Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG 4: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
- HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
2. Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
+ Kỹ năng khái quát hoá kiến thức
3. Thái độ
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp
lý
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
- Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh hình 58.2 SGK trang 175
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Em hãy kể các dạng tài nguyên thiên nhiên mà em biết:
- Than đá, quặng, dầu mỏ ...
- Theo em tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu:Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
MĐCĐ: HS biết được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
B1: GV nhận xét chung và đưa ra đáp án chuẩn B2:GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Nêu tên các đạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta? + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu như nắng, gió, thuỷ triều ... |
- Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét, bổ sung - Bằng kiến thức thực tế, HS trình bày được: + Dầu mỏ, than đá, quặng sắt ... + Rừng là dạng tài nguyên tái sinh |
Nội dung như bảng 58.1. - Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: + Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. + Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi |
Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
MĐCĐ: HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 58.2 B2: GV nhận xét chung và đưa ra kiến thức chuẩn - Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc. Những nơi có TV bao phủ và làm ruộng bậc thang, lại góp phần chống xói mòn đất? B3:GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin kết |
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bảng 58.2 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS hoàn thiện kiến thức - Đại diện học sinh trình bày. Lớp nhận xét bổ sung - Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 58.3 - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung. |
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hoá. 2. Sử dụng hợp lí tàinguyên nước. - Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất. - Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là không làm ô |
hợp quan sát tranh H58.2 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Hoàn thành bảng 58.3 GV nhận xét chung. + Nếu thiếu nước sẽ có những tác hại gì? + Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. + Trồng rừng có tác dụng trong việc sử dụng tài nguyên đất không?vì sao? B4:GV yêu cầu học sinh đọc thông tin 3 SGK. Trả lời câu hỏi. - Rừng có vai trò gì đối với các sinh vật khác và con người? - Nêu hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng. |
- HS hoàn thành bảng 58.3 vào vở. - Sinh vật trên trái đất sẽ không tồn tại được - ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Có. Rừng giữ nước - HS đọc và nghiên cứu thông tin mục 3 SGK trả lời. - Rừng là nơi sống của động vật, thực vật. Rừng giữ nước, cung cấp nguyên liệu cho con người, trong sạch môi trường. - Rừng U Minh, rừng Cúc Phương - Không phá rừng, tuyên truyền cho mọi người về vai trò của rừng và tác hại nếu như rừng bị chặt phá. HS đọc kết luận cuối bài |
nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. 3. Sử dụng hợp lí tàinguyên rừng. - Rừng là ngôi nhà chung cho các loài động vật và vi sinh vật, Góp phần quan trọng trong việc cân bằng sinh thái của trái đất. - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là kết quả giữa khai thác có mức độ và bảo vệ, trồng rừng, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia. |
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Kết luận chung.
4.Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
- Em hãy kể tên một số khu rừng của nước ta hiện nay đang được bảo vệ tốt. -
Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ các khu rừng đó?
5.Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời và làm bài tập các câu hỏi trong SGK
- Kẻ bảng 59 vào phiếu học tập và vào vở
- Đọc trước bài 59 SGK
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
…………
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN TRƯỜNG THCS THANH LẠ C |
CHỦ ĐỀ DẠ Y HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠ O |
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
-Thiết kế và thực hiện được thí nghiệm xử lí ô nhiễm tài nguyên nước bằng thực
vật thủy sinh.
-Xây dựng được sản phẩm tuyên truyền về một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN
- 2 tuần, bắt đầu sau khi học song chương IV. Đến kết thúc chương.
III. THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ
- SGK Sinh 9
- Giấy A4, bút viết.
- Máy tính có kết nối internet, ….
- Thùng xốp bọc nilon chứa được nước.
IV. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
- Làm việc theo nhóm từ 3-6 người.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM KIẾM THÔNG TIN
- Từ SGK:
- Các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
- Các biện pháp khôi phục môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường.
- Thông tin từ các nguồn khác.
- Sử dụng tài liệu thư viện.
- Interet.
HOẠT ĐỘNG 2: XỬ LÍ THÔNG TIN
- Thể hiện thông tin thu thập được dưới dạng sơ đồ tư duy .
HOẠT ĐỘNG 3: THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô
NHIỄM NƯỚC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG THỰC VẬT THỦY SINH TẠI ĐỊA
PHƯƠNG.
Bước 1: Lựa chọn đối tượng thực vật.
Bước 2: Lập đề cương cho giải pháp bao gồm các nội dung.
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện giải pháp (7-10 ngày).
Bước 4: Thực hiện giải pháp.
Bước 5: Cả nhóm thảo luận về sự thay đổi màu nước, mùi nước và hàm lượng các
chất gây ô nhiễm trước và sau thí nghiệm.
Bước 6: Cả nhóm họp và đề xuất áp dụng rộng rãi phương pháp này ở các môi
trường nước khác nhau cũng bị ô nhiễm và sử dụng loài thực vật thủy sinh khác.
HOẠT ĐỘNG 4: XÂY DỰNG BÁO CÁO SẢN PHẨM
Bước 1: Viết báo cáo kết quả thực hiện giải pháp theo đề cương.
Thông số | Trước thí nghiệm | Sau thí nghiệm |
Nitrat | ||
Photphat | ||
NH4NH3 | ||
đỘ pH | ||
COND | ||
TURB | ||
Nhiệt độ |
Bước 2: Cả nhóm thống nhất lựa chọn một trong các loại hình trên để báo cáo.
HOẠT ĐỘNG 5: THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bước 1: Phân công nhóm trình bày, giới thiệu sản phẩm.
Bước 2: Đại diện mỗi nhóm mời thầy, cô để chia sẻ.
V. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
- Về sản phẩm: Sơ đồ tư duy phải thể hiện rõ thông tin..
- Về hoạt động: Báo cáo ngắn gọn, đầy đủ, có sự phân công rõ ràng..
VI. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG
Họ và tên thành viên |
Mức độ đóng góp |
-Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nd bằng cách khoanh tròn vào các mức độ
A,B,C,D.
Nội dung |
Tinh thần làm việc nhóm |
Hiệu quả làm việc nhóm | Trao đổi thảo luận trong nhóm |
|||||||||
Mức độ |
A | B | C | D | A | B | C | D | A | B | C | D |