Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Diện tích đa giác (2022) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán 8 chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán hình lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 6: Diện tích đa giác
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS phát biểu được và nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản (hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang). Biết cách chia hợp lý các đa giác cần tìm diện tích thành các đa giác đơn giản có công thức tính diện tích
- HS hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi
2. Kỹ năng: HS biết cách vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích đa giác, thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích.
- HS có kỹ năng vẽ, đo hình
3. Phát triển năng lực: Kiên trì trong suy luận tính diện tích các đa giác đặc biệt và đa giác chưa có công thức tính diện tích.
4.Thái độ: - cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
- Tự giác, hợp tác tích cực
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, compa, thước thẳng, máy tính
2. Häc sinh: Thước compa, đo độ, ê ke.
C. phương pháp
- Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,...
D. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
? Nhắc lại tất cả các công thức tính diện tích các hình đã học.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (5’) |
||
- GV nêu câu hỏi |
- HS đứng tại chỗ, trả lời. |
- Phát biểu, viết công thức tính Shthoi ? |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
Cho các đa giác bất kì, hãy nêu pp có thể dùng để tính dtích các đa giác? (treo bảng phụ hình 148, 149) Hướng dẫn HS cách thực hiện chia đa giác thành các tam giác, tứ giác có thể tính được diện tích dễ dàng |
Vẽ các đa giác vào vở, suy nghĩ và trả lời: - Chia đa giác thành những ∆, hình thang… - Tính diện tích các tam giác, hình thang đó. - Vận dụng tính chất về diện tích đa giác ta có được diện tích cần tính. |
1. Cách tính diện tích của một đa giác bất kì:
- Chia đa thức thành những ∆, hthang… - Tính diện tích đa giác được đưa về tính dtích của những ∆, hthang … |
Thực hành (10’) |
||
- Nêu ví dụ, treo bảng phụ vẽ hình 150, cho HS thực hành theo nhóm. - Theo dõi các nhóm thực hiện - Cho đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - Yêu cầu các nhóm khác góp ý - Giáo viên nhận xét, kết luận. |
- Nhìn hình vẽ, thảo luận theo nhóm dể tìm cách tính diện tích đa giác ABCDEGHI. Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình: SAIH = ½ AH.IK = … SABGH = AB. AH = … SCDEG = ½ (DE+CG)DC = … = … SABCDEGHI = SAHI + SABGH + SCDEG = … - Các nhóm khác góp ý kiến. |
2. Ví dụ: Tính diện tích đa giác ABCDEGHI trên hình vẽ:
|
Hoạt động 3: Luyện tập (7’) |
||
- Cho HS làm bài tập 37 Sgk trang 130: Hãy thực phép đo (chính xác đến mm). Tính diện tích hình ABCDE (H.152 sgk)? (Cần đo những đoạn nào?) - GV thu và chấm bài làm một vài HS |
- Đọc đề bài (sgk) Làm việc cá nhân: Đo độ dài các đoạn thẳng (AC, BG, AH HK, KC, HE, KD) trong sgk Tính các diện tích: SABC = ½ AC.BG SAHE = ½ AH. HE SHKDE = ½ (HE+KD).HK SKDC = ½ KD.KC S = SABC+SAHE+SHKDE+SKDC |
Bài 37 trang 130 SGK
SABCDE ? |
Hoạt động 4: Vận dụng (7’) |
||
- Nêu bài tập 38 (sgk): Dữ kiện của bài toán được cho trên hình vẽ. Hãy tính diện tích con đường EBGF và diện tích phần còn lại? |
- Đọc đề bài, vẽ hình. - Nêu cách tính và làm vào vở, một HS làm ở bảng: Diện tích con đường: SEBGF = 50.120 = 6000 (m2) Diện tích đám đất: SABCD = 150.120 = 18000 (m2) Diện tích đất còn lại: 18000 – 6000 = 12000 (m2) |
Bài 38 trang 130 SGK
|
Hoạt động 5: Mở rộng (5’) |
||
|
4. Hướng dẫn học sinh tự học(1p)
- Học theo SGK, ôn tập tập các câu hỏi tr131 SGK.
- Làm bài tập trang 131, 132, 133- SGK
- Ôn tập lại công thức tính diện tích các hình.