Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất

Tải xuống 9 1.8 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                       BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1:
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: + HS phân tích được VD từ hình ảnh GV đưa ra.
Nội dung của hoạt động 1 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- GV hỏi: - Trong ao có những quần thể
nào đang sinh sống? Nêu lên mối quan hệ
giữa các quần thể SV đó?
- Trong ao có các QT SV cùng loài hay
khác loài?
- Tập hợp cá QT trong ao có mối quan hệ
với nhau như thế nào?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thựchiện nhiệm vụ
học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS. - HS trả lời:
+ Có nhiều quần thể cùng sinh
sống.
+ có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật
(1) Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm quần xã sinh vật.
- Lấy được ví dụ minh họa.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:k ĩ thuật hỏi và trả lời
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm:+ Khái niệm quần xã sinh vật.
+ Lấy được ví dụ minh họa.
Nội dung của hoạt động 2

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- GV hỏi: - Trong ao có những quần thể
nào đang sinh sống? Nêu lên mối quan hệ
giữa các quần thể SV đó?
- Trong ao có các QT SV cùng loài hay
khác loài?
- Tập hợp cá QT trong ao có mối quan hệ
với nhau như thế nào?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức:
Khái niệm : Quần xã SV là một tập hợp các quần thể SV thuộc nhiều loài khác
nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất

-> Quần xã có ấu trúc ổn định.
VD: Quần xã SV trong ao.
Hoạt động 3: Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
(1) Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: - Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần xã:
+ Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
+ Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian quần xã.
Nội dung của hoạt động 3:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Quần xã có những đặc trưng nào?
? SL loài và SL cá thể của mỗi loài nói lên
điều gì?
? Sự phân bố của cá thể trong không gian
của qx có ý nghĩa gì?
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức:
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài:

- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: độ đa dạng
+ Độ đa dạng cao
+ Độ đa dạng thấp
- Loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài ưu thế: đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều,
sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
VD: QX sinh vật ở cạn loài thực vật có hạt là loài ưu thế.
+ Loài đăc trưng: Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó (Cá cóc tam đảo) hoặc loài
có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã
(cây cọ ở phú thọ)
2.
Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian quần xã:
- Phân bố theo chiều thẳng đứng
+ VD: Sự phân tầng của quần xã sinh vật rừng nhiệt đới.
- Phân bố theo chiều ngang:
+ Phân bố của SV ở thềm lục địa từ đỉnh núi đến sườn núi.
Hoạt động 4: Quan hệ giữa các loài trong quần xã SV:
(1) Mục tiêu:
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
- Hiện tượng khống chế sinh học: khái niệm, nguyên nhân, ứng dụng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: - Nêu được các mối quan hệ sinh thái trong quần xã:
- Nêu được hiện tượng khống chế sinh học.
Nội dung của hoạt động 4:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ
trong qx? VD?
? Phân biệt các mối quan hệ đối kháng
trong qx? VD?
HS suy nghĩ trả lời.

 

? Hiện tượng khống chế SH: KN, VD,
ý nghĩa?
? Ứng dụng trong SX nông nghiệp ntn?
? Để tăng hiệu suất SH, trong chăn thả
vật nuôi cần lưu ý điều gì?
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận(Biết cách phối
hợp chăn thả những loài SV có
cùng nhu cầu dd nhằm tránh sự
canh tranh giữa các loài).
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm
trình bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa
ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức:
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
1. Các mối quan hệ sinh thái:
a. Quan hệ hỗ trợ:
- Cộng sinh Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài, tất cả các loài tham gia đều có
lợi (+ +)
- Hợp tác: Giữa 2 hay nhiều loài, tất cả đều có lợi, nhưng không nhất thiết phải có
đối với mỗi loài (+ +)
- Hội sinh: Hợp tác giữa 2 loài, trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi
cũng khồng có hại (0 +).
b. Quan hệ đối kháng:
- Cạnh tranh - Giành nguồn sống, sinh sản...-> Các loài đều ảnh hưởng, có 1 loài
thắng thế hoặc cả 2 đều bị hại.
- Kí sinh - Một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác.

+ Kí sinh hoàn toàn
+ Kí sinh không hoàn toàn(nửa kí sinh)
- Ức chế – cảm nhiễm: một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại
cho các loài khác.
- Sinh vật này ăn sinh vật khác:
ĐV ăn TV, ĐV ăn thịt, TV bắt sâu bọ...
2. Hiện tượng khống chế sinh học:
- Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất
định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá.
- Nguyên nhân: Do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đôí kháng.+ ứng
dụng: Trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để phòng trừ SV gây hại - VD: Ong
mắt đỏ kí sinh diệt bọ dừa.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
quần xã.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1:Thế nào là một quần xã sinh vật?Nêu sự khác nhau giữa quần thể và quần xã
sinh vật?Lấy VD minh họa?
Câu 2:Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì?VD minh họa.
Câu 3: Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng?
Câu 4: Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta
cần chọn nuôi các loài cá như thế nào?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

GV đặt câu hỏi 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Nội dung của hoạt động 6.
GV giao câu hỏi:
? SL loài và SL cá thể của mỗi loài nói lên điều gì?
? Sự phân bố của cá thể trong không gian của qx có ý nghĩa gì?
? Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ trong qx? VD?
? Phân biệt các mối quan hệ đối kháng trong qx? VD?
? Hiện tượng khống chế SH: KN, VD, ý nghĩa?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Quần xã là một tập hợp các
A. quần thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
B. quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó
với nhau như một thể thống nhất.
C. quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
D. quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một
thời điểm nhất định.

Câu 2: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do

A. số lượng cá thể nhiều.
động mạnh.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt

 

C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
lớn, hoạt động mạnh.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối

Câu 3: Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều.
Câu 4: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A.thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B.độ phong phú, sự phân bố các sá thể
trong quần xã.C.thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.D. thành phần loài, sự
phân bố các cá thể trong quần xã.
Câu 5: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần
thể khác kìm hãm là hiện tượng
A.cạnh tranh giữa các loài. B.cạnh tranh cùng loài. C.khống chế sinh học.
D.đấu tranh sinh tồn.
Câu hỏi thông hiểu :
Câu 1: Trong cùng một thuỷ vực,ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè
trắng,mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có
trong ao.
C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng
sinh học trong ao.
Câu2: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu
hướng
A.làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống
B.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống
C.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D.làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống
Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học đã

A.làm cho một loài bị tiêu diệt. B.làm cho quần xã chậm
phát triển. C.đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất


cân bằng trong quần xã.
Câu 4: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu
quan hệ cạnh tranh?

A. Chim ăn sâu và sâu ăn lá.
lợn.
B. Lợn và giun đũa sống trong ruột

 

C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối.
một ruộng lúa.
D. Lúa và cỏ dại trong cùng

Câu 5: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là

A. ít nhất có một loài bị hại.
lợi.
B. không có loài nào có

 

C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
đều bị hại.
D. tất cả các loài

Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật
sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói
về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
B.Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh
C.Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
Câu 2: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc,
thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những
nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có
túi trong trường hợp này là mối quan hệ

A. động vật ăn thịt và con mồi. B. cạnh tranh khác loài. C. ức chế - cảm
nhiễm. D. hội sinh.

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống