ nữ trong xã hội xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ.

- Người phụ nữ trong xã hội ngày nay: Vẫn có trách nhiệm tề gia nội trợ, vẫn giữ được những vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống. Họ là những công dân bình đẳng trong xã hội, không phải cam chịu số phận, sự sắp đặt của cha mẹ, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như phụ nữ xưa. Họ có quyền được học hành, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

* Kết luận

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

 

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

 Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất”

Câu 3: Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong xã hội?

Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến trước khi bị Thị Nở từ chối trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: (0,5 điểm)

- Hạt lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất bởi vì nó mong đợi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Câu 3: (1 điểm)

- Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người:

+ Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm.

+ Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách.

Câu 4: (1 điểm)

- Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện. Có thể thông điệp: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nam Cao là cây nút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.

- Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Giới thiệu nhân vật

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực:

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

=> Là một người lương thiện.

Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:

* Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.

 - Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí.

     + Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị không chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại chính mình.

     + Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơi…thế mà Chí vẫn không “xứng đôi” với thị => Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí.

* Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người

- Chí có sự thay đổi về tâm lí:

     + Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc.

     +  Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc.

- Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình:

     + Tiếng chim hót trong lành buổi sáng.

     + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông.

     + Tiếng người cười nói đi chợ về.

- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai.

     + Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê…làm”.

     + Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện.

* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.

     + Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.

     + Nhưng ai cho Chí lương thiện.

     + Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.

     + Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt chí.

     + Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

3. Tổng kết

- Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì Tiền khởi nghĩa 1940 – 1945.

- Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp.

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra truyền thuyết nói như vậy.

 (Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen McCulough, NXB Văn học, 2004, tr8)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2: Hình ảnh chiếc gai dài nhất, nhọn nhất ẩn dụ cho điều gì?

Câu 3: Câu chuyện trên gửi đến độc giả thông điệp gì?

Câu 4: Anh/chị hãy rút ra bài học sâu sắc cho bản thân (Không lặp lại thông điệp đã nêu ở câu 3)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: (0,5 điểm)

- Hình ảnh chiếc gai dài nhất, nhọn nhất là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách mà con người phải vượt qua trong cuộc sống.

Câu 3: (1 điểm)

Gợi ý:

- Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống (tri thức, tình bạn, tình yêu, hạnh phúc...) chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ "vĩ đại", bằng cả sự sống và sinh mạng của mình)

- Mỗi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho cuộc đời những điều đẹp đẽ, quí giá.

- Ý nghĩa của cuộc đời không phải là ta đã tồn tại bao lâu mà là ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời....

Câu 4: (1 điểm)

- Bài học về nghị lực sống, dám vượt khó để giành những điều tốt đẹp nhất.

- Bài học về lí tưởng sống đẹp, sẵn sàng trả giá để sống có ý nghĩa, tránh xa cuộc sống tẻ nhạt, trống rống vô nghĩa.

- Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động và những điều vô giá khác (độc lâp, tự do...) vì để có được những điều qúi giá đó, loài người phải trả giá bằng công sức, thậm chí cả sinh mệnh của chính mình....

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài 

2.1 Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn:

* Cảnh ngày tàn:

- Âm thanh: tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve. Đây là những âm thanh đặc trưng của làng quê

Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh

- Màu sắc:

  + “chân trời phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”

  + “màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời”

Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi.

-  Tâm trạng của Liên:

  Tâm hồn cô bé nhạy cảm, tinh tế, xao xuyến một nỗi buồn man mác: “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

* Cảnh chợ tàn

- Âm thanh: “Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất”. Phố huyện chỉ còn lại sự trống vắng, quạnh hiu.

- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: “trên nền chợ đầy rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”.

- Những đứa trẻ nghèo nhặt rác, chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được.....

- Tâm trạng Liên: động lòng thương cảm.

Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng yêu thương con người. Một nét đẹp tâm hồn mà nhà văn Thạch Lam nâng niu, trân trọng.

* Những kiếp người tàn

- Mẹ con chị Tí:

  + Ngày ngày mò cua bắt ốc, đêm đến lại lầm lũi dọn hàng nước.

  + Khách hàng toàn là những người dưới đáy xã hội.

  + Dẫu chả kiếm được bao nhiêu nhưng đêm nào mẹ con chị Tí cũng dọn hàng.

Mẹ con chị đang cầm cự trong sự sống.

- Chị em Liên với của hàng tạp hóa sơ sài.... chẳng đáng là bao.

- Bà cụ Thi là nhân vật điển hình cho số phận tàn tạ trong cái đêm đen của xã hội ấy.

Diễn biến tâm trạng Liên thể hiện một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và đồng cảm với những con người không tương lai, không hạnh phúc

2.2 Nghệ thuật:

- Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình

- Câu văn xuôi giàu chất thơ, khéo léo kết hợp các chi tiết

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật

3. kết bài :Nêu cảm nhận chung

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ, vận hội và thách thức đan xen, chuyển hóa khôn lường; hoặc là tụt hậu, tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt phá, vươn lên để bắt nhịp cùng thời cuộc, làm chủ vận mệnh của mình, mà nếu dừng lại chính là tụt hậu. Mà tụt hậu, nhất là về kinh tế, đó là nguy cơ mà tròn hai mươi năm trước, tháng 1-1994, Đảng ta đã cảnh báo và suốt hai thập niên cả dân tộc nỗ lực không ngừng để vượt qua. Do đó, hơn bao giờ hết, con đường duy nhất đúng đắn là chúng ta phải vươn lên, đưa đất nước phát triển bền vững, khi nhịp chân nhân loại không chờ đợi bất cứ ai, cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất còn”, không quốc gia, dân tộc nào là ngoại lệ, làm cho tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân. “Thực túc, binh cường”, nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước, khó có thể có được chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc tế, huống chi là vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.”

Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào? Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (1,0 điểm)

Câu 2:  Giải thích khái niệm toàn cầu hóa trong văn cảnh trên? (1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giải thích vì sao: “tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước” ( 2,0 điểm).

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU

Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy nđộng kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài

Yêu cầu cụ thể

Câu 1.(1 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa: “Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽkhông thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân”

Câu 2.(1 điểm)

- Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng, mở rộng những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, thông tin ... giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Đó là xu thế tất yếu, một đòi hỏi chính đáng để xây dựng, phát triển mỗi quốc gia và giải quyết các vấn đề chung của toàn nhân loại.

- Nó mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức cho các quốc gia.

Câu 3.(2 điểm)

Viết đoạn văn giải thích:

Hình thức: Viết đúng quy ước đoạn văn và số câu mà đề quy định.

Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của mình về lí do nhưng cần làm rõ:

- Tụt hậu: là chậm, kém phát triển, là thụt lùi, thua kém so với các nước khác. Nó biểu hiện ở nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng, giáo dục, công nghệ,...

- Độc lập, chủ quyền dân tộc: là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm mà bao thế hệ ông cha đã phải đánh đổi bằng xương máu để giành lại từ tay những kẻ xâm lược.

- Tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước, vì:

+ Chất lượng đời sống thấp làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, có thể gây bất ổn chính trị.

+ Không có sức mạnh kinh tế, kĩ thuật, quân sự,... sẽ không có đủ sức mạnh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch.

+ Có thể bị lệ thuộc, trở thành "sân sau" của các nước khác, từ kinh tế đến chính trị.

=> Nói cách khác, nếu không nỗ lực phát triển toàn diện đất nước, chúng ta sẽ trở thành một dân tộc nhược tiểu, nền độc lập và chủ quyền dân tộc sẽ bị đe dọa.

- Do vậy, mỗi công dân cần ý thức được trách nhiệm của mình: học tập, rèn luyện cả đức, tài, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù,... để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc

II. LÀM VĂN (6 điểm)

1. Mở bài phân tích Tự tình 2

- Giới thiệu vài nét về Hồ Xuân Hương:

Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” và một đỉnh cao của trào lưu nhân đạo thời kì này.

- Giới thiệu khái quát bài thơ Tự tình 2:

+ Bài thơ Tự tình (bài II) là một trong số ba bài thơ thuộc chùm thơ Tự tình đã cất lên tiếng nói đồng cảm với số phận nhiều cay đắng đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2. Thân bài phân tích Tự tình 2

2.1 Giải thích nhan đề bài thơ

- "Tự tình" là tự bộc lộ tâm tình. Ở đây có thể hiểu là nhà thơ tự đối diện với chính mình để tự vấn, xót thương.

=> Ý nghĩa nhan đề:

+ Tự tình là tự bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm của mình. Hay nói cách khác là sự hé mở nỗi lòng khó nói của tác giả Hồ Xuân Hương.

+ Là tiếng nói thương cảm đối với số phận hẩm hiu của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, đồng thời đề cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ.

2.2 Luận điểm 1: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường (2 câu đề)

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn"

- Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối.

- "văng vẳng trống canh dồn" : âm thanh tiếng trống điểm canh. -> nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã.

+ “văng vẳng”: từ láy tượng thanh - những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến - càng gợi cái im vắng của không gian (lấy động tả tĩnh)

+ “dồn”: đối lập tương phản - âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

=> Câu thơ mở ra với khoảng thời gian, không gian đặc biệt thể hiện nỗi niềm bất an của con người, trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn giữa không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng.

"Trơ cái hồng nhan với nước non"

- Các từ ngữ gây ấn tượng mạnh:

+ “trơ”: trơ trọi, cô đơn, có gì như vô duyên, vô phận, rất bẽ bàng và đáng thương -> thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.

+ "Cái hồng nhan": cụm từ mang sắc thái trái ngược

"cái": suồng sã

"hồng nhan": trang trọng

-> Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng.

+ "Với nước non": gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi...

=> Hai vế đối lập “cái hồng nhan” và “với nước non” diễn tả bi kịch người phụ nữ trong xã hội.

2.3 Luận điểm 2: Tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi càng rõ nét hơn (2 câu thực)

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh"

- "Chén rượu hương đưa": Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu

- "Say lại tỉnh": vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời.

-> Nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất, phải tìm đến chén rượu mong có sự khuây khỏa nhưng kết cục "say lại tỉnh" - lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng.

=> Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận.

"Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn."

- "Vầng trăng bóng xế": Trăng đã sắp tàn -> Tuổi xuân đã trôi qua

- "Khuyết chưa tròn": Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy -> Sự muộn màng dở dang của con người. Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng càng thêm vô vọng.

-> Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

2.4 Luận điểm 3: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của tác giả (2 câu luận)

"Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"

- “rêu từng đám”: sự vật yếu ớt, hèn mọn

- "đá mấy hòn": sự ít ỏi, nhỏ nhoi, im lìm

-> Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi, cô đơn của chủ thể trữ tình.

- “xiên ngang; đâm toạc”: sự bướng bỉnh, ngang ngạnh.

-> Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của tác giả mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính mạnh mẽ

=> Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt của người phụ nữ, khát vọng “nổi loạn” phá tung, đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình...

2.5 Luận điểm 4: Tâm trạng chán trường, buồn tủi và khát khao hạnh phúc (2 câu kết)

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại."

- “ngán”: tâm sự chán trường, bất mãn, ngán ngẩm

- "xuân đi": tuổi trẻ của con người cứ trôi qua, thời gian thì không chờ đợi.

- "xuân lại lại": vòng tuần hoàn của thời gian vô tận - cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tuổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nghiệt của tạo hóa.

=> Ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân, ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống: Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại.

"Mảnh tình san sẻ tí con con!"

- "Mảnh tình": chút tình cảm nhỏ nhoi, không trọn vẹn

- "Tí con con": sự nhỏ bé, không đáng kể

- "Mảnh tình san sẻ": mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn lại còn phải san sẻ

-> Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ.

=> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu - một tình yêu nồng thắm, một hạnh phúc trọn vẹn, đủ đầy.

3. Kết bài phân tích Tự tình 2

3.1 Khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

+ Nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật Việt hóa một cách sáng tạo; sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm với những động từ mạnh, từ láy tượng thanh; sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi; nghệ thuật tiểu đối, tăng tiến

3.2 Liên hệ: So sánh, liên hệ bài thơ cùng chủ đề về số phận người phụ nữ xưa.

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (3 điểm)

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóccn thận, đầy hoa thơm sạch s và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm mt thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hnh phúc với mt hạnh phúc mong manh như thế.Con người cn một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi li phẳng lì và trong sáng như trước. S phn cu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc l ra khi bản thân, chẳng có

gì đáng thèm muốn.” 

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm) 

Câu 3: Chỉ ra tác dụng ca việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ ch,  cuc  sống riêng không biết đến điều gì xảy ra   bên ngoài ngưỡng  cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khong 5-7 dòng) (0,25 điểm)

II .LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tíchbài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.


 ----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I .ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức ngh lun/ ngh luận. 

Câu 2. (0,5 điểm)

Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuc sng riêng không biết đến điều gì xy ra  bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuc sng sai lầm/bác bỏ một quan nim sng sai lm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3. (1 điểm)

Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóccẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…) 

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm,dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy. 

u 4. (1 điểm)

Nêu ít nhất 02 tác hại ca cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm 

của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Mở bài phân tích Câu cá mùa thu

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Khuyến

+ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại.

+ Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

- Giới thiệu chung về chùm thơ thu và bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu).

+ Bài thơ nằm trong chùm thơ mùa thu gồm ba bài của Nguyễn Khuyến, bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

Thân bài phân tích Câu cá mùa thu

* Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ

- Điểm nhìn: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao rồi từ cao trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu, nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

- Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động với những hình ảnh vừa cân đối, hài hòa.

- Mở ra một khung cảnh với những cảnh vật hết sức thanh sơ:

+ ao nhỏ trong veo

+ thuyền câu bé tẻo teo

+ sóng biếc gợn

+ lá vàng khẽ đưa

+ tầng mây lơ lửng

+ ngõ trúc quanh co

+ sắc xanh của trời hòa lẫn cùng sắc xanh của nước

=> Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động.

- Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng đượm buồn

+ Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn: vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng,…

+ Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật -> Thủ pháp lấy động tả tĩnh.

=> Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động.

* Tình thu

- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng:

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần

+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...

- Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.

=> Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

Kết bài phân tích Câu cá mùa thu

- Khái quát giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu.

+ Giá trị nội dung: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại; nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật.

- Cảm nhận chung về bài thơ.

----------HẾT---------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: 

"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)

Câu 4.  Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh

- Mức đầy đủ:  trả lời đúng như đáp án trên

- Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 2: (1,0 điểm)

Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

+ Mức đầy đủ: hs trả lời được như nội dung trên. (1,0 điểm)

+ Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 3:(1,0 điểm)

Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

+ Mức đầy đủ: hs trả lời được như nội dung trên.

+ Mức không đầy đủ: sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet…

+ Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 4: (0,5 điểm)

- Mức đầy đủ: hs bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.

-  Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm):

- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Lợi ích, vai trò của việc đọc sách.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giải thích: (0,25 điểm)

            + Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng...

+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".

2. Bàn luận: (0,5 điểm)

 + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác phẩm VH).

+ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...

+ Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc...

            + Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người...

3.  Bài học (0,25 điểm)

d) Sáng tạo (0,25 điểm)

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

- Không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

 - Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài Câu cá mùa thu.

- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

-Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

 c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):

- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:  

 + Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của VHTĐ Viêt Nam.           

 + Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong Chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.            

2. Giải thích:  (0,25 điểm)          

 + Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao.

 3. Phân tích, chứng minh:(2,75 điểm)          

+ Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước:

- Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác...).Bức tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh... đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ.

- Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình yêu quê hương, đất nước vì đó là thiên nhiên của quê hương mình, tổ quốc mình: Là người gắn bó sâu sắc và thiết tha với quê hương, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thực, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi những công thức, ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.

+ Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao:

- Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân.Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước.

=> Qua tâm trạng thời thế của ông ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC HIỂU (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư - Nguyễn Bính)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa?

II. LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh chị về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3đ):

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2 (1đ):

- Biện pháp nghệ thuật nổi bật: ẩn dụ (cau, giầu, thôn Đoài, thôn Đông để chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và câu hỏi tu từ (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?).

- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ và tình cảm tha thiết dành cho người thương đồng thời làm cho những câu thơ giàu hình ảnh hơn, hấp dẫn người đọc.

Câu 3 (1,5đ):

-Cảm nhận về tình yêu đôi lứa ngày xưa: Họ luôn hướng về người yêu, hướng về nhau. Nỗi nhớ được thể hiện thầm kín vô cùng đáng yêu.

II. LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.

Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý. Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương; bài thơ Tự tình 2 và nhân vật trữ tình trong bài thơ.

2. Thân bài

a. Hai câu đầu

Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.

Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.

Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.

“Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.

b. Hai câu tiếp

“say lại tỉnh” người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn.

“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.

Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

c. Hai câu tiếp

Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.

“rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.

Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.

d. Hai câu cuối

“Ngán” tâm trạng chán chường.

“xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.

“Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.

Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”

(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)

1) Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)

2) Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan ? (1,0 điểm)

3) Chỉ ra và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? ( 1 điểm)

Văn bản trên được trích trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

2.  Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do(vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan? ( 1 điểm)

Biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì đó là cách tốt nhất giúp ông thể hiện tài năng và thực hiện lí tưởng (trí quân trạch dân) của mình.

3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? ( 1 điểm)

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản:

- Liệt kê những danh vị, chức vụ: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc, đại tướng, Phủ doãn.

- Điệp từ “khi”

- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào của tác gỉa vì ông đã tạo dựng được một sự nghiệp lẫy lừng, hơn đời.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

a. Mở bài

 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.(0,5 điểm)

b. Thân bài

* Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ:

- Hình ảnh người phụ nữ với gánh nặng gia đình trên vai. (Học sinh phân tích hai câu đề và hai câu thực để thấy được công việc làm ăn nhọc nhằn, vất vả, đầy hiểm nguy và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đương để mưu sinh)

- Hình ảnh người phụ nữ với số kiếp vất vả và món nợ tình phải trả trong cuộc đời. (Học sinh phân tích các hình ảnh lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, thành ngữ một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa để thấy được điều đó)

- Hình ảnh người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: Chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, trọn vẹn trách nhiệm làm vợ làm mẹ; cam chịu, chấp nhận, không một lời oán thán, chì chiết.(Học sinh phân tích các từ ngữ nuôi đủ, âu đành phận, dám quản công…để thấy được đức hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú. (4 điểm)

* Nhận xét, đánh giá(2 điểm)

- Hình ảnh bà Tú hiện lên qua cảm nhận của người chồng là nhà thơ Trần Tế Xương nên rất khách quan, sinh động. Tú Xương đã khắc hoạ hình tượng người vợ của mình bằng sự thấu hiểu, lòng yêu thương chân thành, sâu sắc và bằng cả tài năng của một người nghệ sĩ tài hoa.

- Bà Tú là một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời trung đại, tiếp nối đề tài quen thuộc của văn học dân gian và trở thành tiền đề để đề tài này tiếp tục phát triển trong văn học hiện đại.

c. Kết bài: 

Khẳng định hình ảnh bà Tú là một hình ảnh đẹp, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam.(0,5 điểm)

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC  HIỂU (5.0 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

          Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.

Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn[…]. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn chúng ta.

(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2008, trang 68)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. (1.0 điểm)

Câu 2. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó. (1.0 điểm)

Câu 3. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì (trả lời ngắn gọn)? (1.0 điểm)

Câu 4. Viết đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) làm rõ ý: “Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn”. (2.0 điểm)

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ.

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hồ Chí Minh năm 2021 (10 đề) (ảnh 1)

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (5 điểm)

1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận (0,5 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm)

2. Từ chuyển nghĩa

- Từ “vết nhăn” được dùng theo nghĩa chuyển. (0,5 điểm)

- Ý nghĩa: Biểu thị sự già nua, chai sạn trong tâm hồn(0,5 điểm)

3. Văn bản gửi đến thông điệp (1 điểm)

- Đừng để tâm hồn trở nên già nua.

- Hãy giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ bằng cách sống mạnh mẽ, lạc quan, can đảm, yêu thương.

4. Viết đoạn văn

* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh theo lối diễn dịch, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

* Yêu cầu về kiến thức:

- Giải thích: Câu nói bàn về những biểu hiện của tuổi trẻ. (0,5 điểm)

- Bàn luận (0,5 điểm)

Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát: sống dũng cảm, dám nói, dám làm, thể hiện bản lĩnh cá nhân.

Tuổi trẻ thể hiện ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn: sống tích cực, nhiệt huyết, luôn muốn thử thách bản thân, tìm kiếm điều mới mẻ (1 điểm)

- Bài học: Hãy sống dũng cảm và nhiệt huyết để không phí hoài tuổi trẻ và đời người

Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; Giáo viên linh hoạt trong đánh giá.

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

 Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ (5 điểm )

 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề (0,5 điểm)

 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm sự của Trần Tế Xương gửi gắm trong bài thơ “Thương vợ” (0,5 điểm)

3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.(1 điểm)

- Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm “Thương vợ”, vấn đề nghị luận: Tâm sự của nhà thơ, dẫn thơ.

- Cảm nhận tâm sự của Tú Xương:

+ Thấu hiểu, yêu thương, quý trọng, tri ân vợ

+ Tự trách mình, nhận ra sự bất lực của bản thân trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.

+ Chửi đời, lên án xã hội bạc bẽo, bất công.

 - Đánh giá (2 điểm)

+ Lời thơ giản dị, sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng, sử dụng sáng tạo thi liệu dân gian.

+ Tấm lòng sâu nặng với vợ, nhân cách cao đẹp và thái độ bất mãn trước thời đại của Tú Xương.

 4. Sáng tạo(0,5 điểm)

- Liên hệ tác phẩm khác

- Ý mới mẻ, sâu sắc

 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Virus Zika là loại virus nguy hiểm liên quan đến dị tật bẩm sinh. Hãy tự biết cách để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng các phương pháp phòng tránh.

          Người mắc bệnh này thường có biểu hiện sốt, đau cơ, nhức đầu và đau mắt. Theo WHO, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Zika lại không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Chính điều này khiến cho khả năng lây lan truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc biệt trong khu vực nhiệt đới.Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Trường hợp tiếp theo được phát hiện và ghi nhận tại Nigeria vào năm 1954. Từ đó chúng trở nên lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi. Cũng theo đó, trường hợp đầu tiên mắc bệnh này ở châu Á là tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia vào năm 2007. Vào băm 2013, tại French Polynesia cũng ghi nhận ổ dịch đầu tiên rồi lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương như (New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter). Thái Lan cũng đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh Zika vào năm 2013.Với phương thức lây truyền chủ yếu là qua muỗi Aedes và thời gian ủ bệnh là từ 3 đến 12 ngày (đây là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Hoặc bệnh Zika lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục, tuy nhiên tới hiện tại cũng chưa có sự ghi nhận nào cho những đường lây truyền này.

          Hiện nay tại Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm virus Zika. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những biện pháp như:

- Không tạo cơ hội và môi trường để muỗi đẻ trứng như các dụng cụ chứa nước, bể nước phải đậy kín.

- Diệt loăng quăng và bọ gậy thường xuyên bằng cách thả cả vào các dụng cụ chứa nước lớn. Vệ sinh và rửa sạch các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Không để nước ứ đọng trong bình, lọ, chai nơi ẩm thấp trong nhà và phải thay nước thường xuyên tránh nuôi muỗi.

- Loại bỏ các chất thải, phế liệu, các hốc nước tự nhiên để muỗi không thể đẻ trứng.

- Khi ngủ nhớ mắc màn, che đậy cẩn thận. Sử dụng các loại thuốc bôi, xịt trên da tránh bị muỗi đốt.

- Phun hóa chất diệt muỗi và chống dịch an toàn, đúng cách.

- Phải đến ngay trạm y tế để thăm khám khi có dấu hiệu của việc cảm cúm, ốm. Không tự ý điều trị bệnh ở nhà.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Đặt tên cho văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.

Câu 3. Tại sao Virus Zika là loại virus nguy hiểm?

Câu 4. Bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm góp phần bảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay(Trình bày trong khoảng 5-7 câu)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

          Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở.

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hồ Chí Minh năm 2021 (10 đề) (ảnh 2)

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

          Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Có thể đặt tên: Virus Zika và cách phòng ngừa

Câu 2: (1 điểm)

          Nội dung được đề cập đến trong văn bản:

-Biểu hiện của Virus Zika

-Nguồn gốc của Virus Zika

-Những mối nguy hiểm và cách phòng ngừa Virus Zika

Câu 3: (1 điểm)

          Virus Zika là loại virus nguy hiểm?

-Vì nó để lại dị tật bẩm sinh ( teo não, đầu nhỏ ở trẻ)

-Bệnh nhân mắc bệnh Zika lại không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Khả năng lây lan truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc biệt trong khu vực nhiệt đới.

- Lây truyền qua đường muỗi đốt;

- Chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị.

Câu 4: (1 điểm)

          Bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm góp phần bảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay(Trình bày trong khoảng 5-7 câu)

Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính:

- Sức khoẻ là quý nhất trong đời sống của mỗi người ( sức khoẻ là vàng)

- Bảo vệ sức khoẻ không những là trách nhiệm của mỗi người mà còn là của cả cộng đồng xã hội, cần thực hiện khẩu hiệu phòng bệnh hơn chữa bệnh

- Phê phán những biểu hiện coi thường sức khoẻ của mình và của người khác ( gây ô nhiễm mội trường, không an toàn thực phẩm…)

- Bài học nhận thức và hành động: giữ gìn sức khoẻ trên cả 2 mặt thể xác và tinh thần; tuyên truyền phòng chống những dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện trên thế giới và trong nước…

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.(0,5 điểm)

2.Xác định đúng vấn đề nghị luận: diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở(0,5 điểm)

3. Nội dung (5 điểm)

 Có thể trình bày theo định hướng sau:

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

b. Khái quát sơ lược cuộc đời Chí Phèo để dẫn đến đoạn gặp Thị Nở và thức tỉnh.

c. Diễn biến tâm trạng:

Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu

          Cảm nhận về không gian sống, âm thanh, ánh sáng… Sau bao nhiêu năm gần như sống trong vô thức, triền miên say thì Chí Phèo đã cảm nhận thấy lòng “bâng khuâng”, “miệng đắng”, “lòng mơ hồ buồn”. Những sợi dây thần kinh cảm giác của một con người đã trở lại trong Chí.

*Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo dầntỉnh ngộ

          Hắn nhớ lại quá khứ, nhìn lại hiện tại và suy ngẫm về tương lai.

- Chí Phèo ăn bát cháohành được trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất ngạc nhiên”“mắt hắn hình như ươn ướt” bởi vì “đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị củatình yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu?

- Khát khao lương thiện“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biếtbao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện.

- Khát vọng hạnh phúc: Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau.

- Giá trị nhân đạo: Nam Cao thể hiện sức sống bất diệt của “thiên lương”. Lương thiện, khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên của con người, không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt. Ngay cả khi con người bị tha hóa, bản chất ấy chỉ tạm thời lắng xuống chứ không biến mất. Nó giống như ngọn lửa vẫn đang âm ỉ cháy dưới đống tro tàn nguội lạnh mà chỉ cần một ngọn gió mát lành của tình yêu thương thổi tới nó sẽ bùng cháy mãnh liệt. Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo đã cho thấy ngòi bút nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao.

          Nghệ thuật: Thành công đáng lưu ý nhất của Nam Cao qua đoạn trích này là việc khám phá, miêu tả thế giới nội tâm để khẳng định bản chất tốt đẹp của nhân vật. Cốt truyện của tác phẩm hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, bất ngờ. Cách trần thuật linh hoạt, phóng túng, phong phú. Nhờ đó, nhà văn tạo nên những giọng điệu đan xen nhau hấp dẫn người đọc.

4. Sáng tạo: (0,5 điểm)

- Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.

- Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

5. Ngôn ngữ diễn đạt(0,5 điểm)

Diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ  Câu 1 đến Câu 4:

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…

Câu 1. (0.25 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

Câu 2. (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. (0.5 điểm): Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Câu 4.(0.25 điểm): Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”.

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

Câu 5. (0.25 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 6. (0.25 điểm): Xác định một biện pháp tu từ trong bốn dòng đầu của đoạn thơ?

Câu 7.(0.5 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của tiếng Việt qua hai câu thơ: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Câu 8.(0.5 điểm): Trước thực trạng đáng buồn là giới trẻ ngày nay đang làm cho tiếng Việt mất dần vẻ đẹp và sự trong sáng, anh chị hãy nêu ra ít nhất hai giải pháp cho vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Trả lời khoảng 5-7 dòng. 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hồ Chí Minh năm 2021 (10 đề) (ảnh 3)

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí (0.25 điểm)

Câu 2:

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (mồ hôi rơi) (0.25 điểm)

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người (0.25 điểm)

Câu 3: Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nông dân, công nhân trong cuộc sống. (0.5 điểm)

Câu 4: Tiêu đề: Yêu Tổ quốc hoặc Tổ quốc của tôi (0.25 điểm)

Câu 5: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương (0.25 điểm)

Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh/ so sánh (Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa; mềm mại như tơ) hoặc biện pháp nghệ thuật ẩn dụ (óng tre ngà và mềm mại như tơ) (0.25 điểm)

Câu 7: Hai câu thơ cho thấy tiếng Việt vừa mộc mạc, chân chất, khỏe khắn, gần gũi (như đất cày); vừa có sự lung linh, óng ả, thanh tao (óng tre ngà). Hai câu thơ thật đặc sắc, là một sự phát hiện, đúc kết của nhà thơ về vẻ đẹp phong phú, tinh tế và đậm bản sắc dân tộc của tiếng Việt (0.5 điểm)

Câu 8: Thí sinh trình bày giải pháp theo quan điểm riêng của mình, phải nêu ít nhất hai giải pháp.  Câu trả lời phải chặt chẽ, thuyết phục (0.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Mở bài:

- Giới thiệu hình tượng nhà nho trong văn chương: thường là hình tượng của chính tác giả, là sự tự bộc lộ con người tinh thần cùng với các khía cạnh cảm xúc, tư tưởng, quan niệm của họ về xã hội, về cuộc sống và con người. (1 điểm)

- Bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã góp phần bộc lộ vẻ đẹp của nhân cách nhà nho chân chính.

b. Thân bài:

- Cắt nghĩa và giới thiệu vấn đề:

+ “Nhân cách”: tư cách, phẩm chất riêng biệt của con người.

+ “Nhà nho”: người có học, tầng lớp trí thức trong xã hội cũ.

+ “Chân chính”: đúng đắn, ngay thẳng.

=> “Nhân cách nhà nho chân chính”: tư cách, phẩm chất tốt đẹp của người trí thức trong xã hội cũ (2 điểm)

- Những biểu hiện thông thường của nhà nho chân chính:

+ Coi trọng sự học và học vấn, có ý thức lập công ghi danh song không để công danh thành sợi dây trói buộc mình.

+ Cốt cách thanh cao, trong sạch, lấy sự hài hòa, bình ổn về tinh thần làm chí hướng, lấy việc phụng sự đất nước làm mục tiêu phấn đấu.

+ Không cao đạo, tô vẽ giả tạo, xa rời thực tế mà chân thực, thẳng thắn trong cuộc sống.

- Chứng minh trong tác phẩm:

+ Hình tượng “ông ngất ngưởng” trên mọi phạm vi đời sống, trong mọi khoảng thời gian của cuộc đời mình:

+ Ngất ngưởng trên hành trình hoạn lộ: “vào lồng” mà vẫn rất phóng túng, tự do, luôn khẳng định mình trong mọi cương vị bằng “tay ngất ngưởng”. Đó là cách sống của người quân tử bản lĩnh đầy tự tin, kiên trì lý tưởng.

+ Ngất ngưởng khi cáo quan về hưu: rất phóng khoáng tự do, không chịu sự ràng buộc của thói đời. Đó là cách sống của bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của bản thân.

- Thái độ, cốt cách tác giả bộc lộ trong tác phẩm (2 điểm)

+ Tiếng cười sảng khoái, tự hào của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự bộc lộ.

+ Phong thái ung dung, tự do, tự tại, luôn đứng cao hơn tất cả bằng chính bản lĩnh và sức mạnh của một bậc chân tài.

+ Khái quát vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Công Trứ: một con người giàu nghị lực, dám sống mạnh mẽ, có ý nghĩa và dám sống theo cá tính của mình để vượt thoát khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến và lối sống khắc kỷ của người quân tử.

- Đánh giá chung (1 điểm)

+ Tạo sức hấp dẫn về tư tưởng và cá tính tác giả: sức hấp dẫn của những quan điểm sống, cách nhìn độc đáo và đầy bản lĩnh về cuộc sống tạo nên sức hấp dẫn của lời thơ, giọng thơ và hình tượng thơ.

+ Góp phần tạo nên một cái nhìn đầy đủ về tầng lớp nho sĩ-trí thức trong xã hội cũ: học không phải chỉ là những con người mực thước, đạo mạo, uyên bác mà còn là những con người vừa trong sạch, thẳng ngay, rất bình dị, gần gũi với cuộc đời mà đầy bản lĩnh, đầy sức mạnh và tài năng để tự khẳng định chính mình và tìm cho mình một cuộc sống thật ý nghĩa.

c. Kết bài:

+ Khẳng định vẻ đẹp của nhân cách nhà nho chân chính là một giá trị tinh thần góp phần bổ sung, hoàn thiện đời sống tinh thần, tư tưởng cho con người (0.5 điểm)

+ Những vẻ đẹp ấy có ý nghĩa như một bài học để tự răn mình cho người trí thức trong thời đại ngày nay (0.5 điểm)

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

 

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 17

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn."

(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)

Câu 1:  Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

Câu 2:  Nêu nội dung của đoạn văn?

Câu 3:  Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

Câu 4:  Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? 

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính (1 điểm)

Câu b. Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên (0,5 điểm) 

Câu c. - Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn (0,5 điểm)

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh -> sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ 

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.

Câu d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn: Ngôn ngữ trong văn Thạch Lam giàu hình ảnh, giàu chất thơ, giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía, đậm chất trữ tình (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

I. Mở bài 

- Giới thiệu những nét khái quát về truyện Tấm Cám: Truyện cổ tích được nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam ưa thích(0,5 điểm)

- Đi vào giới thiệu bài học thiện – ác mà truyện đưa đến cho độc giả: Hơn cả nhằm mục đích giải trí, truyện cổ tích Tấm Cám còn cho ta những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa kẻ tốt và người xấu trong xã hội xưa và nay(0,5 điểm)

II. Thân bài

1. Thế nào là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác? (1 điểm)

- Thiện: tốt đẹp, hợp với đạo đức

- Ác: tính hay gây tai họa, đau khổ cho người khác

Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu là cuộc đấu tranh với những điều xấu, điều ác gây tai họa cho con người để hướng tới những điều tốt đẹp, hợp đạo đức

2. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong truyện Tấm – Cám (1 điểm)

- Cuộc đấu tranh thiện – ác diễn ra với hai mẹ con Cám đại diện cho cái xấu, cái ác:

+ Cám lười biếng nhưng muốn cướp phần thưởng là tấm lụa đào nên đã lừa Tấm lấy hết giỏ tép

+ Mẹ con Cám muốn diệt trừ người bạn duy nhất của Tấm: cá bống.

+ Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội, đã trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt riêng ra..

+ Mẹ con Cám đuổi cùng giết tận hòng chiếm đoạt vinh hoa phú quý, không cho Tấm con đường sống

- Tấm là đại diện cho “thiện”, đứng trước hành động của mẹ con Cám:

+ Ban đầu: Chỉ biết khóc

+ Bất bình trước những hành vi mẹ con Cám đã làm

+ Tấm có sự phát triển trong hành động, phản kháng, đấu tranh một cách mãnh liệt để giành và giữ lấy hạnh phúc thuộc về mình thông qua những lần hóa thân

+ Trước sự ngỡ ngàng và khát khao được xinh đẹp như chị, Tấm đã để Cám xuống hố, rội nước sôi cho trắng đẹp rồi chết

+ Dì ghẻ ăn mắm làm từ thịt con gái cũng kinh khiếp lăn ra chết.

Có ý kiến đồng tình, có ý kiến phản đối kết thúc này bởi nó mâu thuẫn với sự hiền lành, thùy mị của Tấm khẳng định Tấm là nhân vật chức năng, thực hiện việc tiêu diệt tận gốc cái ác

3. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa và nay(1 điểm)

- Từ truyện Tấm Cám, có thể thấy, hiện và ác là hai hiện tượng luôn song hành trong xã hội, không khó để bắt gặp các cuộc đấu tranh thiện- ác trong xã hội xưa:

+ Chu Văn An vì bất bình, luôn mong muốn đấu tranh tới cùng cho những điều chân chính, những điều “thiện” mà đang sớ mong vua chém đầu 7 tên gian thần nhưng không thành bèn từ quan về quê sống cuộc đời thanh bạch

- Ngày nay, rất nhiều những tấm gương chiến sĩ đã hi sinh thời gian, công sức và thậm chí là tính mạng để bảo vệ điều thiện đấu tranh cho điều ác:

+ Gần đây nhất là hai hiệp sĩ đường phố của Sài Gòn đã hi sinh tính mạng trên con đường đấu tranh cho điều thiện, ngăn chặn điều ác

Những con người với cuộc đấu tranh không khoan nhượng vì điều thiện ấy xứng đáng được ngợi ca và trân trọng

4. Mục đích, ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu(2 điểm)

- Tại sao lại cần có cuộc đấu tranh thiện- ác?

+ Lúc nào trong xã hội cũng luôn tồn tại hai điều này song song, thiện và ác là hai đối cực của nhau, nếu như xã hội toàn điều ác con người rơi vào bi kịch, xã hội sẽ náo loạn

+ Ngược lại, nếu như xã hội ngập tràn những điều thiện con người được sống, đón nhận những điều tốt đẹp, xã hội bình yên, con người phát triển

- Nhìn nhận thực tế dù một xã hội phát triển tới đâu thì đâu đó vẫn sẽ luôn tồn tại những điều xấu, điều ác, bới vậy cuộc đấu tranh thiện – ác là cuộc đấu tranh lâu dài

- Khẳng định dù cho cái xấu có mạnh đến đâu, điều ác có khủng khiếp như thế nào thì cuối cùng điều thiện vẫn sẽ luôn giành chiến thắng

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Câu chuyện Tấm Cám đã để lại những bàn luận trên nhiều khía cạnh khác nhau giữa thiện và ác(0,5 điểm)

- Liên hệ bản thân: Mỗi người cần nhận thức được ý nghĩa của cuộc đấu tranh thiện – ác để không ngừng vươn tới những điều thiện, như thế mới mong có thể trở thành một người tốt(0,5 điểm)

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 18

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời :

“Sông Đuống trôi đi
 Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

                                                                                                                        (Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Câu 1: Chủ đề đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 3: Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Nghị luận xã hội về học đi đôi với hành

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ trong bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và thực hiện các yêu cầu:

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài.

- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần nắm bắt được tâm tình của tác giả, hiểu được giá trị biểu đạt của tiếng Việt, thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn trích.

Yêu cầu cụ thể:

Câu 1. Chủ đề đoạn thơ: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương yêu dấu bị giày xéo (1 điểm)

Câu 2. * Biện pháp tu từ:

- Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

- Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”… thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột cùng. (0,5 điểm)

* Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng” góp phần gợi vẻ đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng, thơ mộng. (0,5 điểm)

Câu 3. Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

a) Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận:

+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.

+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.

- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.

* Vì sao học phải đi đôi với hành ?

- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.

- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.

- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.

* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"

- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.

- Việc học sẽ không bị nhàm chán.

* Bài học nhận thức và hành động

- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.

- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.

- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.

- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.

* Phản đề

- Phê phán lối học sai lầm:

+ Học chuộng hình thức

+ Học cầu danh lợi

+ Học theo xu hướng

+ Học vì ép buộc.

c) Kết bài

- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả

- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành” ?

----------HẾT---------

--------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 19

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

    Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
      Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

                                        (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi :

Câu 1:   Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.

Câu 2:   Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?

Câu 3:   “Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”. Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?

II. Làm văn (7 điểm)

Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1: (1 điểm) 

- Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại thơ tự do, xen kẽ các câu 7 chữ và 8 chữ.

- Đoạn thơ có giọng điệu tự nhiên như lời chuyện trò, tâm tình thân mật của tác giả với người yêu ở nơi xa. Đây là ngôn ngữ thơ ca bước ra đời sống, từ chiến trường.

Câu 2: Trong đoạn thơ, tác giả đã thể hiện hai cảm xúc chủ đạo (1 điểm) 

- Sự thích thú, yêu mến những vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trên con đường ra trận.

- Nỗi nhớ thương sâu lắng hướng về “em”.

Câu 3: (1 điểm) 

- Câu thơ có cách diễn đạt tương tự là Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.

- Hai câu thơ của Nguyễn Bính và của Phạm Tiến Duật đều nói về nỗi nhớ và đều sử dụng các địa danh để thể hiện nỗi nhớ của mình.

Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian. Câu thơ vì thế có sự biểu cảm và lay động sâu sắc đối với người đọc.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Giá trị phản ánh và hiện thực được bộc lộ qua các chi tiết sau trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

1) Bức tranh về cuộc sống, sinh hoạt xa hoa trong phủ Chúa

a) Quang cảnh trong phủ chúa: Cực kỳ lộng lẫy, tráng lệ, không đâu sánh bằng:

- Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

- Những “ đại đường”, “Quyển bồng” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng

- Nội cung qua năm sáu lần trướng gấm với những trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…

( Hình dung màu sắc, đường nét, hương sắc của vườn cây, lầu son gác tía, mân vàng chén bạc, sơn hào hải vị…)

-> Tác giả là con quan, đã từng nhiều lần vào tử cấm thành mà vẫn ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi phủ chúa…

=> Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn  nghiêm của vương giả triều đình.

b) Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

- Về ăn uống: "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ"

- Cách nói năng:

+ Trịnh Sâm thì dùng từ thánh chỉ (4 lần), thánh thượng (3 lần)

+ Trịnh Cán thì: Thánh thể (1lần)

+ Trong phủ có nhiều loại quan: Quan chánh đường, các vị lương y, của sáu cung ba viện, kẻ truyền tinđông đảo nhộn nhịp.

+ Phủ chúa ra vào phải có thẻ; lương y khám bệnh cũng phải lạy bốn lạy , xin phép mới được cởi áo thế tử…

+ Chúa Trịnh luôn luôn có "phi tần chầu chực" xung quanh, trướng rủ màn che

-> Cung cách sinh hoạt ở phủ chúa đều phải tuân theo lễ nghi, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền uy tột bậc. Đến cả việc đi đứng, nói năng cũng vô cùng kiểu cách.

c) Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa

Tác giả dửng dưng trước những những quyến rũ vật chất,cảnh sống xa hoa bởi nó được xây bằng xương máu của nhân dân…

+ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ phè phỡn tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do…

=>Tóm lại: Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy…

2) Thế tử Cán và thái độ con người Lê Hữu Trác:

a) Thế tử Cán:

Nơi thế tử ngự là nơi thâm nghiêm tối tăm ; bao quanh là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc…

+ Người đông nhưng im lặng, thiếu sinh khí.

+ Không khí lạnh lẽo tù túng

+ Hình hài: tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chân tay gầy gò, …nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức…mạch bị tế sác…âm dương đều bị tổn hại.”

=> Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng.Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu muc6 ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh Những năm cuối TK XVIII.

b) Thái độ, con người Lê Hữu Trác:

+ Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dạn dày kinh nghiệm.

+ Ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.

=> Phẩm chất cao quý: Khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích cuộc sống tự do thanh đạm chốn quê nhà.

3) Nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của tác giả

+ Cách quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh tả người sinh động, không bỏ sót chi tiết nhỏ nào tạo nên cái thần của cảnh và việc. Đây được coi như một tài liệu quý vào thời vua Lê, chúa Trịnh mà cho tới nay vẫn được lưu giữ lại.

+ Cách kể diễn biến câu chuyện và sự việc khéo léo, lôi cuốn người đọc.

+ Thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.

-> Phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc: Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu có giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

----------HẾT---------

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2022 có đáp án - Đề 20

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Trong Diễn văn khai giảng năm học 2014 - 2015 ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), Giáo sư Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường - có nói:

(1) Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất... Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô. Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng...

(2) Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.

(Theo http://www.tinmoi.vn ngày 4/9/2014)

Câu 1: Tìm những từ ngữ trong đoạn trích thể hiện rõ sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam.

Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về lời nhắn của thầy Văn Như Cương: Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà bằng cả trái tim mình.

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình? Vì sao?

II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC  HIỂU (4 điểm)

Câu 1  (1 điểm)

- Những từ ngữ thể hiện sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam: núi cao, sông dài, rừng xanh, biển bạc

Câu 2: (1 điểm)

- Thao tác lập luận chính: Phân tích

Câu 3: (1 điểm)

- Hãy học tập không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng cả tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình.

- Hãy học tập với tất cả sự thông minh và niềm đam mê, khao khát của mình.

Câu 4: (1 điểm)

- Học sinh bày tỏ rõ quan điểm cá nhân: đồng tình/không đồng tình; nêu lí do hợp lí, thuyết phục.

II. LÀM VĂN (6 điểm)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được lựa chọn vào tập truyện Vang và bóng một thời, 1940. Các lần tái bản sau, Vang và bóng một thời được đổi tên là Vang bóng một thời và Dòng chữ cuối cùng được đổi tên là Chữ người tử tù.

2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao

a. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ:

* Tài gắn liền với danh:

- Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn: vùng Tỉnh Sơn.

- Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng.

* Cái tài gắn với sự khao khát, nể trọng của người đời:

- Viên quản ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà.

- Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi

=> Đây không phải một cái tài bình thường mà nó đạt đến độ phi thường và siêu phàm.

b. Vẻ đẹp của thiên lương:

- “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”:

+ “Khoảnh”: có phần kiêu ngạo về tài năng viết chữ của mình, có ý thức về giá trị của tài năng ấy, tôn trọng tài năng, sử dụng nó như một món quà mà thượng đế trao cho mình nên chỉ trao nó cho những tấm lòng trong thiên hạ.

-“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -> khí chất, quan điểm của Huấn Cao.

-“Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” -> tấm lòng của Huấn Cao với những con người yêu cái đẹp, trọng cái tài.

c.Vẻ đẹp của khí phách:

* Tinh thần nghĩa hiệp:

-  Là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản chống lại triều đình mà ông căm ghét.

* Tư thế đàng hoàng, hiên ngang, bất khuất:

-  Hành động Huấn Cao cùng các bạn tù giỗ gông. Huấn Cao ở vị trí đầu thang gông – ngay trong tình thế bi đát vẫn đứng ở vị trí chủ soái.

- Trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng…

* Bản lĩnh cứng cỏi, không sợ quyền uy và không sợ cái chết:

- Cách Huấn Cao đón nhận sự biệt đãi của viên quản ngục.

- Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

- Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.

d. Sự tỏa sáng của ba vẻ đẹp trong cảnh cho chữ:

* Vẻ đẹp tài hoa:

- Tài năng của Huấn Cao không còn là những lời đồn đại nữa, nó đã hiện thành hình: “những nét chữ vuông tươi tắn…”

* Vẻ đẹp khí phách:

- Trái với sự lo lắng của viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao rất thản nhiên đón nhận, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lặng người ái ngại cho viên quản ngục.

- Không để tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào những nét chữ mà mình đang tạo ra.

* Vẻ đẹp thiên lương:

- Hiểu ra tấm lòng của quản ngục.

- Quan niệm: không được phụ lòng người -> trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.

- Đỡ viên quan coi ngục đứng thẳng dậy, đưa ra những lời khuyên chí tình.

e. Tổng hợp đánh giá về nhân vật:

* Nguyên mẫu: Cao Bá Quát:

- Cùng họ Cao, giữ chức coi sóc việc học ở địa phương.

- Huấn Cao là người tử tù, dám cầm đầu đội quân chống lại triều đình. Cao Bát Quát là thủ lĩnh, quân sư cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mỹ Lương – Hà Tây chống lại triều đình rồi cũng bị kết án tử hình.

- Cùng được tôn vinh vì tài năng viết chữ đẹp.

- Sự cúi đầu trước Huấn Cao của quản ngục cũng giống như câu thơ của Cao Bá Quát:“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn:

+ Là con người tài hoa tài tử, khác thường.

+ Dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại và thủ pháp đối lập.

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, dùng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính, gợi về cái đẹp của một thời vang bóng.

* Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

- Quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: luôn cho rằng cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.

- Thông điệp: cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối.

- Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt -> Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.

 

-----------------------Hết---------------------------

 

Tài liệu có 53 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống