Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất

Tải xuống 10 1.8 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Bài giảng SInh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

BÀI 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS nắm được các đặc trưng di truyền của quần thể
- Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối cận
huyết.
- Biết cách tính tần số KG của quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết ở
thế hệ thứ n
2. Kĩ năng:Phát triển kĩ năng giải bài tập, tính toán.
3.Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất, chăn nuôi. Giải thích các
hiện tượng ngoài tự nhiên như thoái hóa giống,...
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
-
Tần số tương đối của alen và tần số KG
- Đặc điểm quần thể tự phối
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đồng
thời phát triển năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- Giải bài toán di truyền quần thể.
3 NL thu nhận và
xử lí thông tin.
- Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu về di truyền quần thể.
- Lập được sơ đồ lai.
4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- Giải thích biện luận kết quả các phép lai trong di truyền quần
thể.

 

5 Năng lực tư duy - Phân tích mối quan hệ giữa tần số alen, KG, KH
- So sánh kết quả phân li KG, KH của qui luật di truyền quần
thể.
6 Năng lực tính
toán
- Xác định tỉ lệ phân li KG,Kh ở thế hệ lai.
- Dự đoán xác suất xuất hiện của một tính trạng nào đó qua
các thế hệ.
- Tần số alen trội lặn trong quần thể.
7 NL nghiên cứu
khoa học
- Quan sát TN và các hiện tượng thực tế liên quan đến các
qui luật di truyền quần thể.Dự đoán kết quả phép lai khi biết
qui luật di truyền chi phối tính trạng.
8 Năng lực sử
dụng CNTT và
truyền thông
- Truy cập internet để tìm kiếm tài liệu, trao đổi thông tin về
các qui luật di truyền.
- Sử dung Powerpoint trình chiếu nội dung thực hiện.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án, tranh vẽ, hình ảnh, phim về quần thể sinh vật
- Phiếu học tập, bảng phụ.
- Kế hoạch bài học
- Bảng : Sự biến đổi tỉ lệ thể DH và thể ĐH trong quần thể tự thụ phấn

Thế
hệ
Kiểu gen Tỷ lệ KG dị
hợp
Tỷ lệ KG đồng hợp
P Aa 100% (1) 0
F1
F2
F3
…..
1/4AA: 1/2Aa: 1/2aa
½ (1/4AA: 1/2Aa:
1/2aa)
½(½ (1/4AA: 1/2Aa:
1/2aa))
50% ( 1/2)1
25% = (1/2)2
12,5% = (1/2)3
50% = 1- (1/2)1
75% = 1- (1/2)2
87,5% = (1/2)3
Fn (1/2)n 1- (1/2)n
=> Kg AA = aa = (1-
(1/2)
n) / 2


- Tài liệu liên quan: SGK, SGV, tranh ảnh, tài liệu khác, video clip
2. Chuẩn bị của Học sinh:
- Nghiên cứu SGK, tham khảo thông tin trên internet
- Thực hiện như nội dung được phân công
- Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh liên quan bài học.
3- Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Noäi
dung
Nhaän bieát Thoâng hieåu Vaän duïng
Vaän duïng
thaáp
Vaän duïng cao
Cấu trúc
di truyền
của quần
thể
Nêu được khái niệm
QT
- Liệt kê được các đạc
trưng di truyền của QT
- Cho ví dụ về
quần thể.
- Phân biệt
được TS kiểu
gen và TS alen
Tính đươc tần
số alen và tần số
kiểu gen
Vận dụng giải
thích được các
hiện tượng thực
tế

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A. KHỞI ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1:
Cho hs xem một đoạn phim, sau đó trả lời câu hỏi: Vì sao luật
hôn nhân gia đình ở nước ta lại cấm kết hôn những người có cùng huyết thống
trong vòng ba đời ?
1.Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích
tình huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
2.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi đáp, thảo luận, đàm thoại gởi mở, thuyết
trình.
3.Hình thức tổ chức hoạt động: Xem đoạn phim và trả lời câu hỏi
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân, cặp đôi , nhóm -> thảo luận -> trả lời câu hỏi
4.Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, Phim, hình ảnh liên quan đến
nội dung bài học.

5.Sản phẩm: - vì có quan hệ họ hàng
- Vì thoái hóa nòi giống
- vì đạo đức, dư luận xã hội….

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: giới thiệu về chủ
đề : hoạt động cá nhân( hoạt động chung )
- Hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ: Theo dõi và
hướng dẫn học sinh thảo luận
- Đánh giá sản phẩm ( kết quả ) của hs: cho các
nhóm khác có ý kiến bổ sung và thắc mắc -> cho
điểm từng nhóm
- Kết luận , tổng kết kiến thức kiến thức: nhận xét
chung và tổng kết chung
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
lắng nghe, tư duy -> nhận nhiệm
vụ
- Tư duy và trao đổi thảo luận
- Báo cáo kết quả, thảo luận: cử
đại diện nhóm trình bày nội dung
đã thảo luận
- Học sinh cập nhật sản phẩm
của hoạt động học: Tự tổng kết
kiến thức

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2 :
Các đặc trưng di truyền của QT
1. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và đặc trưng của quần thể về mặt di truyền.
- Nêu khái niệm và cách tính TSTĐ của các alen và kiểu gen.
- Trình bày những đặc điểm và sự di truyền trong quần thể tự phối.
2. Phương pháp kĩ thuật:
Hỏi đáp, thảo luận, đàm thoại gởi mở, thuyết trình
3. Hình thức tổ chức dạy học:
Chia nhóm thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
4. Phương tiện: Thông tin liên quan , các câu hỏi có vấn đề, máy chiếu, sgk Sinh
12.
5. Sản phẩm : - Khái niệm quần thể
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối.

- Vai trò của việc nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể tự
phối:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
GV đưa ra ví dụ: những con mối sống trong
tổ mối ở góc vườn. ?Hãy phân tích mqh
giữa các con mối, Thời điểm và khoảng
không gian sinh sống, đặc điểm sinh sản
của chúng?GV yêu cầu HS lấy thêm 1 số ví
dụ. ? Quần thể là gì? Giải thích vì sao nói
qt là đơn vị tồn tại của loài?
? Trình bày đặc trưng DT của QT? Ý
nghĩa?
? Làm gì để bảo vệ vốn gen của quần thể
giúp ổn định loài?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: HS cập nhật sản phẩm của
hoạt động học tập.

Chuẩn kiến thức
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể:
1. KN quần thể:
Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không
gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì
nòi giống.
-> Qt là đơn vị tồn tại của loài.
2. Các đặc trưng di truyền của quần thể:
- Vốn gen : Là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
- Tần số alen
- Tần số kiểu gen
HOẠT ĐỘNG 3: Cấu trúc DT của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần:
(1)Mục tiêu: HS Nêu được Cấu trúc DT của quần thể tự thụ phấn và quần thể
giao phối gần
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Pb tự thụ phấn và giao phấn?? Câu lệnh
/ 69?
? Nhận xét về tần số kiểu gen của qt qua
các thế hệ tự thụ phấn? Từ đó rút ra KL gì
về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể
giao phối gần?
? Vai trò của QT tự phối?
? Vì sao Luật Hôn nhân và gđ cấm không
cho người có họ hàng gần (trong vòng 3
đờì) kết hôn với nhau?
? Tuy quần thể tự phối không làm tăng đa
dạng SH nhưng nó có vai trò gì đối với sự
tồn tại của loài? (Tự phối làm tăng TL kg
đồng hợp cũng có nghĩa là củng cố những
tính trạng mong muốn giúp ổn định loài.)
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS GV bổ sung kiến
thức:
- Tần số kg dị hợp giảm nhanh hay chậm
tùy thuộc mức độ gần gũi kg.
- Cấm kết hôn gần: Nhằm tránh tác động
các gen lặn có hại: giảm cơ hội gen lặn trở
Suy nghĩ, thảo luận

 

về trạng thái đồng hợp -> biểu hiện kh có
hại. Con cháu có sức sống kém, dễ mắc
nhiều bệnh tật, thậm chí chết non. GV: Liên
hệ quần thể người: hôn phối gần
sinh
con bị chết non, khuyết tật di truyền 20-
30% (hình ảnh)
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện
nội dung.

Chuẩn kiến thức
II. Cấu trúc DT của qt tự thụ phấn và qt giao phối gần:
1.Quần thể tự thụ phấn.
VD: QT ban đầu các cá thể đều có KG Aa tự thụ phấn.
* Kết luận:
- Trong quần thể tự thụ phấn thành phần KG của quần thể thay đổi:
+ Tăng dần tần số KG đồng hợp (Tần số KG đồng hợp trội bằng tần số KG đồng
hợp lặn).
+ Giảm dần tần số KG dị hợp
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (ảnh 1)
2. Quần thể giao phối gần ( cận huyết)
*KN: Là giao phối giữa các cá thể có cùng quan hệ huyết thống.

*KQ: Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng dần số KG đồng
hợp giảm dần số KG dị hợp.
- Con lai cùng huyết thống thường có biểu hiện giảm sức sống: Sinh trưởng phát
triển kém, dị tật, giảm tuổi thọ...
Nguyên nhân: Do tỉ lệ gen lặn tăng => do đó biểu hiện tính trạng xấu.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
quần thể.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền
nào?
Câu 2: Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì
các dòng thuần chủng?
Câu 3:Tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần
thể động vật giao phối gần sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2, 3 .
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của
các alen trội.
B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
C. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu
nhiên.
D. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen
khác nhau.
Câu 2: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể.

C. kiểu hình của quần thể.
thể
D. thành phần kiểu gen của quần

Câu 3: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái
dị hợp tử.
C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 4:
Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A. Hiện tượng thoái hoá.
B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. Tạo ưu thế lai.
D. Tạo ra dòng thuần.
Câu 5:
Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: “cấm kết hôn trong họ hàng
gần” là:
A. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.
B. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở

trạng thái dị hợp.
C. Ở thế hệ sau xuất hiện các biển hiện bất thường về trí tuệ.
D. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những
bất thường về kiểu hình.
Câu 6:
Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự
thụ phấn để:
A. Củng cố các đặc tính quý.
B. Tạo dòng thuần.
C. Kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.
D. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới.
E. Tất cả đều đúng.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống