Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp (2022) mới nhất - Toán 9 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§8. ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP – ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp. Bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp
2.Kĩ năng: Biết vẽ tâm của đa giác đều (đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp đồng thời cũng là tâm của đường tròn nội tiếp), từ đó vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước
3.Thái độ: Có tính hợp tác cao
4.Nội dung trọng tâm của bài: định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp
5.Hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề; NL hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: NL tính toán, NL vận dung vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước
B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
C. CHUẨn BỊ:
1. giáo viên: thước thẳng, bảng phụ, phấn màu
2. học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
D. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
1. bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết M1 |
Thông hiểu M2 |
Vận dụng M3 |
Vận dụng cao M4 |
ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP – ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP |
- Tìm hiểu định nghĩa. |
- Tìm hiểu định lý biết vẽ được bao nhiêu đường tròn ngoại tiếp, bao nhiêu đường tròn nội tiếp lục giác đều. |
Vận dung định lý giải BT 61/91. a.Vẽ đường tròn (O; 2cm) b) Vẽ hai đường kính AC và BD vuông góc với nhau |
Vận dung định lý giải BT 61/91. c ,Vẽ OH AB, OH là bán kính của đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD |
E. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh
3. Khởi động:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Đa giác đều có nội tiếp được đường tròn không? Có đường tròn nội tiếp hay không? |
Hs nêu dự đoán |
Mục tiêu: Hs bước đầu dự đoán được đa giác đều là hình có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: dự đoán của học sinh. |
4. Hoạt động hình thành kiến thức:
HoẠT ĐỘNG CỦA GV Và HS |
NỘi DUng |
Hoạt động 1: Định nghĩa Mục tiêu: Nêu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp. NLHT: Năng lực giải quyết vấn đề; NL hợp tác, giao tiếp |
|
*Bước 1: -HS đọc mục 1 trang 90 SGK. -?Có nhận xét gì về đường tròn (O; R) đối với hình vuông ABCD? Nhận xét tương tự cho đường tròn(O;r)?. GV giới thiệu tên gọi cho hai đường tròn trên đối với hình vuông ABCD, GV tổng quát cho đa giác ?Vậy theo em đường tròn ngoại tiếp đa giác là gì ?Đường tròn nội tiếp đa giác là gì? -Gọi một vài HS đứng tại chỗ đọc định nghĩa trang 91 SGK -GV hướng dẫn HS cách vẽ hai đường tròn trên -HS hoạt động nhóm thực hiện ? -GV cùng hs sửa bài làm của các các bạn đại diện nhóm -Đưa ra lời giải đúng trên bảng Gợi ý HS : ?Mỗi cạnh của lục giác đều sẽ căng một cung có số đo là bao nhiêu độ?suy ra góc ở tâm tương ứng?Vậy để vẽ một cạnh ta vẽ gì? ?Các cạnh còn lại vẽ thế nào? -GV hướng dẫn HS dùng com pa và thước thẳng để vẽ các cạnh còn lại ?Nhận xét về các tam giác AOB, BOC, COD, DOE, EOF, FOA?Suy ra các đoạn thẳng OG, OH, OI, OK, OL, OM là các đường gì? ?So sánh các đoạn thẳng AG, BH, CI, DK, EL, FM?
?Xét các tam giác vuông AOG, BOH, COI, DOK, EOL, FOM và từ đó so sánh các đoạn thẳng OG, OH, OI, OK, OL, OM? Rút ra kết luận ?Chỉ ra đường tròn ngọai tiếp, đường tròn nội tiếp của lục giác đều ABCDEF? *Bước 2:GV yêu cầu Hs chốt lại kiến thức đã học. |
1.Định nghĩa(sgk)
?a)Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 2cm
b) Vẽ lục giác đều ABCDEF
c) Các tam giácAOB, BOC, COD, DOE, EOF, FOA đều cân tại O suy ra: OG, OH, OI, OK, OL, OM đều lần lượt là các đườngtrung trực của các tam giác trên nên ta có : AG = BH = CI = DK = EL = FM (cùng bằng một nữa cạnh đa giác đều ABCDEF) Xét các tam giác vuông AOG, BOH, COI, DOK, EOL, FOM chúng bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền và một cạnh góc vuông Suy ra: OG = OH = OI = OK = OL = OM = r Hay tâm O cách đều các cạnh của lục giác đều ABCDEF d) Vẽ đường tròn (O; r)
|
Hoạt động 2: 2. Định lý:(sgk) Mục tiêu: Hiểu được bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: định lý NLHT: Năng lực giải quyết vấn đề; NL hợp tác, giao tiếp |
|
*Bước 1: ?Dựa vào kết quả ?ở trên cho biết ta vẽ được bao nhiêu đường tròn ngoại tiếp, bao nhiêu đường tròn nội tiếp lục giác đều ABCDEF? -GV giới thiệu định lý, HS đọc SGK -GV giới thiệu tâm của đa giác đều như SGK *Bước 2:Chốt lại định lí đã học |
2. Định lý:(sgk)
|
4. Câu hỏi và bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà:
a. Câu hỏi và bài tập củng cố
đứng tại chỗ nhắc lại định nghĩa và định lý trong bài vừa học (M1)
BT61 SGKBài 61/ 91(M3)
:a) Vẽ đường tròn (O; 2cm)
b) Vẽ hai đường kính AC và BD vuông góc với nhau
Nối A với B, B với C, C với D, D với A, ta được tứ giác
ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn
(O; 2cm)
Vẽ bằng ê ke và thước thẳng
c) Vẽ OH AB, OH là bán kính của đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD, r = OH = HA
r2 + r2 = OB2 = 22 2r2 = 4 r2 = 2 r = (cm)
Vẽ đường tròn (O; cm). Đường tròn này nội tiếp hình vuông, tiếp xúc với bốn cạnh hình vuông tại các trung điểm của mỗi cạnh
b. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo vở ghi và SGK. Làm các bài tập 62/91; 63, 64 trang 92 SGK
- HD:Dựa vào cách vẽ đã học trong bài
- Soạn bài :”Độ dài đường tròn, cung tròn”
- HD:+Đọc mục 1, mục 2; soạn ?1, ?2
--------------------------------------------------------***--------------------------------------------------------