Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (TIẾP THEO) MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, Hs phải:
1. Kiến thức :
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành
loài mới như thế nào?
- Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng
như các giống cây trồng nguyên thuỷ?
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức .
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các
giống cây trồng nguyên thuỷ .
II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
* KĨ NĂNG SỐNG:
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về sự hình thành loài.
- Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: giáo án + SGK + Hình 30.1 SGK
2. Học sinh: Vở ghi + SGK
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1( 6 điểm): Hãy nêu cơ chế cách li địa lí dẫn tới hình thành loài mới?
Câu 2( 4 điểm):: Cách li địa lí có phải lúc nào cũng dẫn tới hình thành loài
mới được không? Tại sao?
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Câu | Nội dung | Thang điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Cơ chế hình thành loài bằng con đường cách li địa lí: - Quần thể ban đầu, do trở ngại địa lí được chia thành nhiều quần thể nhỏ cách li với nhau. - Các quần thể nhỏ sống tách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được CLTN (và các nhân tố tiến hoá khác) làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen - Sự khác biệt về tần số alen được luỹ và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản thì loài mới được hình thành. |
2 2 2 |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Không , Sự cách li địa lí là rất cần thiết cho quá trình hình thành loài mới. Cách li địa lí: Làm cho các cá thể của các QT bị cách li không giao phối được với nhau, duy trì sự khác biệt về vốn gen của QT do các nhân tố tiến hóa tạo ra. Khi cách li địa lí - > cách li sinh sản-> loài mới. |
2 2 |
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
*Hoạt động 1: - Gv: y/c Hs n/c mục II.1a SGK/129 phân tích vd và rút ra nx? - Hs: vận dụng kt tl. - Gv: Kết luận về quá trình hình thành loài - Gv: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối hay khác biệt về ổ sinh thái? |
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí 1. Hình thành loài bằng CLTT và CLST a. Hình thành loài bằng cách li tập tính * VD: SGK/129 * giải thích và Kl: - Các cá thể của một quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tập tính giao phối có xu |
- Hs: Trong qt luôn có ĐB và BD tạo các kiểu gen mới. Kiểu gen mới có tập tính thay đổi khiến chúng gp có chọn lọc với cá thể có KH cùng loại. Sự gp ko ngẫu nhiên lâu dần dẫn đến cách li sinh sản. -Gv: y/c Hs n/c mục II.1b SGK cơ chế hình thành loài băng cách li sinh thái? - Gv: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở nhóm sv nào? thường diễn ra nhanh hay châm? *Hoạt động 2: -Gv (tb): Lai xa là phép lai giữa hai cá thể thuộc 2 loài khác nhau. Hầu hết các cơ thể lai xa đều bất thụ. -Gv: y/c hs n/c mục II.2, qs H30 SGK/130 trình bày cơ chế hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa? - Gv: Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ? Tại sao đa bội hóa khắc phục được hiện tượng bất thụ khi lai xa? - Gv: Hình thành loài bằng con đg lai xa và đa bội hóa thường gặp ở nhóm sv nào? Thg diễn ra nhanh hay chậm? -Hs: Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở |
hướng ko giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. - Sự khác biệt về vốn gen do sự giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa tác động dẫn đến cách li sinh sản hình thành loài mới. b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái - VD: SGK. - Cơ chế: + Trong cùng 1 khu phân bố, các qt của loài có thể gặp các đk sinh thái khác nhau. + Trong đk sinh thái khác nhau đó, CLTN tích lũy các ĐB và BDTH theo những hướng khác nhau thích nghi với đk sinh thái tương ứng tạo nên sự khác biệt về vốn gen của qt, dần dần cách li sinh sản và hình thành loài mới. 2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hóa * Ví dụ: sgk/131 * Cơ chế: hình thành thể dị đa bội P Cá thể loài A (2nA) x Cá thể loài B (2nB) G nA nB F1 (nA + nB) Bất thụ Không có khả năng sinh gt hữu tính (nA + nB) x (nA + nB) F2 (2nA + 2nB ) (Thể song nhị bội) Hữu thụ Có khả năng sinh sản hữu tính. - qt lái xa tạo ra con lai khácloài. |
động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hoá lại thường gây lên những rối loạn về giới tính. -Gv: Tại sao phải bv sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy? Tồn lại: Dù hình thành theo phương thức nào, loài mới cũng không xuất hiện với 1 cá thể duy nhất mà là 1 q/thể hoặc nhóm qt tồn tại và phát triển như 1 mắt xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua t/gian dưới t/đ của CLTN. |
- Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố, mẹ không tạo các cặp tương đồng qt tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình thường. - Lai xa kết hợp đa bội hóa tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố, mẹ tạo đc các cặp NST tương đồng qt tiếp hợp và gp diễn ra bt con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu đc nhân lên tạo thành 1 qt hoặc nhóm qt có khả nằn tồn tại như 1 khâu trong hệ sinh thái loài mới đc hình thành. |
4. Củng cố: Tóm tắt kt trọng tâm
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.