Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hình học 9 chương 2 bài 3: Luyện tập Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 9 Bài 3: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Nhắc lại được các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây của một đường tròn.
- Vận dụng được các định lí để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
- Suy luận để chứng minh logic.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được các khái niệm ở tiết 23 để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn được kĩ năng trình bày bài toán chứng minh, chính xác trong suy luận. Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
* Đối với GV: Compa, thước thẳng, SGK, SBT, giáo án
* Đối với HS: Ôn tập các định lý về quan hệ dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Thước kẻ, com pa.
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm,
1. Ổn định :1 phút
2. Nội dung
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
A - Khởi động Kiểm tra bài cũ – 12p Mục tiêu: HS làm được bài toán về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ dây đến tâm PP: Vấn đáp, trực quan |
||
Nêu yêu cầu kiểm tra 1, Phát biểu định lý về mối liên hệ giữa dây và k/c từ tâm đến dây 2, Cho hình vẽ. Trong đó MN=PQ. CMR: a, AE = AF b, AN = AQ Gọi HS nhận xét Nhận xét và ghi điểm. |
Một HS lên bảng kiểm tra. HS cả lớp làm bài chú ý để nhận xét. HS nhận xét bài làm của bạn |
a) Nối OA MN = PQ => OE = OF (theo định lý liên hệ giữa dây và k/c đến tâm) => ΔOEA = ΔOFA ( c.h-c.gv) => AE = AF(cạnh tương ứng)(1) b) Có OE ⊥ MN, OM = ON nên tam giác OMN cân tại O, có OE là đường cao nên OE đồng thời là đường trung tuyến hay EN = Tương tự => FQ = Mà MN = PQ(gt) => NE = FQ(2) Từ (1) và (2) suy ra: AE - EN = AF - FQ => AN = AQ |
B - Hoạt động luyện tập – 30p *Mục tiêu: Hs được củng cố về quan hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây. *Nhiệm vụ: Chữa bài tập 14 (SGK) ; bài 33 (SBT) *Hình thức hoạt động: hđ cá nhân và hoạt động nhóm |
||
Chữa bài tập 14 (hoạt động cá nhân,cặp đôi) Hướng dẫn Kẻ OH ⊥ AB; OK ⊥ CD NV1: ? H; O; K có vị trí như thế nào NV2: ? Trong HOB ta đã biết độ dài cạnh nào? OH=? => OK=? KD=? NV3: ? Nếu cho biết độ dài hai dây có tính được k/c từ AB đến CD không? GV: Với trường hợp này ta xét hai vị trí: +, O nằm trong dải song song tạo bởi AB và CD thì HK=OH+OK +, O nằm ngoài dải song song tạo bởi AB và CD thì HK=OH-OK (Hoạt động nhóm) Gv treo bảng phụ ghi đề bài Gv gọi hs lên bảng Gv kiểm tra bài làm của lớp Gv chốt kiến thức |
HS đọc đề, vẽ hình, nêu GT. KL của bài toán HS: Biết HB; BO => OH nhờ định lý Pitago HS suy nghĩ và trả lời. SGK/161 HS vẽ hình nêu GT, KL HS trao đổi làm bài tập |
Bài 14-sgk
Kẻ OH ⊥ AB; OK ⊥ CD. Rõ ràng H; O; K thẳng hàng Ta có: OH2=OB2-HB2 =252 - 202 => OH=15 OH+OK=HK=22 => OK=7(cm) Ta có KD2 = OD2-OK2 =252 - 72 KD = 24 (cm) => CD = 2KD = 48 (cm)
Bài 33-sbt
Ta có: ΔMHK và ΔMOK là các tam giác vuông MH2 + OH2 = MK2 + OK2 (=OM2) Có AB > CD => OH < OK => OH2 < OK2 => MH2 > MK2 => MH > MK |
D - Hoạt động hướng dẫn về nhà – 1p - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực - Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học. |
||
+ Về nhà xem lại các bài tập đã chữa . + Làm tiếp các bài tập 29,30; 31 /130 SBT . Đọc trước bài Vị trí trương đối của đường thẳng và đường tròn. |