Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết 85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất

Tải xuống 8 1.4 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GGiáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ Văn 11 chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ Văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

 

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn:

Tiết 85: Làm văn

LUYỆN TẬP THAO TÁC LUẬN BÁC BỎ

  1. Mục tiêu bài học
  2. Về kiến thức

- Vận dụng thành thạo kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ

 - Viết được một đoạn nghị luận theo thao tác lập luận bác bỏ

  1. Về năng lực

- Năng lực đặc thù: nghe - nói - đọc - viết, sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học và thẩm mỹ.

+ Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.

+ Đọc – hiểu văn bản để tìm thao tác lập luận bác bỏ

+ Thu thập thông tin liên quan đến thao tác lập luận bác bỏ

+Nhận diện phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản nghị luận.

+ Biết cách bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc văn học.

+ Biết vận dụng hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.

+ Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc thao tác lập luận bác bỏ

- Năng lực chung: giao tiếp - hợp tác, giải quyết vấn đề.

 + Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

+ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất

 Nhận thức sâu sắc vai trò của thao tác bác bỏ, có ý thức vận dụng sáng tạo hiệu quả vào việc viết văn bản nghị luận . Bài học có ý nghĩa về đạo đức

  1. Thiết bị dạy học và học liệu

- Sgk, chuẩn KT – KN, TLTK, giáo án.

- Máy chiếu, giấy A0, A4,…

- Hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; phiếu học tập.

III. Tiến trình bài dạy

  1. Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Hs vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ

- Kết hợp trong quá trình học.

  1. Bài mới

3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận bài học
  2. Nội dung hoạt động: HS vận dụng các thao tác lập luận đã học để giải quyết vấn đề.
  3. Sản phẩm

 Thao tác lập luận bác bỏ

  1. Các bước dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

- GV giao nhiệm vụ: “ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.

 Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

 Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

 Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

 Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

 Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

 Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận gì?

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ. Hôm nay, chúng ta sẽ thực hành thao tác này để củng cố và khắc sâu kiến thức.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

 

 

 3.2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút)

 

  1. Mục tiêu:

-Tái hiện những kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ: Khái niệm, mục đích, yêu cầu, các cách bác bỏ

 - Đọc – hiểu văn bản để tìm thao tác lập luận bác bỏ

- Thu thập thông tin liên quan đến thao tác lập luận bác bỏ

- Nhận diện phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản nghị luận.

- Biết cách bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc văn học.

  1. Nội dung hoạt động: lí thuyết và thực hành bài tập
  2. Sản phẩm
  3. Ôn tập kiến thức cũ

- Thế nào là bác bỏ?

- Mục đích, yêu câu của thao tác lập luận bác bỏ?

- Cách thực hiện thao tác lập luận bác bỏ?

 II.Bài tập:

Bài tập 1:

1/Đoạn 1:Có quan niệm cho rằng cuộc sống riêng của mỗi người là đầy đủ tiện nghi, được bao bọc cẩn thận trong êm ấm và tuyệt đối không cần phải hiểu biết gì nhiều về xung quanh.

 Ý kiến bác bỏ: Cho đó là sai lầm bởi vì nó làm nghèo nàn đi tâm hồn con người,con người sẽ không có khả năng tự bảo vệ mình khi đối diện với muôn vàn khó khăn của cuộc sống và như thế con người sẽ không thấy được giá trị của hạnh phúc

 2/Đoạn 2: Ý bác bỏ thứ nhất thể hiện qua dạng câu hỏi tu từ biểu hiện cho thái độ khiêm tốn của QT

 Ý bác bỏ thứ hai cho thấy rằng QT chỉ rõ được thái độ chưa hợp tác của các sĩ phu Bắc Hà chứ một đất nước không thể không có người tài,không có người trung thành tín nghĩa.

Bài tập 2:

 1/Bác bỏ quan niệm thứ nhất:Nếu học thuộc nhiều sách,học thuộc nhiều thơ thì chỉ làm cho kiến thức chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy,khả năng sáng tạo của người viết vì thế khi viết văn dễ sa vào rập khuôn,máy móc,thói khoe chữ cầu kì

 2/Đề xuất vài kinh nghiệm:

-Đọc nhiều sách,nhớ những dẫn chứng hay

-Rèn khả năng hành văn

-Tìm tòi,phát hiện cái mới

Bài tập 3: Lập dàn ý:

a, Mở bài: Dẫn dắt nêu nhận xét khái quát về quan niệm cần bác bỏ.

b, Thân bài

 - Khẳng định tính đúng sai của quan niệm: Quan niệm trên là hoàn toàn sai.

 - Nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai.

 - Biểu hiện của quan niệm sai và tác hại của nó.

 - Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng: cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập là không ngừng học tập để có tri thức hiện đại, không ngừng rèn luyện để có sức khỏe tốt, có vốn hiểu biết và thích ứng nhanh với cuộc sống.

c, Kết bài

 - Bài học rút ra từ kinh nghiệm trên.

 - Mở rộng, liên hệ thực tế.

  1. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Trước hoạt động: GV yêu cầu HS ôn lại lí thuyết đã học

1.Thế nào là bác bỏ? Trong cuộc sống cũng như viết bài nghị luận, ta dùng thao tác bác bỏ nhằm mục đích gì?

 2. Để bác bỏ thành công, cần nắm vững những yêu cầu nào?

3.Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ?

4. Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn?

 

I. Lí thuyết:

- Thế nào là bác bỏ?

- Mục đích, yêu câu của thao tác lập luận bác bỏ?

- Cách thực hiện thao tác lập luận bác bỏ?

 

Trong hoạt động : Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 1(tr 31,sgk) theo nhóm :

Nhóm 1, 2 : tìm hiểu nội dung của đoạn 1 và chỉ ra cách thức bác bỏ

Người viết bác bỏ vấn đề gì?

Chứng minh cho vấn đề đó người viết đã dùng những luận cứ nào?

Nhóm 3, 4 : Ở đoạn 2 ý kiến bác bỏ nhằm mục đích gì?

Luận cứ đưa ra để bác bỏ vấn đề dựa trên suy nghĩ gì?

Bài tập 2 : HS thảo luận theo nhóm bàn : Chọn một trong hai quan niệm để bác bỏ, rồi đề xuất thêm một vài kinh nghiệm khác.

Bài tập 3 : HS tự lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên

(HS về nhà làm)

 

- HS thảo luận theo nhóm trong 5p.

- Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhận xét chéo.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp trong 5p.

- 1-2 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

- Nhận xét chéo.

 

- HS về nhà làm bài tập 3 và báo cáo sản phẩm vào tiết sau.

 

 3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút )

a.Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ

  1. Nội dung hoạt động:

HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

  1. Sản phẩm:
  2. Nhất Chi Mai (Nhất Linh) phê bình Vũ Trọng Phụng, năm 1937.
    Đọc xong một đoạn văn, tôi thấy trong lòng phẫn uất, khó chịu, tức tối.
    Không phải phẫn uất, khó chịu cái vết thương xã hội tả trong câu văn, mà chính là vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn nhỏ nhen ẩn trong đó.
    ... Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng bi quan. Đọc xong ta tưởng nhân gian là một nơi địa ngục và xung quanh mình toàn là những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng.
    Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình, lí tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế giới qua cặp mắt kính đen và một cội nguồn văn cũng đen nữa.
    b. Vũ Trọng Phụng đã phản bác lại cùng năm đó, 1937.
    Khi dùng một từ bẩn thỉu tôi chẳng thấy khoái trá như khi các ông tìm được một kiểu áo phụ nữ mới mẻ, những lúc ấy, tôi chỉ thương hại cái nhân loại ô uế bẩn thỉu, nó bắt tôi phải viết như thế, và nó bắt các ông phải chạy xa sự thực bằng những danh từ điêu trá của văn chương. Các ông quen nhìn một cô gái nhảy là một phụ nữ tân thời, vui vẻ trẻ trung, hi sinh cho ái tình hoặc cách mạng lại gia đình. Riêng tôi, tôi chỉ thấy đó là một người đàn bà vô học, chẳng có thị vị, lại hư hỏng, lại bất hiếu bất mục nữa, lại có nhiều vi trùng trong người nữa. Tôi không biết gọi gái đĩ là nàng - chữ ấy nó thi vị lắm - hoặc tô điểm cho gái đĩ ấy những cái thi vị mà gái đĩ ấy không có, đến nỗi đọc xong truyện người ta chỉ thấy một gái đĩ làm gương cho thế gian noi theo!
    ... Đó, thưa các ông, cái chỗ bất đồng ý kiến giữa chúng ta!... Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời...
    Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan, căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà lại không đáng căm hờn, mà lại cứ "vui trẻ trung", trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ v.v...như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỉ một cách đáng sỉ nhục.
    Còn bảo nhỏ nhen thì thì thế nào?
    Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của nhân dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có chuyện ô uế, dâm đãng, mà bảo là nhỏ nhen, thì há dễ Zôla (Dôla), Hugo (Huygô), Mabraux (Mabrô), Dostoievski (Đôtstôiepski), Maxime Gorki (Maxim Gorki) lại không cũng là nhỏ nhen?
    Nếu các ông không muốn sờ lên gáy thì thôi, bao nhiêu chuyện thanh cao, tao nhã, cao thượng của loài người xin các ông cố mà hương hoa khấn khứa. Tôi xin để cái phần ấy cho các ông. Riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy khốn nạn, quan tham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột. Lạc quan được cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội này là hay ho tốt đẹp, rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý tôi, thế là giả dối, là tự lừa mình và di hoạ cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực.

 => Vũ Trọng Phụng đã phản bác trước ý kiến phê bình của Nhất Chi Mai:

 + Theo ông, tiểu thuyết là sự thực ở đời...

 + Không phải thơ văn của ông mang tư tưởng hấc ám, nhỏ nhen mà do thực trạng xã hội lúc bấy giờ thật sự đồi bại và o uế. Vì thế, ông không thể chỉ nói những lời hay ho, ca tụng cho văn chương được. Nếu như thế thì văn chương chỉ là giả dố, lừa gạt mà thôi.

  1. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV

 

Hoạt động của HS

 

GV giao nhiệm vụ: Chỉ ra cách lập luận bác bỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng trước ý kiến phê bình của Nhất Chi Mai ( Nhất Linh)

 

- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

- Hs thực hiện nhiệm vụ.

- HS báo cáo kêt quả thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG  (1 phút)

a.Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học về thao tác lập luận bác bỏ để giải quyết các bài tập, kích thích khả năng mở rộng, tìm tòi, sáng tạo

  1. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập
  2. Sản phẩm:

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

- Nội dung: Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Người “ngáo đá” có triệu chứng của tâm thần dưới góc độ khoa học. Nhưng dưới góc độ pháp luật, “ngáo đá” chính là hậu quả của hành vi sử dụng ma túy gây ảo giác. Một khi đã xác định đây chính là hậu quả của hành vi sử dụng ma túy gây ảo giác thì phải giám định rất kỹ để đánh giá được việc sử dụng ra sao, mức độ ảnh hưởng thần kinh đến đâu. Vì thế, khi họ gây ra hậu quả thì cũng phải xử lí bình thường.

  1. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

-GV giao nhiệm vụ:

 Có người nói: “Những người phạm tội do ngáo đá gây ra thì không xử lý hình sự”. Hãy nêu quan điểm của anh/ chị bằng một đoạn văn ngắn.

Em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

 

  1. Hướng dn học sinh về nhà (1 phút)

*Bài cũ

-Nắm được các kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ: Mục đích, yêu cầu, cách bác bỏ

-Hoàn thiện các bài tập

*Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

- Những nét khái quát về tác giả Huy Cận

 - Khổ 1: cảnh Thôn Vĩ và niềm hy vọng tình yêu, hạnh phúc.

 - Khổ 2: Cảnh xứ Huế và nỗi buồn chia xa.

 - Khổ 3: Người con gái Huế, cảnh mộng và nỗi hoài nghi tuyệt vọng.

  1. Rút kinh nghiệm

..................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Ngữ Văn 11: Tiết  85 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống