Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 46: THỰC HÀNH: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 46: THỰC HÀNH:
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, Hs phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, lấy ví dụ minh họa về các dạng tntn.
- Phân tích được tác động của việc sử dụng tntn không khoa học làm cho môi
trường bị suy thoái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người.
- Chỉ ra các bp chính sử dụng bền vững tntn và hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng
Có thể giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở các bậc dinh dưỡng
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và sử dụng hợp lí tntn.
- Nâng cao nhận thức về sự hiểu biết phải có bp sử dụng bền vững tn và ý thức
bv môi trường tn.
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC
* Tích hợp kĩ năng sống:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các dạng tài nguyên thiên nhiên, xác
định những hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường, xác định những hình
thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong phát triển bền vững.
- Kỹ năng quàn lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Băng đĩa, tranh, hình về tntn và các bp sử dụng bền vững tntn.
2. Học sinh: Chuẩn bị tranh hình về môi trường.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Kiểm tra bài cũ:
KIỂM TRA 15 PHÚT (lần 2)
Câu 1 (3 điểm): Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện
chức năng của một tổ chức sống?
Câu 2 (7 điểm): Hãy giải thích các khái niệm đưa ra trong các ô của hình?
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | * Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. * Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình "đồng hoá"- tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình "dị hoá" do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện. |
1 2 |
Câu 2 | * Các khái niệm: - Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quang sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. |
1 |
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. - Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. - Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh, trong đó nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật. - Các cấp tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. - Quần thể: là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. - Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. |
1 1 1 1 1 1 |
2.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
GV: Ở VN có những dạng tntn nào? GV gợi ý trả lời lệnh: Điển vào bảng 46.1 SGK các dạng tntn ở VN |
1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên. Các dạng tntn: - Tài nguyên ko tái sinh: nhiên liệu hóa thạch; kim loại, phi kim loại - Tài nguyên tái sinh: kk sạch; nước sạch; đất; đa dạng SH |
GV: Gợi ý trả lời lệnh: Điền vào bảng 46.2 sgk các bp hạn chế ô nhiễm môi trường. GV: Gợi ý trả lời lệnh: Điền vào bảng 46.3 sgk các hình thức sử dụng bền vững tntn. |
- Tài nguyên vĩnh cửu: Năng lượng mặt trời; năng lượng gió; năng lượng thủy triều. 2.Hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm ko khí. - Ô nhiễm chất thải rắn. - Ô nhiễm nguồn nước. - Ô nhiễm hóa chất độc. - Ô nhiễm do vsv gây bệnh 3. Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Sử dụng bền vững tài nguyên đất. - Sử dụng bền vững tài nguyên rừng. - Sử dụng bền vững tài nguyên nước. - Sử dụng bền vững tài nguyên biển và ven biển. - Duy trì đa dạng SH - Giáo dục về môi trường. |
3. Củng cố:
- Những nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị ôn tập kiến thức về tiến hóa và sinh thái học
Bảng 46.1. Bảng điền về các dạng tài nguyên thiên nhiên
Dạng tài nguyên |
Các tài nguyên | Câu trả lời |
Tài nguyên không tái sinh |
Nhiên liệu hóa thạch | - Những dạng tn sau 1 tg sử dụng sẽ cạn kiệt là tn ko tái sinh. - Than, dầu mỏ, khí đốt... |
Kim loại | Thiếc, sắt, vàng... | |
Phi kim loại | Đá vôi, đất sét, đá quí... | |
Tài nguyên tái sinh |
Không khí sạch | - KN: những dạng tn khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện pt phục hồi |
Nước sạch | - Sông hồng, Cửu long, Đồng Nai... hồ Hòa bình; Thác Bà; Trị An... |
|
Đất | Vùng đất phù sa: Sông hồng; Cửu long. Một số vùng đất hay bị rửa trôi như ở trung du bắc bộ, miền trung.... |
|
Đa dạng SH | VN có độ đa dạng SH cao và nhiều loài quí hiếm: sao la, tê giác, chim Trĩ... |
|
Tài nguyên vĩnh cửu |
Năng lượng mặt trời | - KN: Là tn năng lượng sạch và không bao giờ cạn kiệt. - VN là nước có tiềm năng về NL mặt trời cao. |
Năng lượng gió | VN là nước có tiềm năng về NL gió cao. | |
Năng lượng sóng | Tiềm năng lớn | |
Năng lượng thủy triều |
Tiềm năng lớn |
Bảng 46.2. Bảng điền về các hình thức và nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường
Các hình thức gây ô nhiễm | Nguyên nhân gây ô nhiễm |
Khắc phục |
Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm từ sản xuất CN tại các nhà máy, làng nghề... |
- Do công nghệ lạc hậu |
- Sử dụng thêm nhiều NL sạch - Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. |
- Ô nhiễm do phương tiện giao thông. - Ô nhiễm từ đun nấu |
- Chưa có bp hữu hiệu |
- XD thêm nhiều công viên xanh. |
Ô nhiễm chất thải rắn - Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh... chất thải từ các nhà máy, công trường. - Xác sinh vật, phân thải từ sx nông nghiệp - Rác thải từ BV và hoạt động gia đình. |
- Do chưa chấp hành qui định về sử lí rác thải CN, y tế và rác thải SH. - Do ý thức người dân |
- Chôn lấp, đốt cháy rác thải khoa học - XD thêm nhiều NM tái chế chất thải -> nguyên liệu đồ dùng - Tăng cường công tác giáo dục về bv môi trường. |
Ô nhiễm nguồn nước Nguồn nước thải từ các NM, khu dân cư mang nhiều chất hc, hóa chất, vsv gây bệnh... |
Do chưa có nơi xử lí rác |
XD NM xử lí rác thải |
Ô nhiễm hóa chất độc - hóa chất độc thải từ các NM - Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sx nông nghiệp |
Do sử dụng hóa chất độc ko đúng qui định |
- XD nơi qli chặt chẽ chất gây nguy hiểm. - Hạn chế sd hc, thuốc trừ sâu... |
Ô nhiễm do vsv gây bệnh - sinh vật gây bệnh cho người và sinh vật khác |
- Do ko thường xuyên vs - Do ý thức ng dân chưa cao |
Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người dân về ô nhiễm và phong tránh... |
Bảng 46.2. Bảng điền về các hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên
Hình thức sử dụng tài nguyên |
Sử dụng bền vững/ không bền vững |
Đề xuất biện pháp |
Tài nguyên đất - đất trồng trọt - đất XD công trình - đất bỏ hoang |
Không bền vững | - Chống bỏ hoang, sd nhiều vùng đất ko hiệu quả ở nhiều đp - trồng cây rừng |
Tài nguyên nước - hồ nước chứa phục vụ NN - Nước sinh hoạt - Nước thải |
- đủ nước - nước sạch |
XD nhiều hồ chứa nước kết hợp thủy lợi để chống hạn |
Tài nguyên rừng | ...... | Thành lập các khu rừng bv |
Tài nguyên biển và ven biển |
... | Thành lập các khu bv sinh vật biển |