Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hình học 9 chương 2 bài 1: Luyện tập Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 9 Bài 1 : Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Củng cố được các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.
- Vận dụng thành thạo kiến thức giải các bài tập có liên quan.
2. Kỹ năng
- Vẽ được hình bằng compa, suy luận và chứng minh hình học.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
* Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.
- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
1.Ổn định :1 phút
2.Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài)
3.Bài mới :
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
A - Hoạt động khởi động (8 p) Chữa bài tập về nhà(8 phút) - Mục tiêu: HS chứng minh được tập hợp các điểm cách đều 1 điểm cho trước là 1 đường tròn có tâm là điểm cho trước đó. - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan, quan sát. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
||
1, Nêu định nghĩa đường tròn. vị trí tương đối của 1 điểm và đường tròn. 2, Một đường tròn được xác định khi biết mấy yếu tố? Chữa bài 1/99 sgk
Hỏi thêm: Bài 6/SGK Nhận xét cho điểm. |
1 học sinh lên bảng thực hiện. Lớp theo dõi nhận xét |
Bài 1/99-sgk: Có OA = OB = OC = OD(theo tính chất hình chữ nhật) => A, B, C, D ∈ (O,OA) AC = √122 + 52 = 13(cm) => R(O) = 6,5 (cm) HS : Hình 58 có tâm đối xứng và có trục đối xứng Hình 59 có trục đối xứng không có tâm đối xứng |
B - Hoạt dộng hình thành kiến thức – 33p - Mục tiêu: HS xác định được vị trí tương đối của 1 điểm với đường tròn, giải quyết được bài toán chứng minh 3 đểm cùng thuộc một đường tròn, bước đầu làm quen với bài toán dựng hình. - Phương pháp: Nêu vấn đề - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, quan sát, trực quan. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
||
GV đưa đề bài lên bảng phụ ? Nêu hướng chứng minh câu a (sử dụng tính chất đường trung tuyến trong Δ) ? BC là đường kính của Δ ABC suy ra điều gì? Gv treo bảng phụ ghi đề bài 7/SGK. ? Qua bài này cần phân biệt đường tròn, hình tròn Bài 8 / SGK Gv đưa đề bài lên bảng phụ và vẽ hình ? Đường tròn đi qua 2 điểm B và C có tâm O nằm trên đường nào ? Vậy tâm O được xác định như thế nào Bài 12/SBT Yêu cầu học sinh đọc đề ra. và phân tích bài toán. viết giả thiết kết luận và vẽ hình. ? Vì sao AD là đường kính của (O)? yêu cầu học sinh trả lời miệng câu a. ?Tính số đo góc ACD như thế nào? ? Cho BC = 24 cm; AC = 20cm. Tính đường cao AH, bán kính đường tròn (O) |
Hs đọc bài, vẽ hình hs thảo luận tại chỗ 1 hs lên bảng c/m Hs đứng tại chỗ trình bày câu b 1 hs lên bảng nối kết quả Một học sinh đọc to đề bài. Hs đọc đề bài Hs phân tích bài toán Hs nêu cách dựng, chứng minh Một học sinh đọc to đề bài. Học sinh trả lời miệng câu a. |
Bài tập 3 sgk. CM:
a, ΔABC vuông tại A; có AO là trung tuyến nên OA = OB = OC => A; B; C cũng thuộc đường tròn tâm O hay đường tròn ngoại tiếp tam giác có tâm là trung điểm cạnh BC b,Ngược lại, ΔABC nội tiếp (O; BC/ => OA = OB = OC => OA = BC
Tam giác ABC có trung tuyến bằng nửa cạnh huyền nên nó là tam giác vuông. Bài 7-sgk: Nối (1) với (4) Nối (2) với (6) Nối (3) với (5) Bài 8-sgk Cách dựng: - dựng đường trung trực của BC là đường thẳng d - Dùng {O} = d ∩ Ay ( O là tâm đường tròn đi qua 2 điểm B, C )
- Dựng (O; OB) Chứng minh: Theo cách dựng B; C ∈ (O) => OB = OC và O ∈ Ay => BC ∈ (O) Bài 12 sbt. a) Tam giác ABC cân tại A. AH là đường cao nên cũng là trung trực của BC hay AD là trung trực của BC. => Tâm O thuộc AD (Với O là giao điểm của 3 đường trung tuyến của tam giác) => AD là đường kính của (O). b) Tam giác ABC có trung tuyến CO thuộc cạnh AD bằng nửa AD. => Tam giác ADC vuông tại C => = 90o c) Ta có BH = HC = = 12 cm. AH= = 16 cm (Pitago) AC2 = AD.AH (hệ thức lượng) AD = = 25cm Bán kính của (O) là 12,5cm |
C - Hoạt động Tìm tòi mở rộng. (3p) - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực - Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học. |
||
+ Ôn lại kiến thức đã học +Xem lại các bài tập đã chữa +Làmcác bài tập:6;8;9;11;13 sbt. +Gv hướng dẫn hs cách sử dụng kiến thức đường tròn để vẽ hoa 4 cánh, vẽ lọ hoa |