Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hình học 9 chương 2 bài 6: Luyện tập Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Củng cố được các tính chất của tiếp tuyến đường tròn, đường tròn nội tiếp tam giác, đường tròn bàng tiếp tam giác.
- Vận dụng thành thạo các tính chất của tiếp tuyến vào bài tập về tính toán và chứng minh.
- Bước đầu vận dụng được tính chất của tiếp tuyến vào bài toán quỹ tích, dựng hình.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
- Xác định đúng tâm đường tròn nội tiếp của tam giác.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.
- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
1. Ổn định :1 phút
2. Nội dung
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Chữa bài tập – 15p Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức lý thuyết HS vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết chứng minh hình học PP: Vấn đáp, trực quan |
||
GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Phát biểu đlý 2 tiếp tuyến cắt nhau + Nêu cách xác định tâm của đtròn Nội tiếp tam giác GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó yêu cầu HS làm bài 26 SGK GV vẽ hình lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vào vở GV gọi 1 HS nêu GT, KL GV: ta có: AB, AC là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại A của (O). Theo kiến thức của bài học trước ta sẽ suy ra được điều gì? GV: Hãy cm OA ⊥ BC ? b. GV: Theo câu a ta đã cm được OA ⊥ BC. Vậy nếu AO // BD thì BD và BC sẽ có vị trí ntn? GV: Do đó để cm AO // BD ta nghĩ đến việc cm BD ⊥ BC. Hãy cm? GV: Khi đó AO // BD vì cùng ⊥ BC c. GV: ta có thể tính đựơc ngay cạnh nào của ΔABC ? Dựa vào kiến thức nào? GV: Hãy tính BC |
1 HS lên bảng kiểm tra trả lời câu hỏi của GV HS nhận xét câu trả lời của bạn 1 HS đọc to đề bài HS vẽ hình vào vở 1 HS nêu GT, KL
HS: + AB = AC + AO: phân giác của + OA: phân giác của HS: Vì AB = AC (t/c 2 tt cắt nhau) => Δ ABC cân tại A Lại có: AO: phân giác của (t/c 2 tt cắt nhau) => AO đồng thời là đường cao => OA ⊥ BC HS lớp nhận xét, chữa bài HS: BD ⊥ BC HS: Trong Δ BCD có BO là đường trung tuyến ứng với cạnh CD và BO = CD (vì BO = R(O); CD = 2R(O)) => Δ BCD vuông tại B => BD ⊥ BC HS: Cạnh AB hoặc AC dựa vào đlý Pytago + Trong Δ vuông ABO có: AO2 = AB2 + OB2 => AB2 = AO2 – OB2 => AB2 = 42 – 22 = 16 – 4 = 12 => AB = √12 = 2√3(cm) => AC = AB = 2√3 HS: Gọi {H} = AO ∩ BC Vì OA ⊥ BC => HB = HC = BC => BC = 2HB + Trong Δ vuông OAB có: OB2 = OH.OA => OH = + Trong Δ vuông OHB có: HB2 + OH2 = OB2 => HB2 = 22 – 12 = 3 => HB = √3 => BC = 2√3 HS lớp nhận xét, chữa bài |
1. Bài 26 (SGK – tr115)
Chứng minh: a. Ta có: AB = AC (t/c 2 tt cắt nhau) => Δ ABC cân tại A Lại có: AO: phân giác của (t/c 2 tt cắt nhau) => AO đồng thời là đường cao => OA ⊥ BC b. Trong Δ BCD có BO là đường trung tuyến ứng với cạnh CD và BO = CD (vì BO = R(O); CD = 2R(O)) => Δ BCD vuông tại B => BD ⊥ BC Lại có: OA ⊥ BC => BD // AO c. + Trong Δ vuông ABO có: AO2 = AB2 + OB2 => AB2 = AO2– OB2 => AB2 = 42– 22 => AB2 = 16 – 4 = 12 => AB = √12 = 2√3(cm) => AC = AB = 2√3 Gọi {H} = AO ∩ BC Vì OA ⊥ BC => HB = HC = BC => BC = 2HB + Trong Δ vuông OAB có: OB2 = OH.OA => OH = + Trong Δ vuông OHB có: HB2 + OH2 = OB2 => HB2 = 22– 12 = 3 => HB = √3 => BC = 2√3 |
Hoạt động 2: Luyện tập – 27p - Mục tiêu: HS biết phân tích hướng giải bài toán (Sơ đồ cây), Hs được rèn kĩ năng chứng minh, tính được độ dài đoạn thẳng. - Phương pháp: Nêu vấn đề, quan sát. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, Kĩ thuật sơ đồ tư duy. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. |
||
GV yêu cầu HS làm bài 30 SGK ? Bài toán yêu cầu gì ? GV Hướng dẫn HS vẽ hình GV: Từ hình vẽ em hãy cho biết bằng tổng số đo của những góc nào? Vậy để cm = 90o ta phải cm được điều gì? GV: Hãy cm ?
b. ? Hãy cm CD = AC + BD?
c. GV: Vì sao tích AC.BD không đổi khi M di chuyển tròn (O) GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS và nhấn mạnh lại các kiến thức trong bài học |
HS đọc đề bài. HS nêu yêu cầu của bài, nêu cách vẽ hình HS vẽ hình vào vở,ghi GT, KL HS: . Do đó để cm được = 90o ta phải cm HS: Ta có: OC là tia phân giác của (t/c 2 tt cắt nhau) => + OD là tia phân giác của (t/c 2 tt cắt nhau) => Ta có:
HS lớp nhận xét, chữa bài HS: Ta có: (t/c 2 tt cắt nhau) => CM + DM = AC + BD Hay CD = AC + BD HS: Vì (cmt) => AC.BD = CM.DM + Trong Δ vuông COD ( = 90o) có: OM ⊥ CD => OM2 = CM.DM (h/thức về đ/cao) => AC.BD = OM2 = R2(O) (không đổi) HS lớp nhận xét, chữa bài |
2.Bài 30 (SGK – tr116)
Chứng minh : a. Ta có: OC là tia phân giác của (t/c 2 tt cắt nhau) => + OD là tia phân giác của (t/c 2 tt cắt nhau) => Ta có:
b. Ta có: (t/c 2 tt cắt nhau) => CM + DM = AC + BD Hay CD = AC + BD c. Vì (cmt) => AC.BD = CM.DM + Trong Δ vuông COD ( = 90o) có: OM ⊥ CD => OM2 = CM.DM (h/thức về đ/cao) => AC.BD = OM2 = R2(O) (không đổi) |
Hoạt động : Tìm tòi, mở rộng – 2p - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực, kĩ thuật KWL. - Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học. |
||
- Học thuộc tính chất , dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn - Làm bài tập 31; 32 (SGK), bài 54; 55; 56 (SBT). |