Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555

Tải xuống 8 1.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                      Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
:
1. Kiến thức
:
- Hiểu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt
động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (3p): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của các nhóm, thu báo cáo
thực hành bài trước
3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)

 

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
- GV nêu thông tin: GV giới thiệu khái quát về chương III: “Con người, dân số và môi
trường”
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài: cạnh tranh,
hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.
- đặc điểm (phân loại, ví dụ, ý nghĩa) các mối quan hệ cùng loài, khác loài.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
GV cho HS nghiên cứu
thông tin SGK và trả lời
câu hỏi:
? Thời kì nguyên thuỷ,
con người đã tác động
tới môi trường tự nhiên
như thế nào?
? Xã hội nông nghiệp đã
ảnh hưởng đến môi
trường như thế nào?
- HS nghiên cứu thông
tin mục I SGK, thảo luận
và trả lời.
- 1 HS trả lời, các HS
khác nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
I. Tác động của con người (14p).
* Thời kỳ nguyên thuỷ: đốt rừng,
đào hố săn bắt thú dữ giảm diện
tích đất rừng.
-Hậu quả:
+Hầu như không ảnh hưởng.
+Cháy rừng làm giảm số lượng
loài..
* Xã hội nông nghiệp:
- Trồng trọt chăn nuôi
- Phá rừng làm khu dân cư, sản
xuất thay đổi đất và tầng nước mặt.

 

? Xã hội công nghiệp đã
ảnh hưởng đến môi
trường như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
-Hậu quả: Nhiều vùng đất bị khô
cằn và suy giảm độ màu mỡ.
* Xã hội công nghiệp:
-Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây
dựng nhiều khu công nghiệp đất
càng thu hẹp
- Rác thải rất lớn.
- Hậu quả: Suy giảm HST rừng và
tài nguyên sinh vật gây mất cân
bằng sinh thái.
- GV nêu câu hỏi:
? Những hoạt động nào
của con người phá huỷ
môi trường tự nhiên?
? Hậu quả từ những hoạt
động của con người là gì?
? Ngoài những hoạt động
của con người trong bảng
53.1, hãy cho biết còn
hoạt động nào của con
người gây suy thoái môi
trường?
? Trình bày hậu quả của
việc chặt phá rừng bừa
bãi và gây cháy rừng?
- HS nghiên cứu bảng 53.1
và trả lời câu hỏi.
- HS ghi kết quả bảng 53.1 và
hiểu được :
1- a (ở mức độ thấp)
2- a, h
3- a, b, c, d, g, e, h
4- a, b, c, d, g, h
5- a, b, c, d, g, h
6- a, b, c, d, g, h
7- Tất cả
- HS kể thêm như: xây dựng
nhà máy lớn, chất thải công
nghiệp nhiều.
- HS thảo luận nhóm, bổ
sung và hiểu được :
Chặt phá rừng, cháy rừng
gây xói mòn đất, lũ quét,
II. Tác động của con người
làm suy thoái tự nhiên
(11p)
- Tác động của con người
làm suy thoái tự nhiên. Nhiều
hoạt động của con người đã
gây hậu quả rất xấu:
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Xói mòn đất gây lũ diện
rộng, hạn hán kéo dài, ảnh
hưởng mạch nước ngầm
+ Nhiều loài sinh vật bị
mất, đặc biệt nhiều loài động
vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng.

 

- GV cho HS liên hệ tới
tác hại của việc chặt phá
rừng và đốt rừng trong
những năm gần đây.
nước ngầm giảm, khí hậu
thay đổi, mất nơi ở của các
loài sinh vật
giảm đa dạng
sinh học
gây mất cân băng
sinh thái.
- HS kể: lũ quét, lở đất, sạt lở
bờ sông Hồng...
- GV đặt câu hỏi:
? Con người đã làm gì để
bảo vệ và cải tạo môi
trường ?
- GV liên hệ thành tựu của con
người đã đạt được trong việc
bảo vệ và cải tạo môi trường.
- HS nghiên cứu thông tin
SGK và trình bày biện
pháp.
- HS kể được:
- Phủ xanh đồi trọc,…
- Xây dựng khu bảo tồn
- Xây dựng nhà máy thuỷ
điện
III. Vai trò của con người
trong việc bảo vệ và cải
tạo môi trường tự nhiên
(10p)
- Hạn chế sự gia tăng dân
số
- Sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên
- Pháp lệnh bảo vệ sinh vật
- Phục hồi trồng rừng
- Xử lý rác thải
- Lai tạo giống có năng
suất và phẩm chất tốt.
HOẠT ĐỘNG3: Hoạt động luyện tập, (8’)
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh
hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

 

Câu 1: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là
A. Hái quả, săn bắt thú.
B. Bắt cá, hái quả.
C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng.
D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.
Đáp án: D
Câu 2: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là
A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu.
B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn.
Đáp án: A
Câu 3: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do
A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng
B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn .
C. Con người dùng lửa sưởi ấm .
D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt .
Đáp án: D.
Câu 4: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã
A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc.
C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt.
Đáp án: C
Câu 5: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả
A. Mất cân bằng sinh thái.
B. Mất nhiều loài sinh vật.
C. Mất nơi ở của sinh vật.
D. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật
Đáp án: D

 

Câu 6: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là
A. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt
B. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi
C. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi
D. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng
trọt
Đáp án: D
Câu 7: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước
tầng mặt nên
A. Đất bị khô cằn B. Đất giảm độ màu mỡ
C. Xói mòn đất D. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
Đáp án: D.
Câu 8: Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng
rừng bị chuyển đổi thành
A. Khu dân cư B. Khu sản xuất nông nghiệp
C. Khu chăn thả vật nuôi. D. Khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp .
Đáp án: D.
Câu 9: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên
A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên
B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, săn bắt động vật hoang dã
C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi
D. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên
Đáp án: D.
Câu 10: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên
A. Mất cân bằng sinh thái
B. Làm suy giảm hệ sinh thái rừng
C. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật
D. Làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật
Đáp án: A
Câu 11: Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do

 

A. Nền nông nghiệp cơ giới hoá. B. Công nghiệp khai khoáng phát triển
C. Chế tạo ra máy hơi nước D. Nền hoá chất phát triển
Đáp án: A.
Câu 12: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá
mức là
A. Động vật mất nơi cư trú
B. Môi trường bị ô nhiễm
C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái
D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng
Đáp án: C.
HOẠT ĐỘNG4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
1/ Xã hội công nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? (MĐ1)
2/ Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người?
(MĐ2)
4/ Trình bày những hoạt động của con người để bảo vệ môi trường? (MĐ1)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án
1/ Nội dung mục I

 

2/ Nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người là: Săn bắn
động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản,
phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh.
4/ Nội dung mục III.
Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên ở địa phương mà em
biết; tác hại của những việc làm đó? (MĐ3)
-HS liên ở địa phương hiểu được : vứt rác bừa bãi, phun thuốc bảo vệ thực vật,...

 

4. Dặn dò (1p):
- Học bài, làm bài số 2 sgk/160
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.Giờ sau học bài 54.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường mới nhất - CV5555 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống