Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh,
năng lượng vĩnh cửu).
- Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất,
nước, rừng.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
||
- GV nêu vấn đề: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên những loại tài nguyên thiên nhiên mà em biết? - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Bài 58 “Sử dụng hợp lí TNTN” |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác. - đặc điểm (phân loại, ví dụ, ý nghĩa) các mối quan hệ cùng loài, khác loài. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. |
||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập bảng 58.1 SGK trang 173. - GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng 58.1 1- b, c, g 2- a, e. i 3- d, h, k, l. - GV đặt câu hỏi hướng tới kết luận: |
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 58.1. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. (12p) Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên: |
? Nêu các dạng t/nguyên thiên nhiên và đặc điểm của mỗi dạng? Cho VD? - Yêu cầu HS thực hiện bài tập SGK trang 174. ? Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta? ? Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? - Gv nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của HS. |
- HS dựa vào thông tin và bảng 58.1 để trả lời, rút ra kết luận: - HS tự liên hệ và trả lời: + Than đá, dầu lửa, mỏ thiếc, sắt, vàng… + Rừng là tài nguyên tái sinh vì bảo vệ và khai thác hợp lí thì có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác. |
+ Tài nguyên tái sinh: có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lý VD: Tài nguyên đất, rừng, sinh vật... + Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD: Tài nguyên khoáng sản,... + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. VD: Năng lượng mặt trời, gió, nước... |
- GV giới thiệu 2 vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên + Cần tận dụng triệt để năng lượng vĩnh cửu để thay thế dần năng lượng đang bị cạn kiệt dần và hạn chế ô nhiễm môi trường. + Đối với tài nguyên không tái sinh, cần có kế hoạch khai thác thật hợp lí và sử dụng tiết kiệm. + Đối với tài nguyên tái sinh: đất, nước, rừng phải sử dụng bên cạnh phục hồi. - GV giới thiệu về thành phần của đất: chất khoáng, nước, không khí, sinh vật. -Yêu cầu HS: ? Nêu vài trò của đất? ? Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất? - GV cho HS làm bảng 58.2 và bài tập mục 1 trang 174. ? Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên đất? ? Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người và sinh vật? |
- HS tiếp thu kiến thức. - Mục 1. + HS nghiên cứu thông tin mục 1 và trả lời: + Tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm đất. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. + Đánh dấu vào bảng kẻ sẵn trong vở bài tập. |
II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên (17p) 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất -Đặc điểm:Đất là nơi ở,nơi sx lương thực,thực phẩm nuôi sống con người và sinh vật - Cách sử dụng hợp lí: chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn,cải tạo đất,bón phân hợp lý |
- HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận. Cho HS quan sát H 58.2 ? Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước? Cho HS làm bài tập điền bảng 58.3, nêu nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục. ? Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì? ? Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên như thế nào? ? Sử dụng tài nguyên nước như thế nào là hợp lí? ? Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí? |
+ Nước chảy chậm vì va vào gốc cây và lớp thảm mục chống xói mòn đất nhất là ở những sườn dốc. - HS dựa vào vốn hiểu biết để hiểu được : Nước là thành phần cơ bản của chất sống, chiếm 90% lượng cơ thể sinh vật, con người cần nước sinh hoạt (25o lít/ 1 người/ 1 ngày) nước cho hoạt động c/nghịêp, nông nghiệp... + Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt. + Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng, hạn hán, không đủ nước cho gia súc. + Trồng rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm. - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. - HS hiểu được : |
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: - Nước là một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất. - Cách sử dụng hợp lí: khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, ao, biển.. tiết kiệm nguồn nước. 3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: - Vai trò của rừng : +Rừng là nguồn cung cấp lâm sản,gỗ,thuốc +Rừng điều hòa khí hậu - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: khai thác hợp lí kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. |
- GV nhận xét, chốt kiến thức. |
+ Bản thân hiểu gía trị của tài nguyên thiên nhiên +Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây, rừng. + Tuyên truyền cho bạn bè và người xung quanh để cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên |
HOẠT ĐỘNG 34: Hoạt động luyện tập,vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
|
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 1/ Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? (MĐ2) 2/ Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí? (MĐ3) |
3/ Tác dụng của rừng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? (MĐ1) 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. Đáp án. 1/ Nội dung mục I 2/ + Bản thân hiểu gía trị của tài nguyên thiên nhiên +Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây, rừng. + Tuyên truyền cho bạn bè và người xung quanh để cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên 3/ Trồng rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm |
Vẽ sơ đồ tư duy |
4. Dặn dò (1p):
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Tìm hiểu sưu tầm về khu bảo tồn thiên nhiên, công việc khôi phục rừng.